• Zalo

Chuyện vị đại tướng Liên Xô giúp Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược

Thế giớiThứ Tư, 17/02/2016 04:29:00 +07:00Google News

Đại tướng G. I. Obaturov là một trong 20 chuyên gia Liên Xô được cử đến Việt Nam ngay sau khi Trung Quốc nổ súng tấn công biên giới, tháng 2/29179.

(VTC News) - Đại tướng G. I. Obaturov là một trong 20 chuyên gia Liên Xô được cử đến Việt Nam ngay sau khi Trung Quốc nổ súng tấn công biên giới, tháng 2/29179.

Mục đích của chuyến đi này là giúp Việt Nam đối phó với các đợt tấn công đến từ phía quân Trung Quốc.

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bắt đầu tấn công khu vực biên giới Việt Nam, ngày 19/2, Hà Nội tiếp nhận đoàn 20 chuyên gia trong các lĩnh vực quân sự chính của Liên Xô do Đại tướng G. I. Obaturov dẫn đầu sang làm nhiệm vụ giúp đỡ.
Đại tướng Obaturov cùng vợ đến thăm gia đình Đại tướng Văn Tiến Dũng, ngày 1/9/1979
Đại tướng Obaturov cùng vợ đến thăm gia đình Đại tướng Văn Tiến Dũng, ngày 1/9/1979 - Ảnh: redstar.ru
Tướng Obaturov sinh ngày 9/1/1915 ở tỉnh Kirov trong một gia đình nông dân. Cha ông đã qua đời trong Thế chiến I còn ông thì được đào tạo và lập nên những chiến công chói lọi trong Thế chiến II.

Trong giai đoạn đó, ông nhận nhiệm vụ lãnh đạo một lữ đoàn xe tăng, giải phóng Romani, Bulgaria, Nam Tư, Hungary, Slovakia.

Về cuộc chiến năm 1979, sau khi làm quen với địa bàn chiến sự, chính tướng Obaturov đã thuyết phục các lãnh đạo Việt Nam chuyển Quân đoàn 2, bộ phận quân tinh nhuệ nhất của quân đội Việt Nam từ Campuchia về phía bắc.

Công tác này được thực hiện với sự trợ giúp của các máy bay vận tải Liên Xô.

Ngoài con người, Việt Nam còn nhận được số lượng lớn các thiết bị quân sự và các phương tiện hỗ trợ chiến đấu cho các lực lượng quân đội từ Liên Xô.

Nắm bắt tình hình thực tế, Đại tướng Obaturov báo cáo lãnh đạo Liên Xô về việc phải khẩn cấp chuyển đến cho Việt Nam những thiết bị và vũ khí cần thiết.

400 xe tăng và xe bọc thép được đưa đến Việt Nam qua các máy bay vận tải quân sự của Liên Xô.

Các hệ thống tên lửa đa nòng Grad của Liên Xô chuyển đến Việt Nam đủ để thành lập một trung đoàn, đây là vũ khí đóng vai trò rất lớn trong các hoạt động chiến sự ở hướng tấn công của quân Trung Quốc vào tỉnh Lạng Sơn.

Một hướng hỗ trợ khác của Liên Xô là thành lập ở vùng Viễn Đông của Liên Xô và Mông Cổ, trên biên giới với Trung Quốc, những nhóm quân mạnh mẽ, sẵn sàng cơ động sâu hơn vào lãnh thổ Trung Quốc trong thời gian rất ngắn.

Chỉ trong 2 tuần, 1.200 xe tăng, không quân cường kích từ Ukraine và Belarus được điều về Mông Cổ. Hai sư đoàn dù đổ bộ xuống vùng Viễn Đông và Mông Cổ chỉ trong vài ngày.

Điều này khiến lực lượng của Trung Quốc phải dàn mỏng, rải quân ở khu vực miền Trung để phòng ngừa quân Liên Xô.

Ngoài ra, sự hiện diện của Hải quân Liên Xô trong khu vực Biển Đông với 30 tàu nổi và tàu ngầm cùng đầu đạn hạt nhân ngăn Trung Quốc sử dụng hạm đội của mình.

Nhờ sự hỗ trợ đa phương của Liên Xô về cả con người và phương tiện cho Việt Nam, cuộc tấn công của Trung Quốc đã bị chặn đứng và nhà cầm quyền Bắc Kinh phải rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam vào đầu tháng 3/1979.

Tùng Đinh (theo Redstar.ru, Sputnik, NEO)
Bình luận
vtcnews.vn