Không thể bố trí ngân sách để tăng lương năm 2015 theo lộ trình, đây có phải là một chuyện bất thường?
"Theo truyền thống kế hoạch hóa từ trước đến nay thì chúng ta vẫn ôm đồm khi dùng ngân sách chi nhiều cho đầu tư phát triển. Đó là cách làm không khoa học bởi về nguyên tắc đầu tư phát triển từ ngân sách luôn có nguy cơ cao kém hiệu quả. Vì thế, chuyện "ăn" hết nên không có tiền tăng lương theo lộ trình mà dành để trả nợ cũng là điều dễ hiểu", TS Hoàng Xuân Nghĩa bày tỏ quan điểm.
Hết tiền là phải!
- Theo báo cáo của Bộ Tài chính thì năm 2014, dự kiến thu ngân sách sẽ hoàn thành và vượt dự toán đề ra khoảng 9%, thế nhưng vẫn không thể bố trí ngân sách để tăng lương vào năm 2015. Nếu điều này thành hiện thực thì sẽ là lần thứ hai liên tiếp, chúng ta hoãn lại lộ trình này. Dưới góc độ chuyên gia, ông bình luận gì?
Trước hết, cần phải thống nhất với nhau rằng đây vẫn là thời điểm khó khăn của nền kinh tế đất nước và thế giới. Việc khó khăn này là có thật và Chính phủ phải rất chật vật để điều hành nền kinh tế, cân đối thu chi ngân sách, trong đó phải ưu tiên giải quyết những vấn đề bức thiết. Cho nên, ở một góc độ nào đó, chuyện không có tiền để tăng lương vì đã dành tiền để trả nợ cũng là điều dễ hiểu.
- Nhưng vấn đề là, ngân sách có khả năng vượt thu 80.000 tỷ đồng vào cuối năm, song có tới 72% ngân sách dùng để chi thường xuyên, mức bội chi có thể lên đến hơn 7% GDP, đến nỗi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đưa ra một hình ảnh ví von rất đắt rằng: "Bây giờ mình ăn hết rồi thì lấy đâu mà đầu tư, ăn hết rồi mà lại không có lương thì tôi chẳng hiểu thế nào?".
Thực ra, việc chi tiêu như thế nên hết tiền để tăng lương là phải! Nhưng nói đi cũng phải nói lại, việc chi tiêu này cũng khó để nói là nó hợp lý hay không vì phải phụ thuộc vào sự cân đối thu chi của Chính phủ.
Ngay cả câu chuyện dù chúng ta có nợ công lên đến 60 - 70% cũng không quá quan trọng bằng việc sử dụng nợ như thế nào, có hiệu quả không. Việc chi bao nhiêu cho thường xuyên, bao nhiêu cho đầu tư phát triển... còn phụ thuộc vào lịch sử, truyền thống ngân sách, đặc điểm thể chế, nền kinh tế của mỗi nước, không có một quy chuẩn nào để nói rằng nên chi bao nhiêu cho các khoản mới là hợp lý được.
Ngân sách cần chi nhiều cho an sinh xã hội
- Như ông vừa nói, nền kinh tế khó khăn nên Chính phủ phải chật vật cân đối thu chi. Nghĩa là ông muốn kêu gọi người dân cũng cần phải chung tay chia sẻ với khó khăn ấy, trong đó có việc chấp nhận không tăng lương theo lộ trình?
Đúng thế, dù không muốn điều đó xảy ra vì với nhiều người, tăng lương vẫn tốt hơn là không tăng. Song vì thu chi ngân sách như thế thì cũng đành phải chấp nhận thôi.
Nhưng lâu nay chúng ta vẫn bị cho là sử dụng ngân sách thiếu hiệu quả, vẫn để xảy ra tình trạng thất thoát. Như báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư từ 2010 - 2013 thì mỗi năm có hơn 40% số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước không có báo cáo giám sát (tức khoảng 26.000 dự án công chưa minh bạch), rồi việc xây dựng làng văn hóa các dân tộc tốn 3.200 tỷ đồng bỏ không...
(Cười) Nếu kể ra những chuyện đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả gây thất thoát như thế thì ở ta nhiều lắm. Đó là hệ quả của cách vận hành ngân sách như hiện nay đang có vấn đề và không giống ai.
- Ý ông là sao?
Với một nền kinh tế thông thường, người ta hạn chế chi ngân sách cho đầu tư phát triển mà dựa vào các nguồn đầu tư tư nhân và xã hội hóa. Thế nhưng, theo truyền thống kế hoạch hóa từ trước đến nay thì chúng ta vẫn ôm đồm khi dùng ngân sách chi nhiều cho đầu tư phát triển.
Đó là cách làm không khoa học bởi về nguyên tắc đầu tư từ ngân sách luôn có nguy cơ kém hiệu quả. Vì thế, chuyện "ăn" hết nên không có tiền tăng lương theo lộ trình mà dành để trả nợ cũng là điều dễ hiểu. Tôi cho rằng, với nền kinh tế bình thường thì ngân sách cần phải chi nhiều cho an sinh xã hội chứ không phải tập trung cho đầu tư phát triển.
- Chẳng lẽ người ta không nhận ra sự bất cập của việc chi dùng ngân sách cho đầu tư?
Nhiều người nhận ra được chứ, nhưng sức ì của cơ chế nên nó cứ theo cái guồng ấy thôi.
- Vậy ở ta đã có cơ sở để tăng chi ngân sách cho an sinh xã hội thay vì đầu tư chưa?
Như tôi đã nói ở trên, cơ cấu thu chi ngân sách như thế nào còn là do truyền thống, lịch sử của nguồn ngân sách, nền kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, việc hoạch định chính sách vĩ mô và quản lý nhà nước cần phải hướng tới điều này.
Phải giảm đầu tư cho phát triển
- Quay trở lại với câu chuyện không có tiền tăng lương theo lộ trình vì còn phải dành để trả nợ. Theo ông đó có phải là một chuyện bất thường?
Với những gì chúng ta đã và đang làm, đang vận hành nền kinh tế thì nó cũng không có gì là bất thường cả.
- Có người ví von việc có thể lại hoãn tăng lương này giống như chuyện một ông chủ quán phở treo biển hiệu "ăn hôm nay, ngày mai khỏi trả tiền"...
(Cười) Người ta liên tưởng thế cũng có cơ sở. Nhưng như tôi đã nói ở trên, tình hình khó khăn buộc Chính phủ phải rất chật vật để điều hành nền kinh tế, phải ưu tiên giải quyết những vấn đề bức thiết hơn cả.
- Theo ông thì nếu tiếp tục hoãn lộ trình tăng lương vào năm tới, nó sẽ có tác động như thế nào đến xã hội?
Chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ những người hưởng lương từ ngân sách. Cái đáng lo là niềm tin trong dân chúng sẽ bị lung lay vì chúng ta đã không thể thực hiện đúng như lộ trình.
- Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc không có tiền để tăng lương này, thưa ông?
Dĩ nhiên, những người làm công tác điều hành, quản lý, hoạch định chính sách phải chịu trách nhiệm rồi. Nhưng cụ thể là ai thì thật khó để chỉ ra.
- Theo ông thì cần làm gì để điệp khúc không có tiền tăng lương vì để dành trả nợ sẽ được chấm dứt?
Muốn vậy, chẳng có cách gì khác là phải phân bổ lại nguồn ngân sách, giảm áp lực lên ngân sách, trong đó giảm đầu tư cho phát triển đi để tăng chi cho an sinh xã hội. Thêm nữa, cần nhớ rằng, việc có tăng lương hay không, tăng bao nhiêu là vừa còn phụ thuộc vào chính năng suất lao động, hiệu quả của đầu tư, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cả sức khoẻ của doanh nghiệp... chứ không phải chỉ trông chờ vào mỗi ngân sách.
Cũng cần phải xem xét, quy hoạch lại toàn bộ đội ngũ hưởng lương từ ngân sách để tránh tình trạng bộ máy phình ra mà hiệu quả công việc rất thấp như lâu nay vẫn bị kêu ca. Tóm lại, về lâu dài và căn cơ thì đây là câu chuyện tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, để nước ta có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia phát triển.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Kiến thức
Hết tiền là phải!
- Theo báo cáo của Bộ Tài chính thì năm 2014, dự kiến thu ngân sách sẽ hoàn thành và vượt dự toán đề ra khoảng 9%, thế nhưng vẫn không thể bố trí ngân sách để tăng lương vào năm 2015. Nếu điều này thành hiện thực thì sẽ là lần thứ hai liên tiếp, chúng ta hoãn lại lộ trình này. Dưới góc độ chuyên gia, ông bình luận gì?
Trước hết, cần phải thống nhất với nhau rằng đây vẫn là thời điểm khó khăn của nền kinh tế đất nước và thế giới. Việc khó khăn này là có thật và Chính phủ phải rất chật vật để điều hành nền kinh tế, cân đối thu chi ngân sách, trong đó phải ưu tiên giải quyết những vấn đề bức thiết. Cho nên, ở một góc độ nào đó, chuyện không có tiền để tăng lương vì đã dành tiền để trả nợ cũng là điều dễ hiểu.
TS Hoàng Xuân Nghĩa, Phó phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội. |
Thực ra, việc chi tiêu như thế nên hết tiền để tăng lương là phải! Nhưng nói đi cũng phải nói lại, việc chi tiêu này cũng khó để nói là nó hợp lý hay không vì phải phụ thuộc vào sự cân đối thu chi của Chính phủ.
Ngay cả câu chuyện dù chúng ta có nợ công lên đến 60 - 70% cũng không quá quan trọng bằng việc sử dụng nợ như thế nào, có hiệu quả không. Việc chi bao nhiêu cho thường xuyên, bao nhiêu cho đầu tư phát triển... còn phụ thuộc vào lịch sử, truyền thống ngân sách, đặc điểm thể chế, nền kinh tế của mỗi nước, không có một quy chuẩn nào để nói rằng nên chi bao nhiêu cho các khoản mới là hợp lý được.
Ngân sách cần chi nhiều cho an sinh xã hội
- Như ông vừa nói, nền kinh tế khó khăn nên Chính phủ phải chật vật cân đối thu chi. Nghĩa là ông muốn kêu gọi người dân cũng cần phải chung tay chia sẻ với khó khăn ấy, trong đó có việc chấp nhận không tăng lương theo lộ trình?
Đúng thế, dù không muốn điều đó xảy ra vì với nhiều người, tăng lương vẫn tốt hơn là không tăng. Song vì thu chi ngân sách như thế thì cũng đành phải chấp nhận thôi.
Nhưng lâu nay chúng ta vẫn bị cho là sử dụng ngân sách thiếu hiệu quả, vẫn để xảy ra tình trạng thất thoát. Như báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư từ 2010 - 2013 thì mỗi năm có hơn 40% số dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước không có báo cáo giám sát (tức khoảng 26.000 dự án công chưa minh bạch), rồi việc xây dựng làng văn hóa các dân tộc tốn 3.200 tỷ đồng bỏ không...
(Cười) Nếu kể ra những chuyện đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả gây thất thoát như thế thì ở ta nhiều lắm. Đó là hệ quả của cách vận hành ngân sách như hiện nay đang có vấn đề và không giống ai.
- Ý ông là sao?
Với một nền kinh tế thông thường, người ta hạn chế chi ngân sách cho đầu tư phát triển mà dựa vào các nguồn đầu tư tư nhân và xã hội hóa. Thế nhưng, theo truyền thống kế hoạch hóa từ trước đến nay thì chúng ta vẫn ôm đồm khi dùng ngân sách chi nhiều cho đầu tư phát triển.
Đó là cách làm không khoa học bởi về nguyên tắc đầu tư từ ngân sách luôn có nguy cơ kém hiệu quả. Vì thế, chuyện "ăn" hết nên không có tiền tăng lương theo lộ trình mà dành để trả nợ cũng là điều dễ hiểu. Tôi cho rằng, với nền kinh tế bình thường thì ngân sách cần phải chi nhiều cho an sinh xã hội chứ không phải tập trung cho đầu tư phát triển.
- Chẳng lẽ người ta không nhận ra sự bất cập của việc chi dùng ngân sách cho đầu tư?
Nhiều người nhận ra được chứ, nhưng sức ì của cơ chế nên nó cứ theo cái guồng ấy thôi.
- Vậy ở ta đã có cơ sở để tăng chi ngân sách cho an sinh xã hội thay vì đầu tư chưa?
Như tôi đã nói ở trên, cơ cấu thu chi ngân sách như thế nào còn là do truyền thống, lịch sử của nguồn ngân sách, nền kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, việc hoạch định chính sách vĩ mô và quản lý nhà nước cần phải hướng tới điều này.
Phải giảm đầu tư cho phát triển
- Quay trở lại với câu chuyện không có tiền tăng lương theo lộ trình vì còn phải dành để trả nợ. Theo ông đó có phải là một chuyện bất thường?
Với những gì chúng ta đã và đang làm, đang vận hành nền kinh tế thì nó cũng không có gì là bất thường cả.
- Có người ví von việc có thể lại hoãn tăng lương này giống như chuyện một ông chủ quán phở treo biển hiệu "ăn hôm nay, ngày mai khỏi trả tiền"...
(Cười) Người ta liên tưởng thế cũng có cơ sở. Nhưng như tôi đã nói ở trên, tình hình khó khăn buộc Chính phủ phải rất chật vật để điều hành nền kinh tế, phải ưu tiên giải quyết những vấn đề bức thiết hơn cả.
- Theo ông thì nếu tiếp tục hoãn lộ trình tăng lương vào năm tới, nó sẽ có tác động như thế nào đến xã hội?
Chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ những người hưởng lương từ ngân sách. Cái đáng lo là niềm tin trong dân chúng sẽ bị lung lay vì chúng ta đã không thể thực hiện đúng như lộ trình.
- Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về việc không có tiền để tăng lương này, thưa ông?
Dĩ nhiên, những người làm công tác điều hành, quản lý, hoạch định chính sách phải chịu trách nhiệm rồi. Nhưng cụ thể là ai thì thật khó để chỉ ra.
- Theo ông thì cần làm gì để điệp khúc không có tiền tăng lương vì để dành trả nợ sẽ được chấm dứt?
Muốn vậy, chẳng có cách gì khác là phải phân bổ lại nguồn ngân sách, giảm áp lực lên ngân sách, trong đó giảm đầu tư cho phát triển đi để tăng chi cho an sinh xã hội. Thêm nữa, cần nhớ rằng, việc có tăng lương hay không, tăng bao nhiêu là vừa còn phụ thuộc vào chính năng suất lao động, hiệu quả của đầu tư, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cả sức khoẻ của doanh nghiệp... chứ không phải chỉ trông chờ vào mỗi ngân sách.
Cũng cần phải xem xét, quy hoạch lại toàn bộ đội ngũ hưởng lương từ ngân sách để tránh tình trạng bộ máy phình ra mà hiệu quả công việc rất thấp như lâu nay vẫn bị kêu ca. Tóm lại, về lâu dài và căn cơ thì đây là câu chuyện tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, để nước ta có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia phát triển.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Kiến thức
Bình luận