Vượt qua chặng đường khó nhọc, chắc chắn những người ít công tác miền núi khó tưởng tượng ra được, phóng viên Thái Anh (quê gốc Hà Nội) chốc chốc lại xuýt xoa: “Em không thể tưởng tượng được đường đi lại khó khăn đến thế”.
Tận mắt
Ngồi sau xe, anh Nguyễn Trọng Hải, Giám đốc bưu điện Mường Nhé, bưu tá kỳ cựu, tôi có điều kiện đến điểm trường Sam Lang 2 đầu tiên. Điểm trường là hai túp lều tạm bợ đứng cạnh nhau, hàng rào đơn giản.
Túp lều bên phải được ngăn đôi, một bên lớp học ghép của các em, một bên phòng của thầy giáo, còn bên trái là điểm trường mầm non cũng chia làm đôi. Một bên lớp học cho trẻ mầm non không tường, vách mà được làm bằng cây nứa đập dập xếp vào nhau, cho đỡ trống. Bức tường nứa đó cũng chỉ cao quá thắt lưng người lớn. Mái nhà được lợp bằng lá cọ nhưng có lẽ vẫn dột nên được căng bạt phía trên.
Nếu không hỏi khó nhận ra đây là điểm trường có cả mầm non và tiểu học của khu vực có 88 hộ dân. Chúng tôi đặt chân xuống Sam Lang, vừa hỏi cô giáo Minh, trong túp lều thấp, cô giáo Minh bước ra. Chân đi đất. Cô giáo ngượng ngùng thanh minh: “Mấy hôm trước trời mưa, em đi vận động học sinh đi học, em bỏ lại dép ở dưới bản”.
6 tháng cắm bản, chui túi nilon qua suối... 15 lần
Cô giáo Tòng Thị Minh (sinh năm 1991) người dân tộc Thái, sinh ra lớn lên ở Điện Biên. Gia cảnh khó khăn, lại là chị cả của 2 em, từ nhỏ Minh đã phải phụ mẹ nuôi các em.
Lẽ ra Minh sẽ bỏ học từ năm lớp 9 và sẽ lấy chồng như bao bạn bè xung quanh. Nhưng cô chia sẻ: “Em bướng, em nghĩ không có chữ, không có học thì đời mình vẫn chỉ có thế. Em cương quyết nộp đơn đi học”.
Ngày Minh đỗ vào cao đẳng Sư phạm Điện Biên ngành mầm non, mẹ Minh đã khóc rất nhiều vì sợ không thể lo được cho con tiền ăn học.... Nghĩ lại cảnh trước đây của mình, cô rơm rớm nước mắt
Khi được hỏi về đoạn clip, khuôn mặt cô sáng hẳn lên. Cô giáo kể: “Hôm đó là buổi đầu tiên em đến nhận trường. Trước đó, ngày ra trường, em dạy ở Nà Bủng, tháng 9/2013, vừa rồi em được phân công về Sam Lang”.
Hôm đó, cô giáo Minh đã đi bộ từ Nà Hỳ vào trường. Trời mưa, nước suối Nậm Pồ dâng cao, cầu bị cuốn trôi. Cô giáo Minh không biết phải qua suối bằng cách nào. Đúng lúc đó, có 2 anh thanh niên bản hỏi: “Cô giáo đã có túi nilon chưa”. Cô giáo Minh ngơ ngác hỏi lại: “Túi nilon để làm gì ạ”. Người thanh niên bản trả lời: “Để đựng cô giáo vào đó, tôi kéo qua suối”.
Cô Minh tâm sự, cũng rất lạ, cũng sợ hãi nhưng không còn cách nào khác, cô đành làm theo. Ngồi trong túi nilon cô sợ quá nhắm chặt 2 mắt. Thấy mình chao đảo, cảm giác khó thở. Đến khi mọi người hô: “Đến nơi rồi” cô mới dám mở mắt.
Thấy lạ và để ghi lại những ngày đầu lập nghiệp của mình, cô Minh đã dùng điện thoại quay lại. Nó bắt nguồn từ mong muốn “giữ làm kỷ niệm”.
Minh kể, nhà báo cũng đã một lần xin cô đoạn video này nhưng không biết vì lý do gì cô đã không cho. Đến đầu tháng 3, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ thực hiện chương trình Tháng 3 biên giới và tình cờ cô đã được cả nước biết đến nhờ clip này.
Khi chúng tôi hỏi, sau lần đó, cô giáo có qua suối bằng túi nilon nữa không? Cô Minh cười: “Em đi 15 lần rồi anh ơi”. Cô chia sẻ: “Lần thứ nhất, thứ 2 còn sợ, nhưng giờ em thấy nó cũng bình thường”. Để giải thích lý do, cô Minh cho biết, mỗi tuần phải vào trung tâm xã Nà Hỳ (Nậm Pồ, Điện Biên) một lần để báo cáo và họp nên vẫn phải đi lại qua con suối đó.
Trong lán lúp xúp tạm bợ của thầy giáo dạy tiểu học Bùi Văn Trinh (người chứng kiến cô Minh chui túi nilon qua suối), có 2 anh lính biên phòng và một số giáo viên cắm bản đang ngồi nói chuyện vui vẻ.
Chúng tôi hỏi: “Các anh có phải khênh xe máy qua suối như clip của cô Minh không?”. Các anh đồng thanh trả lời: “Có chứ”. Một anh lính biên phòng (không muốn nếu tên) chia sẻ: “Chính tôi bị hỏng một xe vì khênh qua suối đấy”.
Họ còn giải thích cho tôi khi 4 người cùng khênh xe máy nặng hơn nên chân có thể chạm xuống cát, đá để đẩy xe đi. Họ cũng khẳng định, vạn bất đắc dĩ phải đi như vậy, chứ không còn cách nào khác.
Theo Infonet
Tận mắt
Ngồi sau xe, anh Nguyễn Trọng Hải, Giám đốc bưu điện Mường Nhé, bưu tá kỳ cựu, tôi có điều kiện đến điểm trường Sam Lang 2 đầu tiên. Điểm trường là hai túp lều tạm bợ đứng cạnh nhau, hàng rào đơn giản.
Cổng điểm trường Sam Lang 2 (Ảnh Thái Anh) |
Nếu không hỏi khó nhận ra đây là điểm trường có cả mầm non và tiểu học của khu vực có 88 hộ dân. Chúng tôi đặt chân xuống Sam Lang, vừa hỏi cô giáo Minh, trong túp lều thấp, cô giáo Minh bước ra. Chân đi đất. Cô giáo ngượng ngùng thanh minh: “Mấy hôm trước trời mưa, em đi vận động học sinh đi học, em bỏ lại dép ở dưới bản”.
Lớp mẫu giáo và phòng ở của cô giáo Tòng Thị Minh (Ảnh: Hồng Chuyên). |
Cô giáo Tòng Thị Minh (sinh năm 1991) người dân tộc Thái, sinh ra lớn lên ở Điện Biên. Gia cảnh khó khăn, lại là chị cả của 2 em, từ nhỏ Minh đã phải phụ mẹ nuôi các em.
Lẽ ra Minh sẽ bỏ học từ năm lớp 9 và sẽ lấy chồng như bao bạn bè xung quanh. Nhưng cô chia sẻ: “Em bướng, em nghĩ không có chữ, không có học thì đời mình vẫn chỉ có thế. Em cương quyết nộp đơn đi học”.
Ngày Minh đỗ vào cao đẳng Sư phạm Điện Biên ngành mầm non, mẹ Minh đã khóc rất nhiều vì sợ không thể lo được cho con tiền ăn học.... Nghĩ lại cảnh trước đây của mình, cô rơm rớm nước mắt
Cô giáo Tòng Thị Minh trong phòng học mầm non (Ảnh Thái Anh). |
Hôm đó, cô giáo Minh đã đi bộ từ Nà Hỳ vào trường. Trời mưa, nước suối Nậm Pồ dâng cao, cầu bị cuốn trôi. Cô giáo Minh không biết phải qua suối bằng cách nào. Đúng lúc đó, có 2 anh thanh niên bản hỏi: “Cô giáo đã có túi nilon chưa”. Cô giáo Minh ngơ ngác hỏi lại: “Túi nilon để làm gì ạ”. Người thanh niên bản trả lời: “Để đựng cô giáo vào đó, tôi kéo qua suối”.
Cô Minh tâm sự, cũng rất lạ, cũng sợ hãi nhưng không còn cách nào khác, cô đành làm theo. Ngồi trong túi nilon cô sợ quá nhắm chặt 2 mắt. Thấy mình chao đảo, cảm giác khó thở. Đến khi mọi người hô: “Đến nơi rồi” cô mới dám mở mắt.
Thấy lạ và để ghi lại những ngày đầu lập nghiệp của mình, cô Minh đã dùng điện thoại quay lại. Nó bắt nguồn từ mong muốn “giữ làm kỷ niệm”.
Minh kể, nhà báo cũng đã một lần xin cô đoạn video này nhưng không biết vì lý do gì cô đã không cho. Đến đầu tháng 3, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ thực hiện chương trình Tháng 3 biên giới và tình cờ cô đã được cả nước biết đến nhờ clip này.
Khi chúng tôi hỏi, sau lần đó, cô giáo có qua suối bằng túi nilon nữa không? Cô Minh cười: “Em đi 15 lần rồi anh ơi”. Cô chia sẻ: “Lần thứ nhất, thứ 2 còn sợ, nhưng giờ em thấy nó cũng bình thường”. Để giải thích lý do, cô Minh cho biết, mỗi tuần phải vào trung tâm xã Nà Hỳ (Nậm Pồ, Điện Biên) một lần để báo cáo và họp nên vẫn phải đi lại qua con suối đó.
Cô giáo Tòng Thị Minh giơ cho phóng viên xem điện thoại và video clip qua suối bằng túi nilon (Ảnh Thái Anh) |
Chúng tôi hỏi: “Các anh có phải khênh xe máy qua suối như clip của cô Minh không?”. Các anh đồng thanh trả lời: “Có chứ”. Một anh lính biên phòng (không muốn nếu tên) chia sẻ: “Chính tôi bị hỏng một xe vì khênh qua suối đấy”.
Họ còn giải thích cho tôi khi 4 người cùng khênh xe máy nặng hơn nên chân có thể chạm xuống cát, đá để đẩy xe đi. Họ cũng khẳng định, vạn bất đắc dĩ phải đi như vậy, chứ không còn cách nào khác.
Theo Infonet
Bình luận