• Zalo

Cỗ cưới không quá 50 mâm...

Thể thaoChủ Nhật, 30/09/2012 07:32:00 +07:00Google News

Thành ủy Hà Nội vừa đưa một quy định khá lạ vào dự thảo quanh Chỉ thị về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố.


Thành ủy Hà Nội vừa đưa một quy định khá lạ vào dự thảo quanh Chỉ thị về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố.

Lạ là ở chỗ chuyện mâm cỗ cưới xin, tưởng chừng là chuyện riêng của mỗi gia đình thì nay có thể bị… giám sát. Quy định ấy là: cán bộ, đảng viên tổ chức tiệc cưới không được quá 300 người, tương đương 50 mâm cỗ; 2 nhà trai gái tổ chức tiệc chung thì không mời quá 600 người; không tổ chức cưới ở khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp.

Tất nhiên có quy định thì sẽ có chế tài và ngay lập tức nhiều người hình dung ra cảnh những đám cưới có “thanh tra cỗ cưới” đứng đấy và… đếm xem lượng người có đúng quy định hay không.

 

Đám cưới thời nay, không ít nhà biến nó thành một… cơ hội kinh doanh, hoặc nhà có của thì cố gắng tổ chức ở nơi sang trọng để thể hiện “đẳng cấp”, muốn mát mặt với thiên hạ, oai với… thông gia. Bởi vậy ý kiến đưa ra đã có tranh luận.

Đành rằng mục đích là mong muốn thực hiện việc cưới trang trọng, tiết kiệm phù hợp với đời sống xã hội nhưng nhiều người lại cho rằng điều này cần đưa vào vận động, tự giác chứ không nên đưa vào quy định và chế tài. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh và trang trọng, tiết kiệm nhất vẫn là những đám cưới thật sự phù hợp với khả năng của gia đình.

Quy định “hạn chế cỗ cưới” của Thành ủy Hà Nội nếu so với bóng đá thì còn phải chạy dài.

Một năm trước, khi VPF được thành lập, các ông bầu đưa ra quy định là cấm các đội bóng thưởng quá 500 triệu đối với mỗi chiến thắng của CLB ấy. Điều này được đưa ra khi tiền thưởng theo trận có nguy cơ tăng rất cao, có trận các ông bầu hứng chí rút tiền thưởng mỗi trận thắng 1 tỷ, thậm chí 2-3 tỷ.

Cầu thủ nhập tịch và ngoại binh xuất hiện ngày càng nhiều ở bóng đá Việt Nam

Quy định như vậy nhưng lại không được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đưa vào Điều lệ hay văn bản chính thức nên không thể đưa ra chế tài. Mặt khác ngay cả khi có chế tài thì các ông bầu cũng đủ “mưu” để lách luật thưởng cho cầu thủ.

Bây giờ khi tài chính của các CLB lâm vào khó khăn, nhiều CLB không có đủ khả năng mua cầu thủ ngoại thì có thể VFF sẽ đưa ra một quy định mới về hạn chế cầu thủ ngoại thi đấu ở V.League. Trước đây những ý kiến đưa ra hạn chế cầu thủ ngoại là do vấn đề chuyên môn, muốn cầu thủ trẻ được thi đấu nhiều hơn, giờ đây chủ yếu là vấn đề tài chính.

Cái sự “cấm” số lượng cầu thủ ngoại ở V.League dự kiến đưa ra có thể coi là quá trình “đi lùi” của chuyên nghiệp hóa. Sự phát triển của bóng đá chuyên nghiệp còn mang đến một nhu cầu: người hâm mộ mong muốn được chứng kiến tận mắt các ngôi sao, thậm chí siêu sao của thế giới về thi đấu. Bóng đá Nga và bóng đá Trung Quốc dưới sự hậu thuẫn của những tỷ phú đang phải đi tắt đón đầu bằng những hợp đồng khủng với những ngôi sao hàng đầu thế giới.

Luật công bằng tài chính trong bóng đá chuyên nghiệp mà nhiều quốc gia đang sử dụng không chỉ đưa ra mức trần trong việc mua bán cầu thủ mà còn đưa ra mức sàn - tức là các CLB nào không đủ điều kiện tài chính tham dự cuộc chơi chung thì sẽ bị loại.

Hãy để các CLB điều tiết và tự chọn những điều mình cần làm hơn là biến bóng đá chuyên nghiệp trở thành tấm chăn hẹp: kéo chỗ này thì hở chỗ kia.


Song An (Thể thao 24h)

Bình luận
vtcnews.vn