Theo đó, chốt phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 6,89 điểm (tương đương 0,57%), đóng cửa ở mức 1.194,05. Toàn sàn có 193 mã tăng, 251 mã giảm và 61 mã đứng giá.
Thanh khoản HSX ở mức hơn 680 triệu cổ phiếu (tăng 8%), giá trị hơn 17.200 tỷ đồng (tăng 12%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (193 mã tăng/ 251 mã giảm).
Rổ VN30 có 7 mã tăng, 3 mã đi ngang và 20 mã chìm vào sắc đỏ. Trong ngày giao dịch chứng kiến nhiều mã ngân hàng suy giảm như CTG của VietinBank giảm 0,1%, HDB của HDBank giảm 1,3%, STB của Sacombank giảm 0,5%, TPB của TienphongBank giảm 0,3%, VCB của Vietcombank giảm 3,4%...
Cùng xu hướng giảm là các mã thuộc khối bất động sản như NVL của Novaland, TCH của Tài chính Hoàng Huy, VHM của Vinhomes, VRE của Vincom Retail.
Trong khi VN-Index giảm thì HNX-Index tăng 0,22 điểm (tương ứng 0,08%) lên 277,7 điểm. Toàn sàn có 101 mã tăng, 104 mã giảm và 70 mã đứng giá.
UPCoM-Index giảm 0,21 điểm (tức 0,26%) xuống 81,48 điểm.
Theo nhận định của nhóm chuyên gia thuộc Chứng khoán ASEANSC về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ nhỏ với giá đóng cửa nằm trên các đường trung bình động ngắn hạn 3 ngày (MA3), 5 ngày (MA5), và 10 ngày (MA10), là tín hiệu khá tích cực, cho thấy bên mua đang tạm thời chiếm ưu thế.
Do đó, ASEANSC nghiêng về kịch bản tích cực là VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1.195 – 1.200 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.205 – 1.210 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1.185 – 1.190 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.175 – 1.180 điểm.
Bình luận