(VTC News) - Sau khi báo chí rùm beng hiện tượng phát cháy của cháu T., ông kết luận luôn cháu là… “thiền sư lỗi lạc”. Ông không làm thực nghiệm khoa học, mà đưa các nhà ngoại cảm vào nghiên cứu! Thế thì còn cần gì chức danh nhà khoa học của ông nữa.
Theo nhà nghiên cứu H., trên thế giới đã từng rùm beng nhiều chuyện về năng lực gây cháy của con người. Có nhiều hiện tượng chỉ nhìn bằng mắt mà gây cháy, có hiện tượng gây cháy theo ý nghĩ, hoặc theo hành động bí ẩn nào đó.
Báo chí đều vào cuộc đăng tải ầm ĩ những hiện tượng này, nhưng cũng chỉ một thời gian sau, chính báo chí lại kết luận rằng, hiện tượng này là… lừa đảo, là ảo thuật, hoặc là do môi trường tự nhiên khu vực đó tạo ra.
Theo nhà khoa học H., nhiều nhà ảo thuật chỉ cần xoa tay thật nhẹ, cũng tạo ra ngọn lửa xanh lét. Đơn giản là khi phốt pho trắng ở môi trường không khí 30 độ C, là đã bốc cháy thành lửa. Rồi còn nhiều tác nhân đến từ bên ngoài nữa, như khí gas, mê tan, chập điện, kính tụ… đặc biệt là do con người cố tình tạo ra để làm trò vui.
Về chuyện cháu T., sau khi gia đình anh Việt nhờ đến các nhà cảm xạ, thì một quãng thời gian khá dài, dưới sự giám sát của các nhà cảm xạ, trong đó có nhà nghiên cứu H., thì cháu T. không hề phát hỏa. Khi cháu không chịu sự giám sát của các nhà cảm xạ nữa, thì hiện tượng phát hỏa lại xuất hiện liên tục.
Trong những lần tiếp xúc với cháu T. nhà nghiên cứu H. nhận thấy cháu là một cô bé rất thông minh, tươi tắn, đáng yêu, dễ gần, hay chuyện và cực kỳ ham hiểu biết.
Khi ông hỏi chuyện gây cháy, cô bé T. cảm thấy rất thích thú, hứng khởi. Điều đặc biệt là bé còn dẫn ông lên lầu 3, chỉ các điểm cháy với một thái độ hân hoan, như thể đó là chiến tích của mình. Bé kể về khả năng gây cháy đồ vật của mình với một thái độ hân hoan, vui vẻ.
Cô bé T. cũng kể rằng, mỗi khi sắp gây cháy, bé cảm thấy trong người nóng ran. Điều đó có nghĩa, bé T. sẽ phải biết khi nào thì bé có khả năng gây cháy để cảnh báo mọi người, hoặc tìm cách tránh xa những vật có khả năng bắt lửa. Tuy nhiên, khi nhà nghiên cứu này hỏi rằng, con có biết khi nào con sẽ gây ra hỏa hoạn không, thì bé lại bảo con không biết.
Điều đặc biệt, bé T. rất thích thú, tò mò với những chuyện liên quan đến khả năng đặc biệt của con người. Bé nói rằng, bé mong ước có được khả năng đặc biệt, mong ước… đọc được ý nghĩ của người khác.
Qua cuộc trò chuyện, nhà nghiên cứu H. nhận thấy rằng, cô bé T. rất thích thể hiện mình, thích được mọi người chú ý và trở nên nổi tiếng.
Nhà nghiên cứu H., đã thu thập thông tin các vụ cháy qua lời kể của gia đình cháu T. và nhận thấy rằng, hầu hết các thông tin hỏa hoạn đều rất mù mờ, không được kiểm chứng một cách xác thực.
Qua nghiên cứu các thiết bị trong nhà từng bị cháy dở, nhà nghiên cứu này nhận thấy rằng, những đồ vật bị trên tường đều trong tầm với của một đứa trẻ có chiều cao chừng 1,2-1,3m. Những thứ trên tường như phích điện, ổ điện, quạt treo tường đều có kiểu cháy giống nhau, đó là cháy từ dưới lên và phần cháy ở dưới loang rộng hơn phía ở trên. Điều đó có nghĩa là lửa bén vào vật dụng theo hướng từ dưới lên.
Chiếc nệm, giường cũng không cháy ở góc trong (khó đốt), mà cháy ở phía góc ngoài, rất thuận tiện và đúng logic với việc tự đốt.
Nhà nghiên cứu H. cũng cho rằng, rất nhiều khả năng các vụ cháy ở nhà anh Việt, chính là “trò trẻ con” của bé T. hoặc ai đó.
Sau khi xem xét các đám cháy, nhà nghiên cứu H. đã dùng chiếc “đèn khò” (loại bật lửa gas rất mạnh của Trung Quốc) để thử nghiệm đốt một số đồ vật, ổ điện và ông nhận thấy vết cháy tương đốt giống với các vật dụng cháy ở nhà anh Việt.
Theo ông, ngọn lửa của chiếc “đèn khò” nhỏ xíu này có khả năng phóng ra ngọn lửa xanh lét, dài gần nửa mét, đủ sức đốt cháy nhiều vật trong nháy mắt.
Trong lần tiếp xúc với cháu T., nhà nghiên cứu này đã hỏi thật cô bé rằng, liệu có phải cô bé tự đốt không? Qua anh mắt bối rối và lảng sang chuyện khác (muốn nhà nghiên cứu thể hiện các khả năng đặc biệt cho mình xem để học hỏi), nhà nghiên cứu H. tin rằng, có bé T. đang giấu giếm một cách vụng về câu chuyện bí mật của mình.
Sau đó, nhà nghiên cứu này không được tiếp tục tiếp xúc, nghiên cứu cháu H. nữa. Các nhà khoa học được gia đình mời đến cũng rất hạn chế trong việc tiếp xúc với cháu.
Theo nhà nghiên cứu H., cũng không thể trách gia đình anh Việt được. Ông tin rằng, anh Việt không cố ý cung cấp thông tin sai sự thật. Có thể anh nóng vội khi tin vào khả năng của con gái và lo lắng cho sức khỏe, tính mạng của con.
Điều đáng lưu tâm là một số nhà khoa học của chúng ta có thái độ nghiên cứu chưa khoa học, chưa nghiêm túc. Khi nghe thông tin gia đình cháu H. kể, họ đã tin ngay và tuyên ngôn rằng, khả năng của cháu là có thật, cháu là vật báu của đất nước. Lại còn có một vị phó giáo sư, tiến sĩ phát ngôn rằng, sẽ dùng lá số tử vi để… nghiên cứu cháu.
Có nhà khoa học, chưa làm các cuộc thực nghiệm gì, cũng đã lôi chuyện hỏa xà, với tẩu hỏa nhập ma để kết luận cháu có khả năng như thiền sư, như nhà yoga lỗi lạc, cứ như trong chuyện chưởng Kim Dung.
Có nhà nghiên cứu, khi phát hiện cô bé ở Nam Định bốc khói ở tóc, chưa cần nghiên cứu gì, đã kết luận ngay cháu có khả năng đặc biệt, cháu là… người giời. Thế nhưng, một vị bác sĩ đến xem xét, yêu cầu cháu đi gội đầu và ngày nào cũng gội, tức thì không thấy khói đâu nữa.
Sau đó, khi ở Quảng Nam diễn ra hiện tượng cháy đống rơm, cháy nhà, nhà khoa học này chưa nghiên cứu gì mấy, đã kết luận luôn do đất có vấn đề, có tâm linh. Ông đưa các nhà ngoại cảm vào tìm nguyên nhân, rồi dán bùa khắp xóm. Kết cục, công an điều tra do một cháu bé đốt.
Sau hai vụ đó, nhà nghiên cứu này chưa rút ra bài học gì, mà lại lặp lại cách nghiên cứu như cũ. Ấy là sau khi báo chí rùm beng hiện tượng phát cháy của cháu T., ông cũng kết luận luôn cháu là… “thiền sư lỗi lạc”. Ông không làm thực nghiệm khoa học, mà đưa các nhà ngoại cảm vào nghiên cứu! Thế thì còn cần gì chức danh nhà khoa học của ông nữa.
Dù chưa được nghiên cứu cụ thể về cháu T., nhưng qua các thông tin nắm được, nhà nghiên cứu H. tin rằng, có quá ít khả năng cháu T. có khả năng đặc biệt, gây cháy đồ vật.
Ngoài ra, theo ông, trong trường hợp gần như không tưởng, là cháu T. có khả năng ấy, thì các nhà khoa học cũng cần phải xem xét khả năng này của cháu có mang lại lợi ích cho cháu, gia đình cháu và xã hội hay không.
Nếu khả năng đặc biệt này của cháu có ích cho xã hội thì tìm cách phát huy có định hướng, còn có hại cho sức khỏe tinh thần, thể chất của cháu và ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội thì cần phải tìm ra các biện pháp điều trị cho cháu bằng khoa học hiện đại. Tuyệt đối không dùng các biện pháp tâm linh trong trường hợp này.
Phong Diễm
Sau khi anh Việt đưa cháu T. đến Bệnh viện Chợ Rẫy và Nhi Đồng 2 chiếu chụp, khám chữa, nhưng không phát hiện ra bệnh gì, thì anh đưa cháu đến Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng cảm xạ địa sinh học, những mong các nhà cảm xạ tìm ra nguyên nhân “gây hỏa hoạn” của cháu.
Nhà nghiên cứu H., cùng với ông Dư Quang Châu, nhà cảm xạ hàng đầu Việt Nam, đã rất bất ngờ về hiện tượng này. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu H. vẫn chưa tin ngay vào khả năng của cháu T.
Kết quả đo năng lượng trường sinh học của bé T. cho kết quả không có gì bất thường. |
Theo nhà nghiên cứu H., trên thế giới đã từng rùm beng nhiều chuyện về năng lực gây cháy của con người. Có nhiều hiện tượng chỉ nhìn bằng mắt mà gây cháy, có hiện tượng gây cháy theo ý nghĩ, hoặc theo hành động bí ẩn nào đó.
Báo chí đều vào cuộc đăng tải ầm ĩ những hiện tượng này, nhưng cũng chỉ một thời gian sau, chính báo chí lại kết luận rằng, hiện tượng này là… lừa đảo, là ảo thuật, hoặc là do môi trường tự nhiên khu vực đó tạo ra.
Theo nhà khoa học H., nhiều nhà ảo thuật chỉ cần xoa tay thật nhẹ, cũng tạo ra ngọn lửa xanh lét. Đơn giản là khi phốt pho trắng ở môi trường không khí 30 độ C, là đã bốc cháy thành lửa. Rồi còn nhiều tác nhân đến từ bên ngoài nữa, như khí gas, mê tan, chập điện, kính tụ… đặc biệt là do con người cố tình tạo ra để làm trò vui.
Về chuyện cháu T., sau khi gia đình anh Việt nhờ đến các nhà cảm xạ, thì một quãng thời gian khá dài, dưới sự giám sát của các nhà cảm xạ, trong đó có nhà nghiên cứu H., thì cháu T. không hề phát hỏa. Khi cháu không chịu sự giám sát của các nhà cảm xạ nữa, thì hiện tượng phát hỏa lại xuất hiện liên tục.
Nhà vệ sinh trên lầu 3 nhà anh Việt cũng bị thiêu rụi và các cán bộ cứu hỏa xác định do chập điện. |
Trong những lần tiếp xúc với cháu T. nhà nghiên cứu H. nhận thấy cháu là một cô bé rất thông minh, tươi tắn, đáng yêu, dễ gần, hay chuyện và cực kỳ ham hiểu biết.
Khi ông hỏi chuyện gây cháy, cô bé T. cảm thấy rất thích thú, hứng khởi. Điều đặc biệt là bé còn dẫn ông lên lầu 3, chỉ các điểm cháy với một thái độ hân hoan, như thể đó là chiến tích của mình. Bé kể về khả năng gây cháy đồ vật của mình với một thái độ hân hoan, vui vẻ.
Cô bé T. cũng kể rằng, mỗi khi sắp gây cháy, bé cảm thấy trong người nóng ran. Điều đó có nghĩa, bé T. sẽ phải biết khi nào thì bé có khả năng gây cháy để cảnh báo mọi người, hoặc tìm cách tránh xa những vật có khả năng bắt lửa. Tuy nhiên, khi nhà nghiên cứu này hỏi rằng, con có biết khi nào con sẽ gây ra hỏa hoạn không, thì bé lại bảo con không biết.
Bé T. rất xinh xắn, đáng yêu, ham học hỏi, nhưng lại thích nổi tiếng và thích có khả năng đặc biệt. |
Điều đặc biệt, bé T. rất thích thú, tò mò với những chuyện liên quan đến khả năng đặc biệt của con người. Bé nói rằng, bé mong ước có được khả năng đặc biệt, mong ước… đọc được ý nghĩ của người khác.
Qua cuộc trò chuyện, nhà nghiên cứu H. nhận thấy rằng, cô bé T. rất thích thể hiện mình, thích được mọi người chú ý và trở nên nổi tiếng.
Nhà nghiên cứu H., đã thu thập thông tin các vụ cháy qua lời kể của gia đình cháu T. và nhận thấy rằng, hầu hết các thông tin hỏa hoạn đều rất mù mờ, không được kiểm chứng một cách xác thực.
Qua nghiên cứu các thiết bị trong nhà từng bị cháy dở, nhà nghiên cứu này nhận thấy rằng, những đồ vật bị trên tường đều trong tầm với của một đứa trẻ có chiều cao chừng 1,2-1,3m. Những thứ trên tường như phích điện, ổ điện, quạt treo tường đều có kiểu cháy giống nhau, đó là cháy từ dưới lên và phần cháy ở dưới loang rộng hơn phía ở trên. Điều đó có nghĩa là lửa bén vào vật dụng theo hướng từ dưới lên.
Chiếc nệm, giường cũng không cháy ở góc trong (khó đốt), mà cháy ở phía góc ngoài, rất thuận tiện và đúng logic với việc tự đốt.
Nhà nghiên cứu H. cũng cho rằng, rất nhiều khả năng các vụ cháy ở nhà anh Việt, chính là “trò trẻ con” của bé T. hoặc ai đó.
Sau khi xem xét các đám cháy, nhà nghiên cứu H. đã dùng chiếc “đèn khò” (loại bật lửa gas rất mạnh của Trung Quốc) để thử nghiệm đốt một số đồ vật, ổ điện và ông nhận thấy vết cháy tương đốt giống với các vật dụng cháy ở nhà anh Việt.
Theo ông, ngọn lửa của chiếc “đèn khò” nhỏ xíu này có khả năng phóng ra ngọn lửa xanh lét, dài gần nửa mét, đủ sức đốt cháy nhiều vật trong nháy mắt.
Nghiên cứu cháu T. bằng các nhà ngoại cảm liệu có chính xác? Ảnh: HM |
Trong lần tiếp xúc với cháu T., nhà nghiên cứu này đã hỏi thật cô bé rằng, liệu có phải cô bé tự đốt không? Qua anh mắt bối rối và lảng sang chuyện khác (muốn nhà nghiên cứu thể hiện các khả năng đặc biệt cho mình xem để học hỏi), nhà nghiên cứu H. tin rằng, có bé T. đang giấu giếm một cách vụng về câu chuyện bí mật của mình.
Sau đó, nhà nghiên cứu này không được tiếp tục tiếp xúc, nghiên cứu cháu H. nữa. Các nhà khoa học được gia đình mời đến cũng rất hạn chế trong việc tiếp xúc với cháu.
Theo nhà nghiên cứu H., cũng không thể trách gia đình anh Việt được. Ông tin rằng, anh Việt không cố ý cung cấp thông tin sai sự thật. Có thể anh nóng vội khi tin vào khả năng của con gái và lo lắng cho sức khỏe, tính mạng của con.
Điều đáng lưu tâm là một số nhà khoa học của chúng ta có thái độ nghiên cứu chưa khoa học, chưa nghiêm túc. Khi nghe thông tin gia đình cháu H. kể, họ đã tin ngay và tuyên ngôn rằng, khả năng của cháu là có thật, cháu là vật báu của đất nước. Lại còn có một vị phó giáo sư, tiến sĩ phát ngôn rằng, sẽ dùng lá số tử vi để… nghiên cứu cháu.
Phốt pho cháy trong môi trường 30 độ C. Ảnh: Internet |
Có nhà khoa học, chưa làm các cuộc thực nghiệm gì, cũng đã lôi chuyện hỏa xà, với tẩu hỏa nhập ma để kết luận cháu có khả năng như thiền sư, như nhà yoga lỗi lạc, cứ như trong chuyện chưởng Kim Dung.
Có nhà nghiên cứu, khi phát hiện cô bé ở Nam Định bốc khói ở tóc, chưa cần nghiên cứu gì, đã kết luận ngay cháu có khả năng đặc biệt, cháu là… người giời. Thế nhưng, một vị bác sĩ đến xem xét, yêu cầu cháu đi gội đầu và ngày nào cũng gội, tức thì không thấy khói đâu nữa.
Sau đó, khi ở Quảng Nam diễn ra hiện tượng cháy đống rơm, cháy nhà, nhà khoa học này chưa nghiên cứu gì mấy, đã kết luận luôn do đất có vấn đề, có tâm linh. Ông đưa các nhà ngoại cảm vào tìm nguyên nhân, rồi dán bùa khắp xóm. Kết cục, công an điều tra do một cháu bé đốt.
Sau hai vụ đó, nhà nghiên cứu này chưa rút ra bài học gì, mà lại lặp lại cách nghiên cứu như cũ. Ấy là sau khi báo chí rùm beng hiện tượng phát cháy của cháu T., ông cũng kết luận luôn cháu là… “thiền sư lỗi lạc”. Ông không làm thực nghiệm khoa học, mà đưa các nhà ngoại cảm vào nghiên cứu! Thế thì còn cần gì chức danh nhà khoa học của ông nữa.
Dù chưa được nghiên cứu cụ thể về cháu T., nhưng qua các thông tin nắm được, nhà nghiên cứu H. tin rằng, có quá ít khả năng cháu T. có khả năng đặc biệt, gây cháy đồ vật.
Ngoài ra, theo ông, trong trường hợp gần như không tưởng, là cháu T. có khả năng ấy, thì các nhà khoa học cũng cần phải xem xét khả năng này của cháu có mang lại lợi ích cho cháu, gia đình cháu và xã hội hay không.
Nếu khả năng đặc biệt này của cháu có ích cho xã hội thì tìm cách phát huy có định hướng, còn có hại cho sức khỏe tinh thần, thể chất của cháu và ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội thì cần phải tìm ra các biện pháp điều trị cho cháu bằng khoa học hiện đại. Tuyệt đối không dùng các biện pháp tâm linh trong trường hợp này.
Phong Diễm
Bình luận