Dù đã có chồng và 2 đứa con, Lê Thị Thương vẫn lập mưu mẹo để làm đám cưới với một trai tân cách nhà chồng chỉ vài km. Nhà chồng biết được ngày cưới của con dâu xấu tính liền bế hai đứa con đến phá đám cưới.
Quá khứ phải “đổ vỏ” giúp vợ
Trong ngôi nhà anh Tuấn, chồng cũ của Thương, bà Trần Thị Thảo, mẹ anh Tuấn đang bế đứa cháu nội khóc thét đòi mẹ. Bà Thảo vừa dỗ cháu, vừa nghẹn ngào kể con dâu bà quê ở Bạc Liêu, do nghèo quá nên bỏ xứ ra Huế cùng chị gái tìm việc làm. Trước khi gặp con trai bà là anh Lê Văn Tuấn, bà có nghe nói một thời cô làm cái việc “bán trôn nuôi miệng”, sau vì có bầu nên bỏ nghề, xin làm trong quán nhậu.
Tình cờ, Tuấn đến nhậu ở quán Thương đang làm, rồi quen nhau, cùng uống rượu trút bầu tâm sự. Thương kể: “Cuộc đời của em khổ lắm, em phải đi làm gái để có tiền gửi về nuôi mẹ già bệnh tật ở quê. Do không cẩn thận nên lỡ dại với người ta. Em không nỡ lòng bỏ con đâu anh ạ, em sẽ sinh và nuôi nó lớn”. Nghe lời kể của cô gái mới quen, chàng trai nhát gái cảm mến cô gái hơn.
Yêu được 1 tháng, Tuấn dẫn Thương về nhà ra mắt bố mẹ. Biết không giấu được bụng bầu, Tuấn thú nhận với mẹ là: “Thương có bầu trước khi đến với con”. Lúc đầu bà Thảo phản đối kịch liệt nhưng rồi tình yêu mãnh liệt của hai đứa kèm theo lời hứa “sinh đứa bé xong chúng con sẽ cho đứa bé đi, rồi chúng con sẽ xây một mái ấm thật hạnh phúc” làm bà cũng xuôi tai.
Bà Thảo tuyên bố khi sinh ra phải trả lại con cho người ta, không được nuôi con “hai dòng”. Thế là Thương làm vợ Tuấn trên danh nghĩa tình cảm chứ không làm đăng ký kết hôn, không tổ chức đám cưới linh đình.
Năm 2010, Thương sinh con và làm theo lời hứa với mẹ chồng. Thương giao đứa bé lại cho một vợ chồng vô sinh trên Tây Nguyên. Từ đó bắt đầu xây dựng tổ ấm với Tuấn rồi kết quả của tình yêu là hai đứa con “đủ nếp đủ tẻ” kháu khỉnh ra đời. “Thời gian đó chúng nó rất hạnh phúc, chồng đi làm thợ hồ, vợ đi làm thuê ở quán nhậu cùng kiếm tiền nuôi con. Trong nhà luôn đầy ắp tiếng cười”, bà Thảo chia sẻ.
Đau khổ thay, khi bé trai sau được 3 tháng, Thương lại “say nắng” một chàng trai chưa vợ tên Bình. Thấy đối tượng này có công việc tốt hơn chồng mình, Thương giấu biệt lai lịch đã một chồng, hai con để tiếp tục nhắn tin “thủ thỉ” với người tình mới.
Cô gái lại sử dụng “chiêu” cũ: “Em lỡ dại có một đứa con đang gửi cho bà ngoại ở Bạc Liêu nuôi dưỡng. Hàng ngày phải làm việc khổ cực gửi về nuôi con”. Chiêu cũ nhưng con mồi mới, Bình dâng tất cả tiền bạc và rủ Thương kết duyên vợ chồng.
Cô gái “khăn gói quả mướp” bỏ đi chơi cùng người tình. Được 3 ngày thì mẹ chồng phát hiện Thương và Bình đang “mây mưa” với nhau ở quán cà phê Cây Si, bà Thảo điên tiết chạy lại đánh “gian phu”. Bị đánh, Bình “bỏ của chạy lấy người”. Thương bị mẹ chồng kéo về nhà chửi cho một trận. Cô gái quỳ gối xin chồng và mẹ tha thứ. “Tui nghĩ do không có bố mẹ ở bên nên dại dột, cháu lại còn nhỏ không có mẹ ở bên tội quá nên đành khuyên nhủ con trai đồng ý tha thứ cho nó lần này”, bà Thảo nhớ lại.
Trốn chồng con đi… lấy chồng mới
Được một thời gian, Thương bàn bạc với chồng về quê Bạc Liêu sống. Tính Tuấn hiền lành, ít lời, “mười rằm cũng ừ, mười tư cũng gật”, luôn yêu chiều theo ý nguyện vợ. Vợ chồng bàn bạc bán chiếc xe máy, vật giá trị nhất trong nhà làm lộ phí. Ngày 15/4/2014, vợ chồng cùng hai con bắt chuyến tàu đêm vào miền Nam, về Bạc Liêu làm nghề rừng.
Đến ngày thứ 10, lợi dụng khi chồng đang đi làm rừng, con thì được bà ngoại chăm, Thương lẳng lặng, không một lời tạm biệt, quay về Huế một mình để đoàn tụ với người tình.
Chiều tối, Tuấn đi làm về, không thấy vợ đâu, linh tính có chuyện chẳng lành, vội đi tìm. Chạy đến bến xe thì nghe một người quen bảo: “Thấy con Thương bắt xe ra Bắc rồi”. Biết Thương lại “ngựa quen đường cũ” bỏ theo người tình, Tuấn liền gọi về cho mẹ già ở Huế: “Thương bỏ đi rồi, mạ kiếm tiền vào đưa con và cháu về với, ở trong ni thì con và cháu cũng chết mẹ ơi”. May có người hàng xóm cho mượn 3 triệu, bà Thảo lại lật đật vào Bạc Liêu đưa 3 bố con Tuấn về. Quãng thời gian đó Tuấn luôn khổ sở tìm tung tích của vợ nhưng vẫn biệt tăm.
Về phần Thương, sau khi “đoàn tụ” với người tình, cả hai lao vào những cuộc “mây mưa”, kết quả là có bầu 3 tháng. Cả hai thống nhất về ra mắt bố mẹ Bình chuẩn bị làm đám cưới. “Thấy chúng nó dắt nhau về bảo đã có bầu 3 tháng rồi phải cưới gấp. Tui nào biết gia cảnh của con bé ra sao đâu.
Tui hỏi thì hai đứa chỉ nói nhà con bé ở Bạc Liêu, bố mẹ không còn nữa. Nhà chỉ còn hai chị em gái dắt díu nhau ra Huế kiếm sống. Hiện giờ chị gái đã lấy chồng ở Đà Nẵng. Còn nó sống một mình kiếm tiền sống qua ngày. Nghe con kể vậy tui thương lắm vội vay mượn tiền bạc để lo đám cưới cho chúng. Chứ nào ngờ sự thể lại như vậy”, mẹ Bình nói trong nước mắt.
Ngày 25/7, bà Thảo được người quen tới nhà báo tin: “Con dâu bà nó ưng cái thằng dưới chợ An Cựu, ngày mai cưới rồi”. Cả nhà bà ai cũng phẫn uất đứa con dâu hư đốn làm chuyện thất đức. Không thể tha thứ thêm lần nữa, cả gia đình bàn bạc sẽ phá tan tành đám cưới. Sáng sớm, cả nhà kéo xuống để vạch trần bộ mặt giả tạo của người con dâu.
Tới nơi thì mẹ Bình kéo lại van xin: “Tui cầu xin mọi người đừng phá hỏng đám cưới. Nhà thì nghèo, để tổ chức được đám cưới này tui phải đi vay mượn tiền, giờ không tổ chức được lấy gì mà trả nợ đây. Cho chúng tôi tổ chức đám cưới xong rồi muốn làm gì thì làm”. Nghe thấy người mẹ già Bình khóc van xin, người nhà Tuấn cuối cùng đành đứng ngoài, chờ cuộc cưới tàn.
“Tân lang, tân nương” biệt xứ mà đi
Tuấn cắn răng ôm hai đứa con vào lòng nhìn vào đám cưới đang diễn ra trước mắt. Đứa lớn nhìn thấy mẹ, vội chạy vào đám cưới kêu “mẹ, mẹ ơi!” làm cho quan khách ai nấy sửng sốt không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Còn đứa nhỏ mới 4 tháng tuổi thấy mẹ liền đòi khóc òa bú sữa.
Người dẫn chương trình thấy “có biến”, vội dứt lời kết thúc buổi lễ thành hôn. Người nhà Tuấn ùa vào đánh cô dâu mới tới tấp. Cũng may công an đến kịp nên chưa xảy ra việc gì đáng tiếc, tất cả đều được đưa về trụ sở công an phường An Đông.
Tại đây, Thương ngồi đối diện với chồng cũ, chồng mới, mẹ chồng và hai đứa con, nhưng “câm như hến” không thể nói lời nào. Thấy hai đứa con khóc, Thương cũng khóc, xin bế con. Không đứa nào chịu sà vào vòng tay mẹ.
Công an hỏi: “Giờ chị muốn thế nào?”. Thương trả lời: “Muốn quay về sống với chồng cũ và 2 con. Con xin mọi người tha thứ để làm lại cuộc đời”. Không còn một ai chấp nhận. Bát nước đã vài lần hắt xuống đất, gạn làm sao lại?
Thương ngồi nghe rõ mồn một lời Tuấn nói cuối cùng: “Cô đã phá vỡ hạnh phúc của một đời tôi. Nhà tôi đã nghĩ thương tình cô nơi “đất khách quê người”, dù cô có bầu với người khác nhưng tôi vẫn thương và cưới làm vợ. Cô là đồ vô ơn bội nghĩa, đừng có “mơ” một lần nữa tha thứ. Hai đứa con tôi sẽ nuôi, cô không cần cấp một đồng. Cô chỉ cần trả lại chiếc xe máy, để tôi có phương tiện đi làm kiếm tiền nuôi con”. Nói dứt câu Tuấn bế con ra về.
Sau ngày đám cưới, Thương và Bình bỏ đi đâu trong gia đình không ai biết. Cái nghèo “bấu víu” lấy ngôi nhà Bình ẩm thấp bên dòng sông An Cựu. Không khí mấy ngày hôm nay buồn bã. Bố Bình mất sớm, một mình mẹ nuôi 4 đứa con ăn học. Bình là đứa cuối cùng lập gia đình, nhưng ngày cưới cũng là ngày làm bà mẹ già đau lòng nhất.
Nhà Tuấn cũng bần hàn không kém. Ngôi nhà nhỏ tạm bợ, đường đi vào nhỏ hẹp. Trước đây đã nghèo, bây giờ lại nghèo hơn. Từ ngày Thương “dụ” Tuấn bán xe máy để về quê Bạc Liêu, trong nhà hiện không còn đồ gì đáng giá. Không có xe, Tuấn phải cuốc bộ đi làm phụ hồ, kiếm tiền nuôi con và mẹ già.
“Khi có tiền thì mua cho đứa nhỏ được lon sữa đặc, không thì khuấy nước đường cho uống thay sữa mẹ”, bà Thảo than thở. Từ ngày xảy ra biến cố, Tuấn chỉ lẳng lặng đi làm, tối về ôm hai đứa con ngủ không nói điều gì. Những bức ảnh chụp chung, những kỉ vật liên quan đến vợ, Tuấn đem đốt hết.
(Tên nhân vật đã thay đổi)
Theo Pháp Luật VN
Quá khứ phải “đổ vỏ” giúp vợ
Trong ngôi nhà anh Tuấn, chồng cũ của Thương, bà Trần Thị Thảo, mẹ anh Tuấn đang bế đứa cháu nội khóc thét đòi mẹ. Bà Thảo vừa dỗ cháu, vừa nghẹn ngào kể con dâu bà quê ở Bạc Liêu, do nghèo quá nên bỏ xứ ra Huế cùng chị gái tìm việc làm. Trước khi gặp con trai bà là anh Lê Văn Tuấn, bà có nghe nói một thời cô làm cái việc “bán trôn nuôi miệng”, sau vì có bầu nên bỏ nghề, xin làm trong quán nhậu.
Tình cờ, Tuấn đến nhậu ở quán Thương đang làm, rồi quen nhau, cùng uống rượu trút bầu tâm sự. Thương kể: “Cuộc đời của em khổ lắm, em phải đi làm gái để có tiền gửi về nuôi mẹ già bệnh tật ở quê. Do không cẩn thận nên lỡ dại với người ta. Em không nỡ lòng bỏ con đâu anh ạ, em sẽ sinh và nuôi nó lớn”. Nghe lời kể của cô gái mới quen, chàng trai nhát gái cảm mến cô gái hơn.
Yêu được 1 tháng, Tuấn dẫn Thương về nhà ra mắt bố mẹ. Biết không giấu được bụng bầu, Tuấn thú nhận với mẹ là: “Thương có bầu trước khi đến với con”. Lúc đầu bà Thảo phản đối kịch liệt nhưng rồi tình yêu mãnh liệt của hai đứa kèm theo lời hứa “sinh đứa bé xong chúng con sẽ cho đứa bé đi, rồi chúng con sẽ xây một mái ấm thật hạnh phúc” làm bà cũng xuôi tai.
Bà Thảo tuyên bố khi sinh ra phải trả lại con cho người ta, không được nuôi con “hai dòng”. Thế là Thương làm vợ Tuấn trên danh nghĩa tình cảm chứ không làm đăng ký kết hôn, không tổ chức đám cưới linh đình.
Năm 2010, Thương sinh con và làm theo lời hứa với mẹ chồng. Thương giao đứa bé lại cho một vợ chồng vô sinh trên Tây Nguyên. Từ đó bắt đầu xây dựng tổ ấm với Tuấn rồi kết quả của tình yêu là hai đứa con “đủ nếp đủ tẻ” kháu khỉnh ra đời. “Thời gian đó chúng nó rất hạnh phúc, chồng đi làm thợ hồ, vợ đi làm thuê ở quán nhậu cùng kiếm tiền nuôi con. Trong nhà luôn đầy ắp tiếng cười”, bà Thảo chia sẻ.
Đau khổ thay, khi bé trai sau được 3 tháng, Thương lại “say nắng” một chàng trai chưa vợ tên Bình. Thấy đối tượng này có công việc tốt hơn chồng mình, Thương giấu biệt lai lịch đã một chồng, hai con để tiếp tục nhắn tin “thủ thỉ” với người tình mới.
Ba bố con anh Tuấn |
Cô gái lại sử dụng “chiêu” cũ: “Em lỡ dại có một đứa con đang gửi cho bà ngoại ở Bạc Liêu nuôi dưỡng. Hàng ngày phải làm việc khổ cực gửi về nuôi con”. Chiêu cũ nhưng con mồi mới, Bình dâng tất cả tiền bạc và rủ Thương kết duyên vợ chồng.
Cô gái “khăn gói quả mướp” bỏ đi chơi cùng người tình. Được 3 ngày thì mẹ chồng phát hiện Thương và Bình đang “mây mưa” với nhau ở quán cà phê Cây Si, bà Thảo điên tiết chạy lại đánh “gian phu”. Bị đánh, Bình “bỏ của chạy lấy người”. Thương bị mẹ chồng kéo về nhà chửi cho một trận. Cô gái quỳ gối xin chồng và mẹ tha thứ. “Tui nghĩ do không có bố mẹ ở bên nên dại dột, cháu lại còn nhỏ không có mẹ ở bên tội quá nên đành khuyên nhủ con trai đồng ý tha thứ cho nó lần này”, bà Thảo nhớ lại.
Trốn chồng con đi… lấy chồng mới
Được một thời gian, Thương bàn bạc với chồng về quê Bạc Liêu sống. Tính Tuấn hiền lành, ít lời, “mười rằm cũng ừ, mười tư cũng gật”, luôn yêu chiều theo ý nguyện vợ. Vợ chồng bàn bạc bán chiếc xe máy, vật giá trị nhất trong nhà làm lộ phí. Ngày 15/4/2014, vợ chồng cùng hai con bắt chuyến tàu đêm vào miền Nam, về Bạc Liêu làm nghề rừng.
Đến ngày thứ 10, lợi dụng khi chồng đang đi làm rừng, con thì được bà ngoại chăm, Thương lẳng lặng, không một lời tạm biệt, quay về Huế một mình để đoàn tụ với người tình.
Chiều tối, Tuấn đi làm về, không thấy vợ đâu, linh tính có chuyện chẳng lành, vội đi tìm. Chạy đến bến xe thì nghe một người quen bảo: “Thấy con Thương bắt xe ra Bắc rồi”. Biết Thương lại “ngựa quen đường cũ” bỏ theo người tình, Tuấn liền gọi về cho mẹ già ở Huế: “Thương bỏ đi rồi, mạ kiếm tiền vào đưa con và cháu về với, ở trong ni thì con và cháu cũng chết mẹ ơi”. May có người hàng xóm cho mượn 3 triệu, bà Thảo lại lật đật vào Bạc Liêu đưa 3 bố con Tuấn về. Quãng thời gian đó Tuấn luôn khổ sở tìm tung tích của vợ nhưng vẫn biệt tăm.
Về phần Thương, sau khi “đoàn tụ” với người tình, cả hai lao vào những cuộc “mây mưa”, kết quả là có bầu 3 tháng. Cả hai thống nhất về ra mắt bố mẹ Bình chuẩn bị làm đám cưới. “Thấy chúng nó dắt nhau về bảo đã có bầu 3 tháng rồi phải cưới gấp. Tui nào biết gia cảnh của con bé ra sao đâu.
Tui hỏi thì hai đứa chỉ nói nhà con bé ở Bạc Liêu, bố mẹ không còn nữa. Nhà chỉ còn hai chị em gái dắt díu nhau ra Huế kiếm sống. Hiện giờ chị gái đã lấy chồng ở Đà Nẵng. Còn nó sống một mình kiếm tiền sống qua ngày. Nghe con kể vậy tui thương lắm vội vay mượn tiền bạc để lo đám cưới cho chúng. Chứ nào ngờ sự thể lại như vậy”, mẹ Bình nói trong nước mắt.
Ngày 25/7, bà Thảo được người quen tới nhà báo tin: “Con dâu bà nó ưng cái thằng dưới chợ An Cựu, ngày mai cưới rồi”. Cả nhà bà ai cũng phẫn uất đứa con dâu hư đốn làm chuyện thất đức. Không thể tha thứ thêm lần nữa, cả gia đình bàn bạc sẽ phá tan tành đám cưới. Sáng sớm, cả nhà kéo xuống để vạch trần bộ mặt giả tạo của người con dâu.
Tới nơi thì mẹ Bình kéo lại van xin: “Tui cầu xin mọi người đừng phá hỏng đám cưới. Nhà thì nghèo, để tổ chức được đám cưới này tui phải đi vay mượn tiền, giờ không tổ chức được lấy gì mà trả nợ đây. Cho chúng tôi tổ chức đám cưới xong rồi muốn làm gì thì làm”. Nghe thấy người mẹ già Bình khóc van xin, người nhà Tuấn cuối cùng đành đứng ngoài, chờ cuộc cưới tàn.
“Tân lang, tân nương” biệt xứ mà đi
Tuấn cắn răng ôm hai đứa con vào lòng nhìn vào đám cưới đang diễn ra trước mắt. Đứa lớn nhìn thấy mẹ, vội chạy vào đám cưới kêu “mẹ, mẹ ơi!” làm cho quan khách ai nấy sửng sốt không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Còn đứa nhỏ mới 4 tháng tuổi thấy mẹ liền đòi khóc òa bú sữa.
Người dẫn chương trình thấy “có biến”, vội dứt lời kết thúc buổi lễ thành hôn. Người nhà Tuấn ùa vào đánh cô dâu mới tới tấp. Cũng may công an đến kịp nên chưa xảy ra việc gì đáng tiếc, tất cả đều được đưa về trụ sở công an phường An Đông.
Tại đây, Thương ngồi đối diện với chồng cũ, chồng mới, mẹ chồng và hai đứa con, nhưng “câm như hến” không thể nói lời nào. Thấy hai đứa con khóc, Thương cũng khóc, xin bế con. Không đứa nào chịu sà vào vòng tay mẹ.
Công an hỏi: “Giờ chị muốn thế nào?”. Thương trả lời: “Muốn quay về sống với chồng cũ và 2 con. Con xin mọi người tha thứ để làm lại cuộc đời”. Không còn một ai chấp nhận. Bát nước đã vài lần hắt xuống đất, gạn làm sao lại?
Thương ngồi nghe rõ mồn một lời Tuấn nói cuối cùng: “Cô đã phá vỡ hạnh phúc của một đời tôi. Nhà tôi đã nghĩ thương tình cô nơi “đất khách quê người”, dù cô có bầu với người khác nhưng tôi vẫn thương và cưới làm vợ. Cô là đồ vô ơn bội nghĩa, đừng có “mơ” một lần nữa tha thứ. Hai đứa con tôi sẽ nuôi, cô không cần cấp một đồng. Cô chỉ cần trả lại chiếc xe máy, để tôi có phương tiện đi làm kiếm tiền nuôi con”. Nói dứt câu Tuấn bế con ra về.
Sau ngày đám cưới, Thương và Bình bỏ đi đâu trong gia đình không ai biết. Cái nghèo “bấu víu” lấy ngôi nhà Bình ẩm thấp bên dòng sông An Cựu. Không khí mấy ngày hôm nay buồn bã. Bố Bình mất sớm, một mình mẹ nuôi 4 đứa con ăn học. Bình là đứa cuối cùng lập gia đình, nhưng ngày cưới cũng là ngày làm bà mẹ già đau lòng nhất.
Nhà Tuấn cũng bần hàn không kém. Ngôi nhà nhỏ tạm bợ, đường đi vào nhỏ hẹp. Trước đây đã nghèo, bây giờ lại nghèo hơn. Từ ngày Thương “dụ” Tuấn bán xe máy để về quê Bạc Liêu, trong nhà hiện không còn đồ gì đáng giá. Không có xe, Tuấn phải cuốc bộ đi làm phụ hồ, kiếm tiền nuôi con và mẹ già.
“Khi có tiền thì mua cho đứa nhỏ được lon sữa đặc, không thì khuấy nước đường cho uống thay sữa mẹ”, bà Thảo than thở. Từ ngày xảy ra biến cố, Tuấn chỉ lẳng lặng đi làm, tối về ôm hai đứa con ngủ không nói điều gì. Những bức ảnh chụp chung, những kỉ vật liên quan đến vợ, Tuấn đem đốt hết.
(Tên nhân vật đã thay đổi)
Theo Pháp Luật VN
Bình luận