(VTC News) - Cụ dặn dò tôi: “Nếu gặp Linh thì bảo bà nhớ Linh nhiều lắm. Bà yêu Linh nhiều lắm. Linh giữ gìn sức khỏe nhé. Đừng uống rượu nhiều…”.
Ông Lâm trao đổi bằng tiếng Mông với mấy người liền, thì được biết, cụ bà Hạng Thị Sông hiện đang bị “nhốt” ở nhà ông Vàng A Đỏ, là con trai của bà Hạng Thị Sông.
Căn nhà gỗ khang trang mới dựng khá lớn nằm ngay dưới chân núi hiện ra trong mây mù. Thấy đoàn khách đến, chủ nhà hồ hởi ra đón. Chị Dính, chủ nhà đốt lửa cho chúng tôi sưởi ấm.
Tôi trình bày là nhà báo, muốn gặp lại bà Hạng Thị Sông để hỏi thăm về chuyện tình với anh Giàng A Linh, thì chị Dính tỏ ra không vui lắm. Chị nói giọng tiếng Kinh lơ lớ: “Khổ lắm nhà báo ơi! Bà mẹ mình già rồi mà vẫn thích trai trẻ, làm xấu mặt cả nhà ta. Nhà ta ngượng với làng bản lắm rồi”.
Chị Dính vừa nói dứt câu, thì có tiếng cửa mở cọt kẹt. Trước mặt tôi chính là cụ bà Hạng Thị Sông. Cụ bà vẫn như xưa, dáng dấp nhỏ, gầy, nhưng nước da căng bóng. Trên tay cụ bà cầm một nắm mũ mão, khăn thổ cẩm, vòng vèo.
Tưởng khách du lịch, bà cứ dúi những thứ ấy mời mua. Hàng chục năm bán hàng ở thị trấn, tiếp xúc với người dưới xuôi, với đủ các loại khách từ khắp thế giới, nhưng cụ bà vẫn chẳng nói được tiếng gì ngoài tiếng Mông.
“Người rừng” Trần Ngọc Lâm phiên dịch, nói rằng, có nhà báo gặp bà, hỏi chuyện về mối tình với Giàng A Linh, thì bà mới thôi chào mời. Vừa nhắc đến Giàng A Linh, cụ bà đã vén vạt áo lau nước mắt.
Mấy năm trước, khi nhắc đến chuyện Giàng A Linh bị bệnh, thi thoảng lại lăn ra co giật, bà Hạng Thị Sông thương người tình đã tuôn nước mắt. Giờ nhắc đến Linh, bà lại khóc được ngay.
Khi bà Sông còn đang lau nước mắt, thì một cô chắt xen vào: “Cụ con nhớ người yêu đấy các chú ạ. Ngày nào cụ cũng tâm sự với bọn con. Cụ bảo cụ nhớ chú Linh như con nai nhớ rừng, như con cá nhớ sông, con đại bàng nhớ núi. Cụ con hay khóc lắm. Cứ nhắc đến chú Linh là cụ khóc ngay”.
Rồi bà Sông nắm tay hỏi tôi: “Cháu có gặp Linh không? Nó có khỏe không? Có có còn nhớ bà hay quên bà rồi?”.
Hỏi han một hồi, rồi bà quay sang mắng nhiếc đám con. Bà kể rằng, đám con đã chia rẽ mối tình của bà, đã bắt bà về, nhốt như tù nhân.
Chị Dính cũng rơm rớm nước mắt kể rằng, việc nhốt mẹ ở nhà là việc cực chẳng đã. Cuộc đời mẹ chị vốn nhiều bất hạnh, đã qua tới mấy đời chồng mà chẳng được bình yên.
Chồng đầu của bà Sông là với cụ ông ở xã Sa Pả. Nhưng có với nhau được 3 người con thì chồng chết.
Sau đó, bà Sông yêu cụ ông ở bản Cát Cát. Nhưng tình duyên trắc trở. Bà Sông có một người con với ông này, nhưng lại không đi đến được hôn nhân, vì gia đình nhà trai ngăn cản.
Gạt nước mắt, bà Sông lấy chồng ở xã San Sả Hồ. Có với ông này một người con, thì ông chết vì bạo bệnh. Bà Sông đi bước nữa với người đàn ông ở xã Sử Pán, đẻ được 3 người con. Nhưng rồi, cụ ông này cũng bỏ bà đi trước vì tuổi già.
Bao năm cô đơn, chèo chống nuôi con, đến cuối đời, bà Sông mới lại có được một cuộc tình trong mộng, với chàng trai sinh năm 1975, tức kém bà tới 52 tuổi. Họ đã có thời gian yêu nhau say đắm ngót một thập kỷ.
Chị Dính bảo: “Họ yêu nhau kinh lắm, không sao tách ra được. Hồi trước, các cụ trong bản cứ đến nhà mình đề nghị kéo mẹ mình về, chứ cứ để yêu nhau lộn tùng phèo thế thì chả ra sao cả. Có đến cả chục lần đích thân mình và các cháu về Sapa, nói nặng có, nói nhẹ có, nhưng chẳng ăn thua gì.
Lần nào mình về, mẹ cũng tránh mặt, không thèm nói chuyện. Mình nói nhiều quá thì bà đuổi mình về. Bà chửi ráo cả con lẫn cháu. Mình gặp thằng Linh, bảo nó đừng yêu bà già nữa, đi tìm gái trẻ mà lấy, nhưng thằng Linh lại bảo chỉ yêu mẹ mình thôi, không yêu ai khác nữa.
Suốt mấy năm trời can ngăn chẳng được, nên gia đình cũng nản, mặc kệ mẹ muốn làm gì thì làm, muốn yêu thì yêu. Yêu nhau thì mặc kệ, chứ lấy nhau thì nhất định không đồng ý. Mẹ mình cũng dẫn Linh về đòi cưới, nhưng nhà mình đuổi thẳng cổ, nên không dám về nữa”.
Theo chị Dính, cách đây mấy tháng, bà Mẩy, người cùng bán hàng rong với cụ bà Sông ở thị trấn Sapa hớt hải chạy về thông báo bà Sông bị ốm nặng lắm, nằm bẹp trong nhà trọ.
Nghe tin mẹ ốm mà như… bắt được vàng. Chị Dính và anh trai là ông Đỏ, cùng đám con cháu tức tốc xuống thị trấn Sapa đón bà Sông về nhà chăm sóc. Sau khi được thầy lang bốc thuốc, được chăm bẵm tận tình, thì bà Sông khỏi bệnh. Bà đòi về thị trấn bán hàng, nhưng đám con cháu không cho đi nữa.
Từ bấy đến nay, mấy người con phân công nhau trông nom, không cho bà bước chân xuống đường cái. Không gian của bà chỉ là căn nhà, mảnh sân và đoạn dốc. Hễ bà bước chân ra đường cái là đám con cháu chạy theo kéo bà về.
Nhiều lần bà nổi khùng, chửi bới, đòi đi, nhưng đám con cháu cứ bỏ ngoài tai, nhất định không cho bà đi nữa. Bà nhớ Sapa, nhớ người tình, đám con cháu cũng làm ngơ.
Tôi hỏi: “Thế Giàng A Linh có đến tìm bà Sông không?”. Một cô cháu bảo: “Mấy lần chú Linh tìm đến, nhưng cả nhà cháu xua đuổi, không cho chú ấy vào nhà gặp cụ. Lâu nay không thấy lên nữa”.
Chào từ biệt gia đình, cụ bà Hạng Thị Sông cứ chạy theo chúng tôi, phát cho mỗi người một chiếc mũ, đeo cho mỗi người một chiếc vòng may mắn. Cụ dặn dò tôi: “Nếu gặp Linh thì bảo bà nhớ Linh nhiều lắm. Bà yêu Linh nhiều lắm. Linh giữ gìn sức khỏe nhé. Đừng uống rượu nhiều…”.
Còn tiếp…
Đường về xã Sử Pán (Sapa, Lào Cai) ngập chìm trong mây mù. Lương y Phạm Văn Thanh lái xe bò từng mét. Đoạn đường có 20km mà chúng tôi phải mất gần 3 tiếng mới vào đến nơi.
Trên những tảng đá ven đường, trong cái lạnh ngằn ngặt, những thiếu nữ Mông, Giáy, Dao vẫn cần mẫn đan len. Hỏi nhà bà Hạng Thị Sông, ai cũng lắc đầu không biết, hỏi bà cụ 90 yêu chàng trai 38, cũng chẳng ai hay.
Câu chuyện tình ầm ĩ mấy năm trước khiến cả nước quan tâm, nhưng đồng bào Mông ở vùng này chẳng hề để ý. Có thể, trong suy nghĩ của họ, chuyện đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên, cũng có thể họ chẳng đọc báo, nên không biết.
Cụ bà Hạng Thị Sông và Giàng A Linh thời nồng cháy |
Ông Lâm trao đổi bằng tiếng Mông với mấy người liền, thì được biết, cụ bà Hạng Thị Sông hiện đang bị “nhốt” ở nhà ông Vàng A Đỏ, là con trai của bà Hạng Thị Sông.
Căn nhà gỗ khang trang mới dựng khá lớn nằm ngay dưới chân núi hiện ra trong mây mù. Thấy đoàn khách đến, chủ nhà hồ hởi ra đón. Chị Dính, chủ nhà đốt lửa cho chúng tôi sưởi ấm.
Tôi trình bày là nhà báo, muốn gặp lại bà Hạng Thị Sông để hỏi thăm về chuyện tình với anh Giàng A Linh, thì chị Dính tỏ ra không vui lắm. Chị nói giọng tiếng Kinh lơ lớ: “Khổ lắm nhà báo ơi! Bà mẹ mình già rồi mà vẫn thích trai trẻ, làm xấu mặt cả nhà ta. Nhà ta ngượng với làng bản lắm rồi”.
Thấy khách đến nhà, theo thói quen, cụ bà Hạng Thị Sông trở dậy bán hàng rong |
Tưởng khách du lịch, bà cứ dúi những thứ ấy mời mua. Hàng chục năm bán hàng ở thị trấn, tiếp xúc với người dưới xuôi, với đủ các loại khách từ khắp thế giới, nhưng cụ bà vẫn chẳng nói được tiếng gì ngoài tiếng Mông.
“Người rừng” Trần Ngọc Lâm phiên dịch, nói rằng, có nhà báo gặp bà, hỏi chuyện về mối tình với Giàng A Linh, thì bà mới thôi chào mời. Vừa nhắc đến Giàng A Linh, cụ bà đã vén vạt áo lau nước mắt.
Con cháu thay nhau ở nhà giám sát cụ Sông |
Khi bà Sông còn đang lau nước mắt, thì một cô chắt xen vào: “Cụ con nhớ người yêu đấy các chú ạ. Ngày nào cụ cũng tâm sự với bọn con. Cụ bảo cụ nhớ chú Linh như con nai nhớ rừng, như con cá nhớ sông, con đại bàng nhớ núi. Cụ con hay khóc lắm. Cứ nhắc đến chú Linh là cụ khóc ngay”.
Rồi bà Sông nắm tay hỏi tôi: “Cháu có gặp Linh không? Nó có khỏe không? Có có còn nhớ bà hay quên bà rồi?”.
Cụ Hạng Thị Sông |
Chị Dính cũng rơm rớm nước mắt kể rằng, việc nhốt mẹ ở nhà là việc cực chẳng đã. Cuộc đời mẹ chị vốn nhiều bất hạnh, đã qua tới mấy đời chồng mà chẳng được bình yên.
Chồng đầu của bà Sông là với cụ ông ở xã Sa Pả. Nhưng có với nhau được 3 người con thì chồng chết.
Sau đó, bà Sông yêu cụ ông ở bản Cát Cát. Nhưng tình duyên trắc trở. Bà Sông có một người con với ông này, nhưng lại không đi đến được hôn nhân, vì gia đình nhà trai ngăn cản.
Cụ Sông tặng mũ cho ông Lâm |
Tặng mũ cho lương y Phạm Văn Thanh |
Bao năm cô đơn, chèo chống nuôi con, đến cuối đời, bà Sông mới lại có được một cuộc tình trong mộng, với chàng trai sinh năm 1975, tức kém bà tới 52 tuổi. Họ đã có thời gian yêu nhau say đắm ngót một thập kỷ.
Chị Dính bảo: “Họ yêu nhau kinh lắm, không sao tách ra được. Hồi trước, các cụ trong bản cứ đến nhà mình đề nghị kéo mẹ mình về, chứ cứ để yêu nhau lộn tùng phèo thế thì chả ra sao cả. Có đến cả chục lần đích thân mình và các cháu về Sapa, nói nặng có, nói nhẹ có, nhưng chẳng ăn thua gì.
Cụ Sông và con cháu |
Suốt mấy năm trời can ngăn chẳng được, nên gia đình cũng nản, mặc kệ mẹ muốn làm gì thì làm, muốn yêu thì yêu. Yêu nhau thì mặc kệ, chứ lấy nhau thì nhất định không đồng ý. Mẹ mình cũng dẫn Linh về đòi cưới, nhưng nhà mình đuổi thẳng cổ, nên không dám về nữa”.
Theo chị Dính, cách đây mấy tháng, bà Mẩy, người cùng bán hàng rong với cụ bà Sông ở thị trấn Sapa hớt hải chạy về thông báo bà Sông bị ốm nặng lắm, nằm bẹp trong nhà trọ.
Lương y Phạm Văn Thanh tặng quà cho cụ bà Hạng Thị Sông |
Từ bấy đến nay, mấy người con phân công nhau trông nom, không cho bà bước chân xuống đường cái. Không gian của bà chỉ là căn nhà, mảnh sân và đoạn dốc. Hễ bà bước chân ra đường cái là đám con cháu chạy theo kéo bà về.
Nhiều lần bà nổi khùng, chửi bới, đòi đi, nhưng đám con cháu cứ bỏ ngoài tai, nhất định không cho bà đi nữa. Bà nhớ Sapa, nhớ người tình, đám con cháu cũng làm ngơ.
“Nếu cháu gặp Linh thì bảo bà nhớ Linh nhiều lắm" |
Chào từ biệt gia đình, cụ bà Hạng Thị Sông cứ chạy theo chúng tôi, phát cho mỗi người một chiếc mũ, đeo cho mỗi người một chiếc vòng may mắn. Cụ dặn dò tôi: “Nếu gặp Linh thì bảo bà nhớ Linh nhiều lắm. Bà yêu Linh nhiều lắm. Linh giữ gìn sức khỏe nhé. Đừng uống rượu nhiều…”.
Còn tiếp…
Thụy Bình
Bình luận