Trong khoảng thời gian không đầy 2 giờ cận chiến, 3 con cọp dữ đã bị hai ông hạ sát.
Võ lâm mở đất
Vào nửa cuối thế kỷ 17, những người Việt từ miền Thuận Quảng đã làm một cuộc Nam tiến vào khai phá xứ Đồng Nai, lịch sử ghi nhận đây là cuộc di dân lớn nhất so với trước đó. Theo lịch sử Bình Dương 300 năm, chính những di dân này lập ra làng Tân Khánh, nay là Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, Bình Dương.
Khi ấy, nơi đây là vùng đất mới, hoang sơ và tất nhiên nhiều thú dữ. Trong hành trang Nam tiến, ngoài công cụ lao động thô sơ họ còn mang theo miếng võ của tổ tiên lưu truyền trong những ngày đầu dựng nước. Vừa để phòng thân, vừa rèn thể lực đó là miếng võ "miệt rừng" - hay còn gọi võ lâm. Nhưng mãi đến hai thế kỷ sau miếng võ của những người đi khai hoang mới được nhiều người biết đến.
Đó là vào đầu thế kỷ 19, Vua Gia Long lên ngôi, chính sách tìm diệt cựu thần nhà Tây Sơn để trả thù thì mảnh đất Tân Khánh đón tiếp một cô gái xinh đẹp họ Võ. Vừa đặt chân đến vùng đất này, cô mở một quán nước ven đường, trên quầy treo thanh kiếm. Nhiều khách tò mò hỏi, cô không úp mở, nói quý khách nào vào uống nước không trả tiền thì vui lòng chào thanh kiếm trước khi rời quán. Mặc dù xã hội lúc ấy nhiễu nhương, khách đa tình cũng chẳng dám lả lơi. Bởi đã có vài bậc anh hùng "thử chào thanh kiếm" nhưng cũng không thể bước qua.
Về sau người ta mới biết cô gái xinh đẹp ấy chính là bà Võ Thị Trà, một hậu duệ của bộ tướng nhà Tây Sơn vào đây lánh nạn. Ban ngày là cô hàng nước, ban đêm là một nữ tướng với những đường kiếm "rồng bay phụng múa". Không lâu sau, trai tráng trong làng đến xin "thọ giáo" cô vài thế võ để phòng thân.
Và cũng kể từ đây Tân Khánh được biết đến như là vùng đất võ của phương Nam. Để rồi, tên đất gắn với tên người và khai sinh ra phái võ cổ truyền Tân Khánh - Bà Trà đã trở thành huyền thoại bất tử với thời gian.
Cũng trong khoảng thời gian này, lịch sử vùng đất Đông Nam Bộ ghi nhận nữ tướng Bà Trà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chóng lại bọn tham quan địa phương từ căn cứ Truông Mây, trong suốt 10 năm, từ 1850 - 1859.
Cọp Bàu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh
Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường - chưởng môn đời thứ năm của phái võ này, hiện đang dạy võ tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh, Bà Trà có rất nhiều đệ tử, trong số đó có hai đệ tử chân truyền đã trở thành huyền thoại của môn phái. Đó là hai anh em ông Võ Văn Ất (hai Ất) và Võ Văn Giáp (Ba Giáp). Cả hai ông có hơn 10 lần đối đầu với cọp. Hai người có sở trường sử dụng trường côn, dân làng có thói quen gọi là "roi".
Một trong số "chiến tích" lưu danh trong sử sách đó là trận chiến của hai ông với ba con cọp dữ vào một buổi chiều ở địa danh Hố Ngỡi, nằm bên cạnh làng Tân Khánh - nay là Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên. Trong khoảng thời gian không đầy 2 giờ cận chiến, 3 con cọp dữ đã bị hai ông hạ sát. Từ đây, võ phái đánh cọp lại càng vang danh. Đến nỗi ngày nay, bất cứ ai đến vùng đất này cũng được nghe từ người già đến trẻ con kể vanh vách từng câu chuyện về "hai ông già đánh cọp".
Một trong số những câu chuyện kể về đánh cọp của hai ông được người dân thuộc lòng: "Cọp Bàu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh". Họ xem đấy như là câu chuyện "giáo khoa" trong kho tàng của võ lâm Tân Khánh - Bà Trà. Bởi theo họ, "Võ Tòng Tân Khánh" tài năng hơn… Võ Tòng bên Tàu nhiều!
Số là sau khi tiêu diệt 3 con cọp dữ ở Hố Ngỡi, danh tiếng võ nghệ của hai ông vang danh khắp vùng. Xứ Bàu Lòng (Chơn Thành, Bình Phước) nhiều năm bị ông "ba mươi" về làng bắt bò, heo... của dân làng. Mỗi lần bắt vài ba con, khiến cho dân làng sợ hãi, thậm chí không dám ra đồng sản xuất. Nhiều lúc việc đồng áng gấp rút họ phải tập hợp những trai tráng, cùng với mõ tre, tên tẩm thuốc độc… rồi chờ mặt trời lên cao mới dám ra đồng. Lúc bấy giờ ban hội tề trong làng họp bàn, cử người lên trên gặp thầy Cai Tổng xin súng về trừ cọp. Đến khi gặp cọp, cầm súng trong tay nhưng chẳng ai dám bóp cò. Hay chuyện, cai tổng liền cử người đi mời hai ông Ất, Giáp về trị cọp.
Chiếc xe bò chở hai ông Ất, Giáp về đến Bàu Lòng được 3 hôm mà chẳng thấy cọp về làng. Hai ông tỏ ra "sốt ruột" vì bỏ công ăn việc làm ở nhà. Dân làng kháo nhau, có lẽ cọp biết có thầy võ nên nên sợ không dám về làng? Bước sang ngày thứ 4, cơm trưa vừa xong, hai ông chợt nghe tiếng la thất thanh của lũ trẻ liền bước ra xem sự thể thì thấy ông "ba mươi" xuất hiện.
Trong lúc mọi người còn đang khiếp vía thì thấy ông Giáp cắp roi nhảy ra sân thủ thế. Ông Ất tay chống nạnh, đứng nhìn nơi ngạch cửa. Ở ngoài sân, cọp thấy người liền gầm lên rồi phóng tới chụp đùa. Ông Giáp né nhanh, liền đó vung roi đâm trúng vào hông cọp khá mạnh. Cọp gầm lên rồi quay lại chụp liền. Ông Giáp lại vung roi, lúc đập, lúc đâm. Cọp nhảy tới, nhảy lui gầm thét. Người chứng kiến quên phần sợ hãi. Cuộc giao tranh độ tàn điếu thuốc, bất ngờ cọp hộc lên một tiếng rồi vọt ra ngoài vòng chiến, nằm ngửa chỏng vó lên trời.
Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, đó là thế "trâu vằn", gọi là miếng tổ của cọp, ai sơ suất nhảy vào là toi mạng. Roi đánh thì bị cọp bắt, tiện dịp móc họng luôn đối phương. Ông Giáp thấy cọp thủ thế "trâu vằn" không thèm đánh, đứng chống roi nghỉ.
Một hồi lâu, cọp không thấy ông Giáp xông vào phá miếng nghề của mình, liền gầm lên phóng lại vòng chiến. Ông Giáp vung roi đánh tiếp. Một lần nữa dân Bàu Lòng được xem mê mệt, cát bụi mù mịt không phân biệt được đâu là người, đâu là thú. Lát sau cọp bèn giở lại miếng cũ. Ông Giáp lại chống roi đứng chờ tái chiến.
Lần này chờ cũng không thấy ông Giáp phá miếng "trâu vằn". Cọp lại xoay mình phóng vào vòng chiến. Phen này ông Giáp ra đòn rất hiểm. Chỉ ít phút sau người ta nghe tiếng cọp rống thật to, nhảy ra khỏi vòng bỏ chạy. Tiếp theo, một tiếng rống to hơn, dài hơn, nhìn lại thấy ông Ất đứng bên xác cọp. Tất cả mọi người đứng xem không ai thấy ông Ất ra tay. Nhưng ông Ất thì đoán được đường rút lui của cọp, ông liền lao ra chặn đầu, dưới ngọn roi ngàn cân của ông, cọp hết đường thoát.
Đi tìm hậu duệ của Võ lâm Tân Khánh
Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, không chỉ có những bậc tiền bối mới có tài đả cọp, năm 1914, ông Ất được chính quyền Pháp mời về Sài Gòn đánh cọp nhân lễ khai thị chợ Bến Thành. Nhưng ông từ chối và giao cho con gái "rượu" là bà Năm Vuông (Võ Thị Vuông), lúc ấy mới ngoài 20 tuổi.
Hàng ngàn quan khách dự lễ hôm đó ai cũng tỏ ra e ngại cho phận nữ nhi, phận "liễu yếu, sương mai" đâu dễ đương đầu chúa sơn lâm? Chỉ một tiếng gầm thôi cũng đủ làm người nhát gan mất vía. Ông Ất giao trách nhiệm đương đầu với cọp dữ trên sàn đấu cho con gái mình thật bội phần nguy hiểm, song ông tin vào tài năng võ học của con mình đủ sức hạ bất cứ con cọp dữ nào.
Bản thân bà Năm Vuông cũng hiểu rõ phận nữ nhi không dễ "tốc chiến, tốc thắng" mà phải đánh dai dẳng, nhằm phá sức cọp mới bảo toàn tính mạng. Cuộc thư hùng giữa người và thú khởi từ ban mai, đến giờ ngọ mới kết thúc. Người và thú máu me nhuộm đỏ. Cọp xoay trở rất nhanh, đưa vuốt chụp liên hồi, nhưng bà Năm Vuông nhanh hơn. Khi thọc ngược đao, lúc tả, lúc hữu… thân pháp nhịp nhàng, đáng mặt con nhà võ.
Cọp dần dần ra máu nhiều và kiệt sức, xoay trở chậm chạp. Sau cùng nhận lấy ngọn lao hiểm kết thúc cuộc đấu. Năm 1973, NXB Lửa Thiêng đã dành nhiều trang nói về cuộc giao đấu "sinh tử" này trong cuốn "Những môn võ bí truyền trên thế giới", của tác giả Hàn Thanh.
Đến nay trải qua bao biến đổi thăng trầm của những tháng ngày tao loạn, võ phái Tân Khánh - Bà Trà đã bước sang đời thứ năm. Tiến sĩ, võ sư Hồ Tường cho biết, anh em ông Ất, ông Giáp được xếp vào hàng tiên sư, đời thứ nhất; kế đến Võ Văn Trực (Sáu Trực); Võ Văn Phiên (Bảy Phiên); Hồ Văn Lành (tức võ sư Từ Thiện, mất 2005).
Đến nay, hậu duệ đời thứ năm cũng là hậu duệ duy nhất còn lại biết các thế võ đánh cọp của môn phái này chính là tiến sĩ, võ sư Hồ Tường - con trai võ sư Từ Thiện, hiện dạy võ từ thiện tại TP Hồ Chí Minh. Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, võ đánh cọp có 10 thế riêng, mỗi thế có 10 biến thế, diễn nôm như sau: Thế thứ nhất hoành đả hỏa xa; thứ hai phù phóng; thứ ba roi hoành; thứ tư phục hổ tang tành; thứ năm xà địa giữ mình cho xinh; thứ sáu roi đăm lèo; thứ bảy hồi mã đừng theo mà lầm; thứ tám phục hổ đạt trùng; thứ chín bát tự; thứ mười đâm đôi.
Đối với các bậc tiên sư của ông, chưa nghe nói có con hổ dữ nào thoát được 10 thế võ này. Đặc trưng của phái võ này là lối tấn công phối hợp và liên hoàn. Những đòn chân, đòn tay, tung theo đường thẳng, làm rối loạn sự phòng ngự của đối phương, giúp cho sự tấn công đạt hiệu quả cao. Những kỹ thuật cận chiến dùng đầu gối, cùi chỏ, nắm đấm, cạnh bàn tay, ức bàn tay… giúp môn sinh có kỹ năng chiến đấu trong mọi tình huống. Quyền cước không cầu kỳ, phù hợp với thể tạng người Việt Nam bé nhỏ.
Một võ phái từng một thời lẫy lừng như vậy, nhưng giờ đây ở nơi khai sinh ra phái võ vang danh thiên hạ nhưng rất khó tìm thấy vết tích của võ đường? Gần đây, tỉnh Bình Dương đã có quyết định khôi phục lại làng võ này.
Tiến sĩ sử học Hồ Sơn Diệp (Trường ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh), người chấp bút đề án "Khôi phục võ lâm Tân Khánh Bà Trà", cho biết đề án đang trong giai đoạn hoàn chỉnh và triển khai. Theo đề án, tới đây sẽ tiến hành xây dựng võ đường, nhà truyền thống, khôi phục các bài quyền, binh khí, trang phục cho môn phái…. Tiến tới đưa môn phái này hòa nhập vào làng võ cổ truyền quốc gia và thế giới.
Đến khi đó, võ lâm Tân Khánh - Bà Trà sẽ không còn là tài sản của người Bình Dương nữa mà sẽ trở thành di sản văn hóa quốc gia. Bởi việc để một phái võ nổi tiếng như vậy thất truyền là có tội với tiền nhân. Vì trong thực tế những người biết võ Tân Khánh - Bà Trà có thể đánh và đánh thắng cọp dữ là điều đã được tiền nhân ghi nhận.
Nguồn: Phương Cường (CAND)
Võ lâm mở đất
Vào nửa cuối thế kỷ 17, những người Việt từ miền Thuận Quảng đã làm một cuộc Nam tiến vào khai phá xứ Đồng Nai, lịch sử ghi nhận đây là cuộc di dân lớn nhất so với trước đó. Theo lịch sử Bình Dương 300 năm, chính những di dân này lập ra làng Tân Khánh, nay là Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, Bình Dương.
Khi ấy, nơi đây là vùng đất mới, hoang sơ và tất nhiên nhiều thú dữ. Trong hành trang Nam tiến, ngoài công cụ lao động thô sơ họ còn mang theo miếng võ của tổ tiên lưu truyền trong những ngày đầu dựng nước. Vừa để phòng thân, vừa rèn thể lực đó là miếng võ "miệt rừng" - hay còn gọi võ lâm. Nhưng mãi đến hai thế kỷ sau miếng võ của những người đi khai hoang mới được nhiều người biết đến.
Đó là vào đầu thế kỷ 19, Vua Gia Long lên ngôi, chính sách tìm diệt cựu thần nhà Tây Sơn để trả thù thì mảnh đất Tân Khánh đón tiếp một cô gái xinh đẹp họ Võ. Vừa đặt chân đến vùng đất này, cô mở một quán nước ven đường, trên quầy treo thanh kiếm. Nhiều khách tò mò hỏi, cô không úp mở, nói quý khách nào vào uống nước không trả tiền thì vui lòng chào thanh kiếm trước khi rời quán. Mặc dù xã hội lúc ấy nhiễu nhương, khách đa tình cũng chẳng dám lả lơi. Bởi đã có vài bậc anh hùng "thử chào thanh kiếm" nhưng cũng không thể bước qua.
Về sau người ta mới biết cô gái xinh đẹp ấy chính là bà Võ Thị Trà, một hậu duệ của bộ tướng nhà Tây Sơn vào đây lánh nạn. Ban ngày là cô hàng nước, ban đêm là một nữ tướng với những đường kiếm "rồng bay phụng múa". Không lâu sau, trai tráng trong làng đến xin "thọ giáo" cô vài thế võ để phòng thân.
Tiến sĩ - võ sư Hồ Văn Tường cùng các võ sư. |
Và cũng kể từ đây Tân Khánh được biết đến như là vùng đất võ của phương Nam. Để rồi, tên đất gắn với tên người và khai sinh ra phái võ cổ truyền Tân Khánh - Bà Trà đã trở thành huyền thoại bất tử với thời gian.
Cũng trong khoảng thời gian này, lịch sử vùng đất Đông Nam Bộ ghi nhận nữ tướng Bà Trà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chóng lại bọn tham quan địa phương từ căn cứ Truông Mây, trong suốt 10 năm, từ 1850 - 1859.
Cọp Bàu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh
Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường - chưởng môn đời thứ năm của phái võ này, hiện đang dạy võ tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh, Bà Trà có rất nhiều đệ tử, trong số đó có hai đệ tử chân truyền đã trở thành huyền thoại của môn phái. Đó là hai anh em ông Võ Văn Ất (hai Ất) và Võ Văn Giáp (Ba Giáp). Cả hai ông có hơn 10 lần đối đầu với cọp. Hai người có sở trường sử dụng trường côn, dân làng có thói quen gọi là "roi".
Một trong số "chiến tích" lưu danh trong sử sách đó là trận chiến của hai ông với ba con cọp dữ vào một buổi chiều ở địa danh Hố Ngỡi, nằm bên cạnh làng Tân Khánh - nay là Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên. Trong khoảng thời gian không đầy 2 giờ cận chiến, 3 con cọp dữ đã bị hai ông hạ sát. Từ đây, võ phái đánh cọp lại càng vang danh. Đến nỗi ngày nay, bất cứ ai đến vùng đất này cũng được nghe từ người già đến trẻ con kể vanh vách từng câu chuyện về "hai ông già đánh cọp".
Một trong số những câu chuyện kể về đánh cọp của hai ông được người dân thuộc lòng: "Cọp Bàu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh". Họ xem đấy như là câu chuyện "giáo khoa" trong kho tàng của võ lâm Tân Khánh - Bà Trà. Bởi theo họ, "Võ Tòng Tân Khánh" tài năng hơn… Võ Tòng bên Tàu nhiều!
Video hấp dẫn hổ phục kích lợn rừng
Số là sau khi tiêu diệt 3 con cọp dữ ở Hố Ngỡi, danh tiếng võ nghệ của hai ông vang danh khắp vùng. Xứ Bàu Lòng (Chơn Thành, Bình Phước) nhiều năm bị ông "ba mươi" về làng bắt bò, heo... của dân làng. Mỗi lần bắt vài ba con, khiến cho dân làng sợ hãi, thậm chí không dám ra đồng sản xuất. Nhiều lúc việc đồng áng gấp rút họ phải tập hợp những trai tráng, cùng với mõ tre, tên tẩm thuốc độc… rồi chờ mặt trời lên cao mới dám ra đồng. Lúc bấy giờ ban hội tề trong làng họp bàn, cử người lên trên gặp thầy Cai Tổng xin súng về trừ cọp. Đến khi gặp cọp, cầm súng trong tay nhưng chẳng ai dám bóp cò. Hay chuyện, cai tổng liền cử người đi mời hai ông Ất, Giáp về trị cọp.
Chiếc xe bò chở hai ông Ất, Giáp về đến Bàu Lòng được 3 hôm mà chẳng thấy cọp về làng. Hai ông tỏ ra "sốt ruột" vì bỏ công ăn việc làm ở nhà. Dân làng kháo nhau, có lẽ cọp biết có thầy võ nên nên sợ không dám về làng? Bước sang ngày thứ 4, cơm trưa vừa xong, hai ông chợt nghe tiếng la thất thanh của lũ trẻ liền bước ra xem sự thể thì thấy ông "ba mươi" xuất hiện.
Trong lúc mọi người còn đang khiếp vía thì thấy ông Giáp cắp roi nhảy ra sân thủ thế. Ông Ất tay chống nạnh, đứng nhìn nơi ngạch cửa. Ở ngoài sân, cọp thấy người liền gầm lên rồi phóng tới chụp đùa. Ông Giáp né nhanh, liền đó vung roi đâm trúng vào hông cọp khá mạnh. Cọp gầm lên rồi quay lại chụp liền. Ông Giáp lại vung roi, lúc đập, lúc đâm. Cọp nhảy tới, nhảy lui gầm thét. Người chứng kiến quên phần sợ hãi. Cuộc giao tranh độ tàn điếu thuốc, bất ngờ cọp hộc lên một tiếng rồi vọt ra ngoài vòng chiến, nằm ngửa chỏng vó lên trời.
Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, đó là thế "trâu vằn", gọi là miếng tổ của cọp, ai sơ suất nhảy vào là toi mạng. Roi đánh thì bị cọp bắt, tiện dịp móc họng luôn đối phương. Ông Giáp thấy cọp thủ thế "trâu vằn" không thèm đánh, đứng chống roi nghỉ.
Một hồi lâu, cọp không thấy ông Giáp xông vào phá miếng nghề của mình, liền gầm lên phóng lại vòng chiến. Ông Giáp vung roi đánh tiếp. Một lần nữa dân Bàu Lòng được xem mê mệt, cát bụi mù mịt không phân biệt được đâu là người, đâu là thú. Lát sau cọp bèn giở lại miếng cũ. Ông Giáp lại chống roi đứng chờ tái chiến.
Lần này chờ cũng không thấy ông Giáp phá miếng "trâu vằn". Cọp lại xoay mình phóng vào vòng chiến. Phen này ông Giáp ra đòn rất hiểm. Chỉ ít phút sau người ta nghe tiếng cọp rống thật to, nhảy ra khỏi vòng bỏ chạy. Tiếp theo, một tiếng rống to hơn, dài hơn, nhìn lại thấy ông Ất đứng bên xác cọp. Tất cả mọi người đứng xem không ai thấy ông Ất ra tay. Nhưng ông Ất thì đoán được đường rút lui của cọp, ông liền lao ra chặn đầu, dưới ngọn roi ngàn cân của ông, cọp hết đường thoát.
Đi tìm hậu duệ của Võ lâm Tân Khánh
Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, không chỉ có những bậc tiền bối mới có tài đả cọp, năm 1914, ông Ất được chính quyền Pháp mời về Sài Gòn đánh cọp nhân lễ khai thị chợ Bến Thành. Nhưng ông từ chối và giao cho con gái "rượu" là bà Năm Vuông (Võ Thị Vuông), lúc ấy mới ngoài 20 tuổi.
Hàng ngàn quan khách dự lễ hôm đó ai cũng tỏ ra e ngại cho phận nữ nhi, phận "liễu yếu, sương mai" đâu dễ đương đầu chúa sơn lâm? Chỉ một tiếng gầm thôi cũng đủ làm người nhát gan mất vía. Ông Ất giao trách nhiệm đương đầu với cọp dữ trên sàn đấu cho con gái mình thật bội phần nguy hiểm, song ông tin vào tài năng võ học của con mình đủ sức hạ bất cứ con cọp dữ nào.
Bản thân bà Năm Vuông cũng hiểu rõ phận nữ nhi không dễ "tốc chiến, tốc thắng" mà phải đánh dai dẳng, nhằm phá sức cọp mới bảo toàn tính mạng. Cuộc thư hùng giữa người và thú khởi từ ban mai, đến giờ ngọ mới kết thúc. Người và thú máu me nhuộm đỏ. Cọp xoay trở rất nhanh, đưa vuốt chụp liên hồi, nhưng bà Năm Vuông nhanh hơn. Khi thọc ngược đao, lúc tả, lúc hữu… thân pháp nhịp nhàng, đáng mặt con nhà võ.
Cọp dần dần ra máu nhiều và kiệt sức, xoay trở chậm chạp. Sau cùng nhận lấy ngọn lao hiểm kết thúc cuộc đấu. Năm 1973, NXB Lửa Thiêng đã dành nhiều trang nói về cuộc giao đấu "sinh tử" này trong cuốn "Những môn võ bí truyền trên thế giới", của tác giả Hàn Thanh.
Các môn đệ của Võ lâm Tân Khánh - Bà Trà tại buổi tập ở Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh. |
Đến nay trải qua bao biến đổi thăng trầm của những tháng ngày tao loạn, võ phái Tân Khánh - Bà Trà đã bước sang đời thứ năm. Tiến sĩ, võ sư Hồ Tường cho biết, anh em ông Ất, ông Giáp được xếp vào hàng tiên sư, đời thứ nhất; kế đến Võ Văn Trực (Sáu Trực); Võ Văn Phiên (Bảy Phiên); Hồ Văn Lành (tức võ sư Từ Thiện, mất 2005).
Đến nay, hậu duệ đời thứ năm cũng là hậu duệ duy nhất còn lại biết các thế võ đánh cọp của môn phái này chính là tiến sĩ, võ sư Hồ Tường - con trai võ sư Từ Thiện, hiện dạy võ từ thiện tại TP Hồ Chí Minh. Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, võ đánh cọp có 10 thế riêng, mỗi thế có 10 biến thế, diễn nôm như sau: Thế thứ nhất hoành đả hỏa xa; thứ hai phù phóng; thứ ba roi hoành; thứ tư phục hổ tang tành; thứ năm xà địa giữ mình cho xinh; thứ sáu roi đăm lèo; thứ bảy hồi mã đừng theo mà lầm; thứ tám phục hổ đạt trùng; thứ chín bát tự; thứ mười đâm đôi.
Đối với các bậc tiên sư của ông, chưa nghe nói có con hổ dữ nào thoát được 10 thế võ này. Đặc trưng của phái võ này là lối tấn công phối hợp và liên hoàn. Những đòn chân, đòn tay, tung theo đường thẳng, làm rối loạn sự phòng ngự của đối phương, giúp cho sự tấn công đạt hiệu quả cao. Những kỹ thuật cận chiến dùng đầu gối, cùi chỏ, nắm đấm, cạnh bàn tay, ức bàn tay… giúp môn sinh có kỹ năng chiến đấu trong mọi tình huống. Quyền cước không cầu kỳ, phù hợp với thể tạng người Việt Nam bé nhỏ.
Một võ phái từng một thời lẫy lừng như vậy, nhưng giờ đây ở nơi khai sinh ra phái võ vang danh thiên hạ nhưng rất khó tìm thấy vết tích của võ đường? Gần đây, tỉnh Bình Dương đã có quyết định khôi phục lại làng võ này.
Tiến sĩ sử học Hồ Sơn Diệp (Trường ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh), người chấp bút đề án "Khôi phục võ lâm Tân Khánh Bà Trà", cho biết đề án đang trong giai đoạn hoàn chỉnh và triển khai. Theo đề án, tới đây sẽ tiến hành xây dựng võ đường, nhà truyền thống, khôi phục các bài quyền, binh khí, trang phục cho môn phái…. Tiến tới đưa môn phái này hòa nhập vào làng võ cổ truyền quốc gia và thế giới.
Đến khi đó, võ lâm Tân Khánh - Bà Trà sẽ không còn là tài sản của người Bình Dương nữa mà sẽ trở thành di sản văn hóa quốc gia. Bởi việc để một phái võ nổi tiếng như vậy thất truyền là có tội với tiền nhân. Vì trong thực tế những người biết võ Tân Khánh - Bà Trà có thể đánh và đánh thắng cọp dữ là điều đã được tiền nhân ghi nhận.
Nguồn: Phương Cường (CAND)
Bình luận