(VTC News) - Sau khi cồn Gáo biến mất thì lượng nước chảy qua chân cầu Hóa An rất xiết nên ai nhảy từ trên cầu xuống sẽ bị cuốn trôi nhanh về phía hạ lưu.
Cầu Hóa An (dân Biên Hòa quen gọi là cầu Mới) là cây cầu bắc qua sông Đồng Nai và nằm trên Quốc lộ 1K thuộc địa phận xã Hóa An (TP.Biên Hòa). Cây cầu là cửa ngõ quan trọng ra vào nội ô TP. Biên Hòa nhưng tại cây cầu này cũng từng chứng kiến rất nhiều vụ nhảy cầu tự tử nên không biết tự bao giờ người ta còn gọi là cầu “hóa kiếp”.
Ba lần sập cầu
Theo tư liệu, cầu Hóa An (trước năm 1975) có cấu trúc hiện đại, dài 820m, rộng 8m với 27 nhịp. Các trụ cầu đều rào bao quanh bằng những tấm lưới thép kèm bóng điện 1000W. Cứ 4 trụ cầu có một vọng gác, 2 trụ giữa sông có vọng gác sát mặt nước. Hai đầu cầu có một đại đội lính bảo vệ với các nhà ngủ, lô cốt vững chắc.
Cách 50m phía thượng lưu và hạ lưu cầu, chính quyền Mỹ - Ngụy giăng dây kẽm gai ngầm đề phòng đặc công quân giải phóng đột nhập, chỉ chừa một lối cho thuyền bè qua lại. Dưới mặt sông có hai chiếc bo bo túc trực tuần tiễu, đèn pha quét sáng rực. Cầu Hóa An do công binh Mỹ và lính đánh thuê Nam Triều Tiên trực tiếp xây dựng từ năm 1970 đến năm 1971 thì khánh thành.
Trước năm 1975, cầu Hóa An thuộc vào loại hiện đại nhất ở miền Đông Nam Bộ thời bấy giờ. Cầu nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Vì là cây cầu quan trọng chiến lược nên được chính quyền Mỹ - Ngụy bảo vệ nghiêm ngặt suốt ngày đêm. Lính bảo vệ tại các chốt gác được trang bị súng tiểu liên M16 và lựu đạn hơi cay để chống đặc công của quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Lính gác cầu được quyền bắn bất kỳ vật gì nghi ngờ trôi nổi qua cầu.
Kể từ ngày xây dựng cầu đến nay, cầu đã ba lần bị sập. Trong ba lần sập cầu có hai lần do chiến tranh và một lần do quá tải trong thời bình.
Cầu sập lần đầu tiên vào một đêm của năm 1974 sau một tiếng nổ rất lớn. Tiếng nổ kinh hoàng, rung chuyển cả một vùng lúc 2 giờ 15 phút ngày 21/10/1974. Cầu Hóa An bị phá sập hoàn toàn 1-2 nhịp, ba chiến sĩ đặc công anh dũng hy sinh.
Trước đó, vào tháng 10-1974 nhận được chỉ thị của Bộ tư lệnh Miền, Trung đoàn 113 (nay là Lữ đoàn Đặc công 113 Binh chủng Đặc công) được lệnh phá hủy cầu Hóa An nhằm cắt đứt con đường huyết mạch trung chuyển hàng hóa nối từ sân bay quân sự Biên Hòa và Sài Gòn. Sau đó, cầu tiếp tục được chính quyền Mỹ-Ngụy nối tạm bằng khung lồng sắt và được canh phòng cẩn thận hơn.
Trưa ngày 30/4/1975, trên đường rút chạy về Sài Gòn, tốp lính ngụy gác cầu được lệnh đánh sập một nhịp của cầu Hóa An nhằm ngăn chặn bước tiến của bộ đội tiến về giải phóng Sài Gòn. Sau ngày 30/4/1975, nhịp cầu sập được làm chính quyền cách mạng làm tạm lại bằng khung lồng sắt, gắn biển cảnh báo tải trọng 8 tấn.
Ông Nguyễn Văn Trắc (84 tuổi, nhà ở xóm Lò Bò, phường Hòa Bình, TP. Biên Hòa) nhớ lại, vào buổi chiều tháng 12/1980, cầu Hóa An đã gãy sập ngay đoạn giữa. Trước khi cầu sập có rất nhiều người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy trên cầu, hầu hết là công nhân và dân lao động trên đường về sau giờ làm việc.
Điều may mắn là trước đó có nhiều ghe đánh cá và tàu của cảnh sát đường sông tập trung dưới sông, nên kịp thời ứng cứu vớt nhiều người rớt xuống sông nên hạn chế số người chết đuối.
Nguyên nhân của sự việc do đoàn xe gồm 4 chiếc xe ben Kamaz có trọng tải xe 8 tấn/chiếc nhưng chất đầy đá, ước tổng trọng lượng mỗi xe đến 20 tấn đi từ mỏ đá Hóa An về Biên Hòa. Do cầu hẹp chỉ đi được một chiều xe nên bốn xe này tranh thủ nối đuôi nhau lên cầu và cây cầu không chịu nổi.
Nhảy cầu tự tử
Thật ra chưa ai thống kê được con số bao nhiêu người tự tử ở cầu Hóa An từ năm 1975 đến nay nhưng chúng tôi dò hỏi các nhân chứng thì họ đều tin rằng con số là khá nhiều, có thể hàng trăm vụ. Mỗi vụ án nhảy cầu Hóa An tự tử thường được báo chí cập nhật liên tục. Tuy vậy, đằng sau những vụ chọn cái chết tại cây cầu “hóa kiếp” bao trùm những câu chuyện huyền bí hoặc được người dân sống xung quanh chân cầu thêu dệt lung tung thêm.
Ông Trần Văn Phước (55 tuổi, ngụ KP 1, phường Bửu Long, TP. Biên Hòa) là dân chài lưới lâu năm tại khúc sông khu vực cầu Hóa An cho rằng trước đây về phía hạ lưu có cái cồn diện tích gần 1 ha gọi là cồn Gáo. Về sau cồn này đã bị nước sông xói mòn rồi cuốn trôi. Bởi vậy, sau khi cồn Gáo biến mất thì lượng nước chảy qua chân cầu Hóa An rất xiết nên ai nhảy từ trên cầu xuống sẽ bị cuốn trôi nhanh về phía hạ lưu.
Ông Phước kể :“Từ trước tới nay khi tôi đi đánh cá dưới sông, nhìn lên cầu tôi chứng kiến rất nhiều vụ nhảy cầu. Thấy người tự tử là tôi không quản ngại nhảy ào xuống sông bơi tới cứu. Tôi cũng không nhớ mình đã đưa bao nhiêu nạn nhân lên bờ. Nam nữ, già trẻ đều có mà nhiều nhất là những cô gái trẻ” .
Nhớ lại khoảng vài tháng trước, lúc đang đánh cá thì bất chợt ông Phước nghe có tiếng người trên cầu gọi cứu. Nhìn về phía chân cầu thì ông thấy hai học sinh (1 nam, 1 nữ) quơ tay vùng vẫy. Ông Phước kịp bơi đến kéo được một em còn trên nổi mặt sông, còn một em thì phải lặn xuống mò mẫm mãi mới tìm thấy. Cũng may còn kịp nên sau khi hô hấp, hai em học sinh đã thở được...
Ông Phước còn kể thêm, tại cầu Hóa An, vào khoảng tháng 5/2012, ông cũng cứu mạng một cháu bé hành nghề ăn xin, không hiểu vì lý do gì mà cháu bé nhảy cầu (?).
Bà T.T.H (xin giấu tên), người bán bánh mì tại chân cầu Hóa An góp thêm những câu chuyện tự tử của những con người mạt phận. Lần đó, có đôi nam nữ dừng xe trên cầu đứng nói chuyện lâu lắm. Cả hai cột tay mình chung một sợ dây đỏ rồi trèo lên thành cầu và nhảy xuống khiến người đi đường một phen tá hỏa. Sau vài ngày, người nhà nạn nhân mới tìm được xác trôi cách cầu hàng trăm mét, xác cả hai còn ôm chặt vào nhau.
Theo bà T.T.H thì đối tượng nhảy cầu đủ thứ thành phần và cũng nhiều nguyên nhân nhưng trong đó chuyện về thất tình, chia tay người yêu, lục đục trong hôn nhân vợ chồng là nhiều nhất.
Bà H. để ý thời điểm xảy ra các vụ tự tử thường tầm 11 giờ trưa và 10 giờ đêm. Thậm chí cũng có người từ TP.HCM, Bình Dương cũng muốn “hóa kiếp” tại cầu Hóa An này. Điều làm bà H. khó lý giải nhất là tất cả nạn nhận thường chọn một vị trí giữa cầu để nhảy. Có lẽ họ nghĩ giữa cây cầu cũng là điểm giữa của dòng sông, nơi sâu nhất, nhảy xuống là chìm luôn.
Trí Bùi
Cầu Hóa An (dân Biên Hòa quen gọi là cầu Mới) là cây cầu bắc qua sông Đồng Nai và nằm trên Quốc lộ 1K thuộc địa phận xã Hóa An (TP.Biên Hòa). Cây cầu là cửa ngõ quan trọng ra vào nội ô TP. Biên Hòa nhưng tại cây cầu này cũng từng chứng kiến rất nhiều vụ nhảy cầu tự tử nên không biết tự bao giờ người ta còn gọi là cầu “hóa kiếp”.
Ba lần sập cầu
Theo tư liệu, cầu Hóa An (trước năm 1975) có cấu trúc hiện đại, dài 820m, rộng 8m với 27 nhịp. Các trụ cầu đều rào bao quanh bằng những tấm lưới thép kèm bóng điện 1000W. Cứ 4 trụ cầu có một vọng gác, 2 trụ giữa sông có vọng gác sát mặt nước. Hai đầu cầu có một đại đội lính bảo vệ với các nhà ngủ, lô cốt vững chắc.
Cách 50m phía thượng lưu và hạ lưu cầu, chính quyền Mỹ - Ngụy giăng dây kẽm gai ngầm đề phòng đặc công quân giải phóng đột nhập, chỉ chừa một lối cho thuyền bè qua lại. Dưới mặt sông có hai chiếc bo bo túc trực tuần tiễu, đèn pha quét sáng rực. Cầu Hóa An do công binh Mỹ và lính đánh thuê Nam Triều Tiên trực tiếp xây dựng từ năm 1970 đến năm 1971 thì khánh thành.
Cầu Hóa An trước năm 1975. Ảnh tư liệu |
Trước năm 1975, cầu Hóa An thuộc vào loại hiện đại nhất ở miền Đông Nam Bộ thời bấy giờ. Cầu nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Vì là cây cầu quan trọng chiến lược nên được chính quyền Mỹ - Ngụy bảo vệ nghiêm ngặt suốt ngày đêm. Lính bảo vệ tại các chốt gác được trang bị súng tiểu liên M16 và lựu đạn hơi cay để chống đặc công của quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Lính gác cầu được quyền bắn bất kỳ vật gì nghi ngờ trôi nổi qua cầu.
Kể từ ngày xây dựng cầu đến nay, cầu đã ba lần bị sập. Trong ba lần sập cầu có hai lần do chiến tranh và một lần do quá tải trong thời bình.
Cầu sập lần đầu tiên vào một đêm của năm 1974 sau một tiếng nổ rất lớn. Tiếng nổ kinh hoàng, rung chuyển cả một vùng lúc 2 giờ 15 phút ngày 21/10/1974. Cầu Hóa An bị phá sập hoàn toàn 1-2 nhịp, ba chiến sĩ đặc công anh dũng hy sinh.
Cầu Hóa An do công binh Mỹ và lính đánh thuê Nam Triều Tiên trực tiếp xây dựng từ năm 1970 đến năm 1971 thì hoàn thành. Ảnh tư liệu |
Trước đó, vào tháng 10-1974 nhận được chỉ thị của Bộ tư lệnh Miền, Trung đoàn 113 (nay là Lữ đoàn Đặc công 113 Binh chủng Đặc công) được lệnh phá hủy cầu Hóa An nhằm cắt đứt con đường huyết mạch trung chuyển hàng hóa nối từ sân bay quân sự Biên Hòa và Sài Gòn. Sau đó, cầu tiếp tục được chính quyền Mỹ-Ngụy nối tạm bằng khung lồng sắt và được canh phòng cẩn thận hơn.
Trưa ngày 30/4/1975, trên đường rút chạy về Sài Gòn, tốp lính ngụy gác cầu được lệnh đánh sập một nhịp của cầu Hóa An nhằm ngăn chặn bước tiến của bộ đội tiến về giải phóng Sài Gòn. Sau ngày 30/4/1975, nhịp cầu sập được làm chính quyền cách mạng làm tạm lại bằng khung lồng sắt, gắn biển cảnh báo tải trọng 8 tấn.
Một vụ nhảy cầu Hóa An tự tử trong năm 2015. Ảnh sưu tầm |
Ông Nguyễn Văn Trắc (84 tuổi, nhà ở xóm Lò Bò, phường Hòa Bình, TP. Biên Hòa) nhớ lại, vào buổi chiều tháng 12/1980, cầu Hóa An đã gãy sập ngay đoạn giữa. Trước khi cầu sập có rất nhiều người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy trên cầu, hầu hết là công nhân và dân lao động trên đường về sau giờ làm việc.
Điều may mắn là trước đó có nhiều ghe đánh cá và tàu của cảnh sát đường sông tập trung dưới sông, nên kịp thời ứng cứu vớt nhiều người rớt xuống sông nên hạn chế số người chết đuối.
Nguyên nhân của sự việc do đoàn xe gồm 4 chiếc xe ben Kamaz có trọng tải xe 8 tấn/chiếc nhưng chất đầy đá, ước tổng trọng lượng mỗi xe đến 20 tấn đi từ mỏ đá Hóa An về Biên Hòa. Do cầu hẹp chỉ đi được một chiều xe nên bốn xe này tranh thủ nối đuôi nhau lên cầu và cây cầu không chịu nổi.
Vị trí giữa cầu Hóa An thường là nơi các nạn nhân chọn làm nơi kết liễu đời mình |
Nhảy cầu tự tử
Thật ra chưa ai thống kê được con số bao nhiêu người tự tử ở cầu Hóa An từ năm 1975 đến nay nhưng chúng tôi dò hỏi các nhân chứng thì họ đều tin rằng con số là khá nhiều, có thể hàng trăm vụ. Mỗi vụ án nhảy cầu Hóa An tự tử thường được báo chí cập nhật liên tục. Tuy vậy, đằng sau những vụ chọn cái chết tại cây cầu “hóa kiếp” bao trùm những câu chuyện huyền bí hoặc được người dân sống xung quanh chân cầu thêu dệt lung tung thêm.
Ông Trần Văn Phước (55 tuổi, ngụ KP 1, phường Bửu Long, TP. Biên Hòa) là dân chài lưới lâu năm tại khúc sông khu vực cầu Hóa An cho rằng trước đây về phía hạ lưu có cái cồn diện tích gần 1 ha gọi là cồn Gáo. Về sau cồn này đã bị nước sông xói mòn rồi cuốn trôi. Bởi vậy, sau khi cồn Gáo biến mất thì lượng nước chảy qua chân cầu Hóa An rất xiết nên ai nhảy từ trên cầu xuống sẽ bị cuốn trôi nhanh về phía hạ lưu.
Cầu Hóa An mới được sửa chữa và nâng cấp năm 2014 về đêm đẹp lung linh bởi ánh đèn chiếu sáng. |
Ông Phước kể :“Từ trước tới nay khi tôi đi đánh cá dưới sông, nhìn lên cầu tôi chứng kiến rất nhiều vụ nhảy cầu. Thấy người tự tử là tôi không quản ngại nhảy ào xuống sông bơi tới cứu. Tôi cũng không nhớ mình đã đưa bao nhiêu nạn nhân lên bờ. Nam nữ, già trẻ đều có mà nhiều nhất là những cô gái trẻ” .
Nhớ lại khoảng vài tháng trước, lúc đang đánh cá thì bất chợt ông Phước nghe có tiếng người trên cầu gọi cứu. Nhìn về phía chân cầu thì ông thấy hai học sinh (1 nam, 1 nữ) quơ tay vùng vẫy. Ông Phước kịp bơi đến kéo được một em còn trên nổi mặt sông, còn một em thì phải lặn xuống mò mẫm mãi mới tìm thấy. Cũng may còn kịp nên sau khi hô hấp, hai em học sinh đã thở được...
Ông Phước còn kể thêm, tại cầu Hóa An, vào khoảng tháng 5/2012, ông cũng cứu mạng một cháu bé hành nghề ăn xin, không hiểu vì lý do gì mà cháu bé nhảy cầu (?).
Bà T.T.H (xin giấu tên), người bán bánh mì tại chân cầu Hóa An góp thêm những câu chuyện tự tử của những con người mạt phận. Lần đó, có đôi nam nữ dừng xe trên cầu đứng nói chuyện lâu lắm. Cả hai cột tay mình chung một sợ dây đỏ rồi trèo lên thành cầu và nhảy xuống khiến người đi đường một phen tá hỏa. Sau vài ngày, người nhà nạn nhân mới tìm được xác trôi cách cầu hàng trăm mét, xác cả hai còn ôm chặt vào nhau.
Theo bà T.T.H thì đối tượng nhảy cầu đủ thứ thành phần và cũng nhiều nguyên nhân nhưng trong đó chuyện về thất tình, chia tay người yêu, lục đục trong hôn nhân vợ chồng là nhiều nhất.
Bà H. để ý thời điểm xảy ra các vụ tự tử thường tầm 11 giờ trưa và 10 giờ đêm. Thậm chí cũng có người từ TP.HCM, Bình Dương cũng muốn “hóa kiếp” tại cầu Hóa An này. Điều làm bà H. khó lý giải nhất là tất cả nạn nhận thường chọn một vị trí giữa cầu để nhảy. Có lẽ họ nghĩ giữa cây cầu cũng là điểm giữa của dòng sông, nơi sâu nhất, nhảy xuống là chìm luôn.
Trí Bùi
Bình luận