Theo các bác sĩ tai mũi họng, ráy tai có chức năng của nó, vì vậy nếu không cần thiết thì đừng đụng tới.
Nhiều người ngoáy tai thường xuyên vì cho rằng chúng bẩn và làm giảm khả năng nghe. Thực chất ráy tai lại có tác dụng như một lớp màng chắn có tác dụng phòng ngừa nguy cơ tấn công của côn trùng, nước, bụi bẩn, vi khuẩn... gây nên những rắc rối cho tai.
Ráy tai có ba dạng: khô, cứng và ướt. Ráy tai là một tác nhân có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ.
Vì thế nếu bạn khỏe mạnh, không mắc bệnh gì về tai thì không nên lấy ráy tai thường xuyên. Những trường hợp bị hẹp ống tai, tai bị bẩn, viêm nhiễm, tuyến ráy tai bài tiết quá mạnh, cấu tạo ống tai ngoài quá hẹp, ráy tai tích lại quá nhiều thì nên lấy.
Tuy nhiên, bạn phải biết cách, không được dùng tăm bông, vật nhọn để lấy bởi vô tình bạn đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây tổn thương ống tai... và tuyệt đối không nên dùng chung dụng cụ lấy ráy tai với người khác. Tốt nhất hãy tới bác sĩ chuyên khoa để lấy ráy tai khi cần thiết.
Nguồn: Pháp luật TP.HCM
Ráy tai có ba dạng: khô, cứng và ướt. Ráy tai là một tác nhân có khả năng tự làm sạch với đặc tính kháng khuẩn, bôi trơn và bảo vệ.
Vì thế nếu bạn khỏe mạnh, không mắc bệnh gì về tai thì không nên lấy ráy tai thường xuyên. Những trường hợp bị hẹp ống tai, tai bị bẩn, viêm nhiễm, tuyến ráy tai bài tiết quá mạnh, cấu tạo ống tai ngoài quá hẹp, ráy tai tích lại quá nhiều thì nên lấy.
Tuy nhiên, bạn phải biết cách, không được dùng tăm bông, vật nhọn để lấy bởi vô tình bạn đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây tổn thương ống tai... và tuyệt đối không nên dùng chung dụng cụ lấy ráy tai với người khác. Tốt nhất hãy tới bác sĩ chuyên khoa để lấy ráy tai khi cần thiết.
Nguồn: Pháp luật TP.HCM
Bình luận