(VTC News) – Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chu kỳ kinh nguyệt thất thường của chị em.
1. Thường xuyên đau bụng
Đau bụng quằn quại kéo dài trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt có thể là một dấu hiệu của viêm màng dạ con, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hay u nang buồng trứng có gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh con của phụ nữ.
Vì vậy, điều trị chứng đau bụng trong thời gian sớm là một trong những việc cần thiết không nên bỏ qua.
Vì vậy, điều trị chứng đau bụng trong thời gian sớm là một trong những việc cần thiết không nên bỏ qua.
2. Mất kinh nguyệt
Trường hợp kinh nguyệt không bắt đầu ở tuổi 16 chính là biểu hiện của vô kinh nguyên phát. Nhưng nếu chu kì kinh nguyệt đã bắt đầu ở đúng độ tuổi dậy thì nhưng lại đột ngột không xuất hiện trong 3 tháng tiếp sau đó hoặc lâu hơn thì tình trạng này được gọi là vô kinh thứ phát.
Vô kinh kéo dài có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên quá lo lắng vì vô kinh nguyên phát và thứ phát đều có thể điều trị được bằng thuốc tùy thuộc vào tình trạng thể chất của cơ thể.
Vô kinh kéo dài có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên quá lo lắng vì vô kinh nguyên phát và thứ phát đều có thể điều trị được bằng thuốc tùy thuộc vào tình trạng thể chất của cơ thể.
3. Chu kỳ kinh kéo dài
Sẽ là không tốt chút nào nếu thời gian nguyệt san kéo dài hơn 7 tới 10 ngày. Đây chính là tình trạng rong kinh do quá trình tăng trưởng bất thường trong tử cung. Những ngày kinh nguyệt kéo dài thường khiến các chị em trở nên mệt mỏi, làm việc, học tập không mấy hiệu quả.
4. Kinh nguyệt ra nhiều
Khi phụ nữ phải thay băng vệ sinh hay tampon liên tục sau 2 giờ đồng hồ do lượng kinh nguyệt quá nhiều cũng là một biểu hiện không tốt cho sức khỏe sinh sản bởi nó có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác.
Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đó, hãy sớm đi tới gặp bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.
Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng đó, hãy sớm đi tới gặp bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.
5. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có rất nhiều loại triệu chứng, bao gồm cả thay đổi tâm trạng, đau ngực, thèm ăn, mệt mỏi, khó chịu và trầm cảm trước mỗi chu kỳ khoảng 1 tuần.
Những triệu chứng này có xu hướng nhiều hơn ở độ tuổi cuối 20 và đầu 30. Mọi người cũng cần chú ý để hạn chế những tình trạng nêu trên bởi nếu kéo dài, sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Những triệu chứng này có xu hướng nhiều hơn ở độ tuổi cuối 20 và đầu 30. Mọi người cũng cần chú ý để hạn chế những tình trạng nêu trên bởi nếu kéo dài, sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
6. Kinh nguyệt vón cục
Sở dĩ xuất hiện tình trạng này là do tử cung co bóp để đẩy máu ra ngoài, tuy nhiên lại có những yếu tố ngăn cản quá trình đó dẫn đến hiện tượng máu đông trong thời kỳ kinh nguyệt.
Biểu hiện này có thể liên quan đến u nang tử cung, u xơ tử cung hay thậm chí nhiễm trùng (như viêm âm đạo do vi khuẩn) hoặc dấu hiệu của ung thư. Khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy đến ngay bác sĩ để kiểm tra.
Biểu hiện này có thể liên quan đến u nang tử cung, u xơ tử cung hay thậm chí nhiễm trùng (như viêm âm đạo do vi khuẩn) hoặc dấu hiệu của ung thư. Khi thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào, hãy đến ngay bác sĩ để kiểm tra.
7. Rối loạn nội tiết
Rối loạn nội tiết hay mất cân bằng nội tiết là tình trạng hoạt động không điều hòa của cả hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng.
Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ mật thiết đối với sức khỏe của phụ nữ. Do đó, nếu bị rối loạn nội tiết, hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để tránh những ảnh hưởng sinh sản về sau.
Nội tiết tố nữ đóng một vai trò rất quan trọng và có mối liên hệ mật thiết đối với sức khỏe của phụ nữ. Do đó, nếu bị rối loạn nội tiết, hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để tránh những ảnh hưởng sinh sản về sau.
Ngọc Hiền (Theo: Boldsky)
Bình luận