(VTC News) - Chuyện săn hổ dữ phá hoại cuộc sống đồng bào bằng thần chú thật khó tin, mang tính huyền thoại, nhưng đó là câu chuyện thú vị của miền rừng.
Sau mấy hớp trà tán ma nóng hổi, tôi ngó nghiêng lên đỉnh Pù Dào phía trước, Pom Lúm sau lưng, rồi gợi lại câu chuyện đang dang dở: “Nhà bác nằm trơ trọi bên suối, giữa núi rừng, lại cách bản một quãng xa, nhỡ ban đêm hổ lại về thì sao?”.
Ông Cảnh giơ bàn tay gân guốc, vỗ bồm bộp vào ngực mình: “Thợ săn đây này, sợ gì hổ dữ? À, mà trước đây thôi, chứ bây giờ nhà nước nghiêm cấm, giao nộp hết súng ống rồi nên không còn săn bắn nữa. Nói thật, trước đây tự tay tôi cũng bắt được mấy con hổ về bản dòm dỏ đấy!”.
Người đàn ông bé nhỏ nãy giờ ngồi im lặng sau lưng ông Cảnh là Ngân Văn Chưởng bỗng dài giọng: “Hổ dữ gì mà nặng có hơn chục cân, chẳng bằng con lợn nít. Mà ông giơ súng kíp bắn đòm một phát, nó nằm thẳng cẳng ra rồi thì gọi gì là bắt?”.
Ông Cảnh đỏ mặt, quay đầu lại vặc: “Nhưng ở bản này, ai bắt được nhiều hổ to bằng nhà tôi?” làm ông Chưởng im thít.
Nghĩa là, người trưởng bản Co Cài đã tính cả số hổ mà người nhà ông bắt được, đặc biệt là bố ông.
Bố ông Cảnh là Ngân Văn Cập, đã về với tổ tiên từ mấy mùa lúa nương trước, vẫn được người Mường, người Thái ở Co Cài và các vùng lân cận ca ngợi là người thợ săn lão luyện, có biệt tài bẫy hổ bắt gấu. Không dùng đến súng đạn, chỉ dùng cung nỏ và tre nứa, ông Cập đã hạ được rất nhiều con thú lớn hung tợn.
Trịnh trọng nâng điếu thuốc lào, rồi chậm rãi nhấp chén trà như cố đợi cho mọi ánh mắt xung quanh đều hướng về mình, ông Ngân Văn Cảnh thủng thẳng nói: “Ngày xưa, người đàn ông miền núi không biết đi săn là kém, là lười biếng. Bà con chỉ tôn trọng những tay cung thiện xạ, những đôi chân dẻo dai và con mắt nhìn xuyên rừng già trong đêm tối.
Tôi nhớ thời trẻ, cứ mỗi khi người nhà thèm thịt tươi, bố tôi lại xách cung nỏ vào rừng. Lúc về trên vai đều lủng lẳng vài con cầy, con cáo, chưa bao giờ chịu về không. Mà lúc thèm ăn thú gì thì ông đi tìm bắt con đó chứ không phải cứ gặp thú rừng là giương cung phóng tên đâu. Ăn thú nhiều đến nỗi có đợt đói gạo, đói ngô phải ăn củ mài mà chúng tôi vẫn ngán thịt thú.
Còn về hổ thì cứ hỏi bà con xem, xưa nay, ở quanh vùng này chỉ có bố tôi là giết được nhiều hổ nhất. Hổ nhỏ thì bảy tám chục cân, hổ to tính bằng tạ, cả thảy là 5 con. Ngoài ra, có 3 con gấu, 26 con lợn lòi sa xuống bẫy hầm, 49 con nai dính phải tên cung nỏ. Các loại thú nhỏ thì quả thật là không sao kể xiết.
Nhưng đó là chuyện xưa, khi con người sống chung với thú dữ, bị thú dữ tấn công, chứ giờ nhà nước cấm rồi, nên săn thú là phạm pháp, không ai cổ vũ nữa”.
Với người Thái, “được nghe tiếng hổ gầm vang trên đồi cao” là niềm hân hoan, sảng khoái nhất của bản mường. Nhưng sách cổ của người Thái sinh sống ngàn đời trên mảnh đất này cũng tin rằng: “Những người không được ai nhờ, ai bảo, thấy giặc đến mường thì tự mình ra đánh, thấy hổ đến bản, tự mình đi giết hổ. Đó là người gan dạ dũng cảm”.
Vậy nên, mặc dù luôn miệng nói giết hổ là vi phạm pháp luật, cần bảo tồn loài động vật quý hiếm đang trên đường tuyệt chủng, nhưng quả thật thẳm sâu trong ánh mắt ông Ngân Văn Cảnh vẫn thấp thoáng sự tự hào ngưỡng mộ về chiến công của người giết hổ.
Tôi quay sang hỏi những người xung quanh: “Thật thế không?”. Ông Chưởng vân vê chiếc mũ vải có hoa văn vằn vện như da hổ, gật đầu xác nhận: “Ông cụ có tài bắt hổ bằng thần chú, nên hễ có con hổ nào về bản là cụ bắt được, không thể thoát”.
“Bắt hổ bằng thần chú?” - tôi trố mắt. Ông Chưởng gật đầu, đôi mắt ngước xa xăm về phía đỉnh Pù Dào mù sương: “Ông cụ vốn là một thầy cúng cao tay, nên bùa chú của cụ linh nghiệm lắm. Hổ cứ sa vào bẫy của cụ là bị chết”.
Tôi tách ông Cảnh ra khỏi câu chuyện của đám đông có già có trẻ đang mỗi người một ý cãi nhau ầm ĩ về cách bắt hổ bằng thần chú. Người già ấm ức vì đám trẻ không tin. Thanh niên còn chưa từng nghe tiếng hổ gầm chứ nói gì đến chuyện tham gia săn bắt hổ. Nhưng chẳng nhẽ người già phải xăm xăm lên đồi đi tìm hổ mà chỉ tận tay, day tận trán cho chúng hiểu?
Theo câu chuyện của ông Cảnh, ngày ấy, hễ thấy dấu chân hổ dạo quanh gầm sàn, hay bìa rừng, đầu suối, các thợ săn trong bản vội vã báo tin cho nhau: “Có hổ về bản”. Không sớm thì muộn, trong bản nhà này mất lợn, mất trâu, có nhà mất cả đàn dê, vì “con dê này nó dốt lắm, thấy hổ không biết chạy, cứ đứng mà kêu khóc be be”.
Các thợ săn bắt đầu âm thầm làm những chiếc bẫy thường hay sử dụng để bắt thú lớn là bẫy tên và bẫy hầm. Làm bẫy hầm cần đào một chiếc hố lớn, bên trên ngụy trang khéo léo bằng các lá cành khô, bên dưới cắm chi chít các bàn chông dựng ngược.
Khi thú sa xuống bẫy sẽ bị thương hoặc không thể leo khỏi hố được, nằm yên chờ bị bắt. Thường người ta hay bắt được hổ, bò tót và lợn lòi từ bẫy hầm, chưa từng bắt được con gấu nào, vì gấu leo trèo giỏi nên phá bẫy thoát đi dễ dàng.
“Tôi từng đi theo ông cụ nhà tôi làm bẫy tên, bẫy hầm nhiều lần rồi, rất sâu trong rừng. Cứ đặt bẫy xong, ông lại đặt những ký hiệu có bẫy, báo cho bà con biết mà tránh lối. Đó là một đoạn cây đóng thẳng ở ngã ba đường, phía trên kẹp một thân nứa đập dập hình mũi tên chỉ hướng có bẫy. Hoặc ở bên lối đi vào rừng thì vít xuống một cành cây, treo lên đó một mũi tên và một cuộn dây thừng.
Tất cả đều dùng bằng ký hiệu, người đặt bẫy không bao giờ mở miệng thông báo với ai, vì họ quan niệm điều đó là xui xẻo, không thể bắt được thú. Với nữa, đã là người dân miền rừng thì từ nhỏ ai cũng biết những kiến thức tối thiểu đó”.
Ông Cảnh nói tiếp: “Làm bẫy xong, về nhà ông cụ tôi cầu khấn thần rừng, kể tội con hổ về quấy phá dân bản, xin được diệt trừ hổ để bảo vệ người dân yên ổn làm ăn. Rồi ông làm bùa cúng, xin thần rừng hãy dồn dẫn hổ đi vào bẫy, khiến nó trúng tên mà chết”.
Tôi nhìn thẳng vào mắt ông Ngân Văn Cảnh: “Bác chắc rằng hổ bị chết vì bùa chú chứ không phải bị vết thương chí mạng rồi kiệt sức mà chết? Hoặc không chết vì mũi tên tẩm thuốc độc?”.
Vẻ mặt của ông Cảnh trở nên trang nghiêm, tôi biết người già uy tín ở vùng đất này sẽ thề độc nếu cần thiết: “Chúng tôi không bao giờ dùng độc để săn thú, chỉ để đánh giặc.
Nếu bị thương mà không trúng tim hay yếu huyệt nào đó thì với sức mạnh như… hổ, thế nào hổ cũng đeo tên chạy được vài quả đồi, chí ít cũng vài trăm mét.
Nhưng cả 5 con hổ bố tôi bẫy, có con bị mũi tên xuyên qua đùi, có con chỉ bị sớt da chảy máu trên lưng mà vẫn chịu chết rũ trong bẫy. Không chỉ tôi mà nhiều người khác trong bản chứng kiến cảnh tượng ấy”.
Còn tiếp…
Kỳ 2: Săn hổ bằng… thần chú
Bữa nay, nhà trưởng bản Ngân Văn Cảnh (bản Co Cài, Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hóa) có việc. Khá đông người dân trong bản đến giúp ông dựng thêm căn nhà sàn nhỏ bên bờ suối Lý.
Thấy có người từ xa đến bản, bà con hồ hởi chào đón, bắt tay, rút vài điếu thuốc lá giắt lên vành tai, rồi bỏ việc xúm cả lại cùng chủ nhà tiếp khách. Trong chiếc lán tạm dành cho thợ nghỉ ngơi, ông chủ nhà ngồi khoanh chân trên tấm giát được ghép từ những thân cây luồng đực đập dập, oang oang quát vợ con mau mau đem chè nước lên.
Người dân Co Cài đến giúp ông Cảnh dựng nhà sàn bên suối |
Ông Cảnh giơ bàn tay gân guốc, vỗ bồm bộp vào ngực mình: “Thợ săn đây này, sợ gì hổ dữ? À, mà trước đây thôi, chứ bây giờ nhà nước nghiêm cấm, giao nộp hết súng ống rồi nên không còn săn bắn nữa. Nói thật, trước đây tự tay tôi cũng bắt được mấy con hổ về bản dòm dỏ đấy!”.
Người đàn ông bé nhỏ nãy giờ ngồi im lặng sau lưng ông Cảnh là Ngân Văn Chưởng bỗng dài giọng: “Hổ dữ gì mà nặng có hơn chục cân, chẳng bằng con lợn nít. Mà ông giơ súng kíp bắn đòm một phát, nó nằm thẳng cẳng ra rồi thì gọi gì là bắt?”.
Ông Cảnh đỏ mặt, quay đầu lại vặc: “Nhưng ở bản này, ai bắt được nhiều hổ to bằng nhà tôi?” làm ông Chưởng im thít.
Ông Ngân Văn Cảnh khẳng định, không ai ở Co Cài bắt được nhiều hổ to như bố ông |
Bố ông Cảnh là Ngân Văn Cập, đã về với tổ tiên từ mấy mùa lúa nương trước, vẫn được người Mường, người Thái ở Co Cài và các vùng lân cận ca ngợi là người thợ săn lão luyện, có biệt tài bẫy hổ bắt gấu. Không dùng đến súng đạn, chỉ dùng cung nỏ và tre nứa, ông Cập đã hạ được rất nhiều con thú lớn hung tợn.
Trịnh trọng nâng điếu thuốc lào, rồi chậm rãi nhấp chén trà như cố đợi cho mọi ánh mắt xung quanh đều hướng về mình, ông Ngân Văn Cảnh thủng thẳng nói: “Ngày xưa, người đàn ông miền núi không biết đi săn là kém, là lười biếng. Bà con chỉ tôn trọng những tay cung thiện xạ, những đôi chân dẻo dai và con mắt nhìn xuyên rừng già trong đêm tối.
Tôi nhớ thời trẻ, cứ mỗi khi người nhà thèm thịt tươi, bố tôi lại xách cung nỏ vào rừng. Lúc về trên vai đều lủng lẳng vài con cầy, con cáo, chưa bao giờ chịu về không. Mà lúc thèm ăn thú gì thì ông đi tìm bắt con đó chứ không phải cứ gặp thú rừng là giương cung phóng tên đâu. Ăn thú nhiều đến nỗi có đợt đói gạo, đói ngô phải ăn củ mài mà chúng tôi vẫn ngán thịt thú.
Còn về hổ thì cứ hỏi bà con xem, xưa nay, ở quanh vùng này chỉ có bố tôi là giết được nhiều hổ nhất. Hổ nhỏ thì bảy tám chục cân, hổ to tính bằng tạ, cả thảy là 5 con. Ngoài ra, có 3 con gấu, 26 con lợn lòi sa xuống bẫy hầm, 49 con nai dính phải tên cung nỏ. Các loại thú nhỏ thì quả thật là không sao kể xiết.
Nhưng đó là chuyện xưa, khi con người sống chung với thú dữ, bị thú dữ tấn công, chứ giờ nhà nước cấm rồi, nên săn thú là phạm pháp, không ai cổ vũ nữa”.
Săn bắn hổ nộp cho người Pháp. Ảnh tư liệu |
Vậy nên, mặc dù luôn miệng nói giết hổ là vi phạm pháp luật, cần bảo tồn loài động vật quý hiếm đang trên đường tuyệt chủng, nhưng quả thật thẳm sâu trong ánh mắt ông Ngân Văn Cảnh vẫn thấp thoáng sự tự hào ngưỡng mộ về chiến công của người giết hổ.
Tôi quay sang hỏi những người xung quanh: “Thật thế không?”. Ông Chưởng vân vê chiếc mũ vải có hoa văn vằn vện như da hổ, gật đầu xác nhận: “Ông cụ có tài bắt hổ bằng thần chú, nên hễ có con hổ nào về bản là cụ bắt được, không thể thoát”.
“Bắt hổ bằng thần chú?” - tôi trố mắt. Ông Chưởng gật đầu, đôi mắt ngước xa xăm về phía đỉnh Pù Dào mù sương: “Ông cụ vốn là một thầy cúng cao tay, nên bùa chú của cụ linh nghiệm lắm. Hổ cứ sa vào bẫy của cụ là bị chết”.
Tôi tách ông Cảnh ra khỏi câu chuyện của đám đông có già có trẻ đang mỗi người một ý cãi nhau ầm ĩ về cách bắt hổ bằng thần chú. Người già ấm ức vì đám trẻ không tin. Thanh niên còn chưa từng nghe tiếng hổ gầm chứ nói gì đến chuyện tham gia săn bắt hổ. Nhưng chẳng nhẽ người già phải xăm xăm lên đồi đi tìm hổ mà chỉ tận tay, day tận trán cho chúng hiểu?
Trẻ em bản Co Cài |
Các thợ săn bắt đầu âm thầm làm những chiếc bẫy thường hay sử dụng để bắt thú lớn là bẫy tên và bẫy hầm. Làm bẫy hầm cần đào một chiếc hố lớn, bên trên ngụy trang khéo léo bằng các lá cành khô, bên dưới cắm chi chít các bàn chông dựng ngược.
Khi thú sa xuống bẫy sẽ bị thương hoặc không thể leo khỏi hố được, nằm yên chờ bị bắt. Thường người ta hay bắt được hổ, bò tót và lợn lòi từ bẫy hầm, chưa từng bắt được con gấu nào, vì gấu leo trèo giỏi nên phá bẫy thoát đi dễ dàng.
Săn hổ. Ảnh tư liệu |
Tất cả đều dùng bằng ký hiệu, người đặt bẫy không bao giờ mở miệng thông báo với ai, vì họ quan niệm điều đó là xui xẻo, không thể bắt được thú. Với nữa, đã là người dân miền rừng thì từ nhỏ ai cũng biết những kiến thức tối thiểu đó”.
Ông Cảnh nói tiếp: “Làm bẫy xong, về nhà ông cụ tôi cầu khấn thần rừng, kể tội con hổ về quấy phá dân bản, xin được diệt trừ hổ để bảo vệ người dân yên ổn làm ăn. Rồi ông làm bùa cúng, xin thần rừng hãy dồn dẫn hổ đi vào bẫy, khiến nó trúng tên mà chết”.
Tôi nhìn thẳng vào mắt ông Ngân Văn Cảnh: “Bác chắc rằng hổ bị chết vì bùa chú chứ không phải bị vết thương chí mạng rồi kiệt sức mà chết? Hoặc không chết vì mũi tên tẩm thuốc độc?”.
Vẻ mặt của ông Cảnh trở nên trang nghiêm, tôi biết người già uy tín ở vùng đất này sẽ thề độc nếu cần thiết: “Chúng tôi không bao giờ dùng độc để săn thú, chỉ để đánh giặc.
Nếu bị thương mà không trúng tim hay yếu huyệt nào đó thì với sức mạnh như… hổ, thế nào hổ cũng đeo tên chạy được vài quả đồi, chí ít cũng vài trăm mét.
Nhưng cả 5 con hổ bố tôi bẫy, có con bị mũi tên xuyên qua đùi, có con chỉ bị sớt da chảy máu trên lưng mà vẫn chịu chết rũ trong bẫy. Không chỉ tôi mà nhiều người khác trong bản chứng kiến cảnh tượng ấy”.
Còn tiếp…
Lê Quân
Bình luận