(VTC News) - Nông dân ở xứ này, đất tính bằng hec-ta, tiền thì chỉ nhắc đến bạc tỷ.
Kỳ 1: Nơi nông dân đi xế hộp, xài Iphone6
Những ngày này, đi dọc Quốc lộ 6 qua thị trấn Cao Phong (Hòa Bình), đâu cũng thấy những dãy sạp cam bày tràn lan hai bên đường, người mua kẻ bán tấp nập đông vui như hội.
Bất ngờ hơn khi thấy phương tiện lưu thông trên đoạn đường này chủ yếu là xế hộp. Bên đường, trước cửa nhiều hộ gia đình có đến 2-3 chiếc ô tô. Nhà cao tầng san sát. Nhiều biệt thự mới đang tiếp tục mọc lên.
Hai bên Quốc lộ 6, ẩn sau các biệt thự là những dải đồi bạt ngàn cam, miên man trải dài tít tắp. Rảo chân một vòng quanh thị trấn hay vào các xã như Tây Phong, Dũng Phong, Tân Phong, Thu Phong, Bắc Phong… đâu đâu cũng thấy lúc lỉu, vàng ươm những vườn cam.
Cam xuống bãi, cam lên đồi thậm chí cam lên cả núi. Ở vùng đất này, nhà nhà trồng cam, người người trồng cam, chuyện thời sự thường ngày bàn tán cũng là cam.
“Nhờ cam cả đấy. Ở đây cứ nhắc đến cam, thì có nghĩa là tiền tỷ. Gần như ông nào cũng có ô tô chạy hết, nào là Camry, nào là Fotuner, Lexus...”, bà chủ quán cafe ở tiểu khu 3, thị trấn Cao Phong khẳng định.
Khi hỏi đến việc vùng đất này có bao nhiêu tỷ phú, và ai giàu nhất ở đây, anh Bùi Văn Dũng, một hộ trồng cam ở tiểu khu 2 tặc lưỡi: “Khó đoán được lắm, vì họ cứ sàn sàn nhau, có ông thì nhiều tiền, có ông thì nhiều đất, lại có người biết là đại gia rồi nhưng không bao giờ biểu hiện ra ngoài nên không đoán được tài sản cỡ bao nhiêu tỷ.
Tuy nhiên, anh cứ tính xem nếu 1 ha cam giờ cho thu nhập ít nhất 1 tỷ, mà những người sở hữu 1 đến 2 ha ở đây chắc lên đến hàng trăm, hàng ngàn. Chỉ cần có 1 ha, 1 năm họ cũng thu được tiền tỷ rồi, chưa tính những năm trước, thì tỷ phú nhiều không đếm xuể”.
Ấy thế nhưng, ít ai biết rằng, trước đó, một thời gian dài, những nông dân chân đất ở Cao Phong đã từng phải ngậm ngùi ứa nước mắt mang cam đi và khoác vào đó mác cam Văn Giang, cam Vinh... mới có thể tiêu thụ được. Khoảng từ năm 2010 trở lại đây, cam Cao Phong mới bắt đầu được giá, khẳng định thương hiệu riêng của mình.
Bên cạnh hương vị đặc trưng là thơm, tép cam giòn, ngọt bởi chất đất ở đây màu mỡ, tơi xốp, khí hậu lại ôn hòa, mưa gió vừa phải, thì một nguyên nhân quan trọng khiến cam Cao Phong tăng giá là do người Việt đã quá ngán hàng Trung Quốc và tẩy chay. Đó chính là lý do giúp “vựa” cam phía tây bắc thủ đô ngày càng trù phú, phát triển.
Ở xứ khác, chuyện nông dân có tài sản bạc tỷ là chuyện hệ trọng, phấn đấu cả đời không nổi, thì ở xứ Cao Phong này người ta chỉ nhắc đến tiền tỷ.
Lúc chúng tôi đến Cao Phong, cả thị trấn đang xôn xao câu chuyện quà tặng cho cậu con trai sắp cưới vợ của nông dân trồng cam Nguyễn Thế Bình.
Trước đó, quanh năm lam lũ cũng không thu về được bao nhiêu, nhưng trong 4 năm liên tục nhờ tăng giá, mỗi ha cam thu bạc tỉ, khiến bản thân ông Bình cũng cảm thấy... sửng sốt. Ngày cưới con trai, ông không tặng vàng bạc, không nhẫn, mà quyết định mua... một chiếc xe Lexus trị giá 3,7 tỷ đồng làm quà.
Ông Tạ Đình Đào ở khu 5 cũng được nhắc đến với tư cách là một tỷ phú có hạng ở vùng đất này. Từ hai bàn tay trắng, không qua trường lớp nào, mọi việc đều tự học hỏi, ông đổ công sức vào cây cam, chỉ tính riêng trong năm 2013 ông đã thu về hơn 3 tỷ đồng từ 150 tấn cam thu hoạch được.
Tự thưởng cho mình, ông Đào bỏ ra tỷ rưỡi tậu chiếc Camry 2.4 phục vụ đi lại từ nhà đến vườn cam. “Được mùa, được giá như vụ cam năm nay, nhiều hộ mua ô tô không khó, có hộ còn mua được mấy chiếc đấy chứ”, ông Đào cho biết.
Lúc chúng tôi qua nhà anh Bùi Văn Bách ở khu 3, thị trấn Cao Phong, đập vào mắt là con xe Fotuner mới coóng. Trong nhà đại gia trẻ tuổi đang ngồi uống trà, cầm điện thoại Iphone 6 điều tiết các công việc như tưới nước, chăm bón ở vườn cam nhà mình.
Rót trà, bổ cam mời khách ăn, anh cười nhỏ nhẹ: “Nhà mình năm nay mất mùa, nên dự kiến chỉ được chừng hơn 100 tấn cam, thu về khoảng... dăm tỷ thôi mà!”.
Anh Bách sinh năm 1978, học hết cấp 3, không thèm thi đại học. Anh trải qua một số nghề nghiệp, phiêu bạt khắp nơi, rồi năm 2004 trở về Cao Phong gắn bó với cây cam.
Gia đình anh đã có nghề trồng cam từ năm 1998, với 1 ha đất. Nhưng thời điểm đó trên đất toàn những cây đã vào thời kỳ già cỗi. Đến năm 2004 mới bắt đầu trồng tiếp chu kỳ thứ 2. Đó cũng là lúc Bách trở về Cao Phong làm kinh tế.
Có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, tận dụng lợi thế, tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng sẵn có, Bùi Văn Bách thực hiện quyết tâm và khát vọng làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
3 năm đầu, lúc cam chưa cho thu hoạch, anh làm thêm đủ nghề, trồng xen kẽ các loại cây ngắn ngày, tranh thủ cải tạo đất, lấy ngắn nuôi dài.
Có được số tiền ít ỏi từ việc bán cam, Bách lại đổ vào mua thêm đất mới, lại tiếp tục trồng. Cho đến hiện tại, anh sở hữu 10 ha đất trồng cam.
Đại gia trẻ tuổi thổ lộ, anh mới mua thêm được 20ha nữa để trồng cam. Hiện tại, anh cũng chưa muốn đổi xe mới, mà còn dự định phát triển thêm, lúc đó mới tính.
“Cũng may là mấy năm nay cam được giá. Cam chưa đến kỳ thu hoạch mà đã thấy xe tải xếp hàng đặt mua. Mới bắt đầu được 2 ngày mà tớ đã bán hơn 20 tấn rồi. Nếu sang năm giá tăng cao hơn nữa, thì tỷ phú còn xuất hiện nhiều, chứ như tớ cũng bình thường thôi”, Bách khiêm tốn cho biết.
Còn tiếp...
Hải Minh- Thúy Hồng
Kỳ 1: Nơi nông dân đi xế hộp, xài Iphone6
Những ngày này, đi dọc Quốc lộ 6 qua thị trấn Cao Phong (Hòa Bình), đâu cũng thấy những dãy sạp cam bày tràn lan hai bên đường, người mua kẻ bán tấp nập đông vui như hội.
Bất ngờ hơn khi thấy phương tiện lưu thông trên đoạn đường này chủ yếu là xế hộp. Bên đường, trước cửa nhiều hộ gia đình có đến 2-3 chiếc ô tô. Nhà cao tầng san sát. Nhiều biệt thự mới đang tiếp tục mọc lên.
Hai bên Quốc lộ 6, ẩn sau các biệt thự là những dải đồi bạt ngàn cam, miên man trải dài tít tắp. Rảo chân một vòng quanh thị trấn hay vào các xã như Tây Phong, Dũng Phong, Tân Phong, Thu Phong, Bắc Phong… đâu đâu cũng thấy lúc lỉu, vàng ươm những vườn cam.
Cam xuống bãi, cam lên đồi thậm chí cam lên cả núi. Ở vùng đất này, nhà nhà trồng cam, người người trồng cam, chuyện thời sự thường ngày bàn tán cũng là cam.
Cam được bày bán dọc Quốc lộ 6 đoạn qua thị trấn Cao Phong |
Khi hỏi đến việc vùng đất này có bao nhiêu tỷ phú, và ai giàu nhất ở đây, anh Bùi Văn Dũng, một hộ trồng cam ở tiểu khu 2 tặc lưỡi: “Khó đoán được lắm, vì họ cứ sàn sàn nhau, có ông thì nhiều tiền, có ông thì nhiều đất, lại có người biết là đại gia rồi nhưng không bao giờ biểu hiện ra ngoài nên không đoán được tài sản cỡ bao nhiêu tỷ.
Tuy nhiên, anh cứ tính xem nếu 1 ha cam giờ cho thu nhập ít nhất 1 tỷ, mà những người sở hữu 1 đến 2 ha ở đây chắc lên đến hàng trăm, hàng ngàn. Chỉ cần có 1 ha, 1 năm họ cũng thu được tiền tỷ rồi, chưa tính những năm trước, thì tỷ phú nhiều không đếm xuể”.
Ấy thế nhưng, ít ai biết rằng, trước đó, một thời gian dài, những nông dân chân đất ở Cao Phong đã từng phải ngậm ngùi ứa nước mắt mang cam đi và khoác vào đó mác cam Văn Giang, cam Vinh... mới có thể tiêu thụ được. Khoảng từ năm 2010 trở lại đây, cam Cao Phong mới bắt đầu được giá, khẳng định thương hiệu riêng của mình.
Bên cạnh hương vị đặc trưng là thơm, tép cam giòn, ngọt bởi chất đất ở đây màu mỡ, tơi xốp, khí hậu lại ôn hòa, mưa gió vừa phải, thì một nguyên nhân quan trọng khiến cam Cao Phong tăng giá là do người Việt đã quá ngán hàng Trung Quốc và tẩy chay. Đó chính là lý do giúp “vựa” cam phía tây bắc thủ đô ngày càng trù phú, phát triển.
Ở xứ sở này, mọi điện tích đất đều được tận dụng trồng cam |
Lúc chúng tôi đến Cao Phong, cả thị trấn đang xôn xao câu chuyện quà tặng cho cậu con trai sắp cưới vợ của nông dân trồng cam Nguyễn Thế Bình.
Trước đó, quanh năm lam lũ cũng không thu về được bao nhiêu, nhưng trong 4 năm liên tục nhờ tăng giá, mỗi ha cam thu bạc tỉ, khiến bản thân ông Bình cũng cảm thấy... sửng sốt. Ngày cưới con trai, ông không tặng vàng bạc, không nhẫn, mà quyết định mua... một chiếc xe Lexus trị giá 3,7 tỷ đồng làm quà.
Ông Tạ Đình Đào ở khu 5 cũng được nhắc đến với tư cách là một tỷ phú có hạng ở vùng đất này. Từ hai bàn tay trắng, không qua trường lớp nào, mọi việc đều tự học hỏi, ông đổ công sức vào cây cam, chỉ tính riêng trong năm 2013 ông đã thu về hơn 3 tỷ đồng từ 150 tấn cam thu hoạch được.
Tự thưởng cho mình, ông Đào bỏ ra tỷ rưỡi tậu chiếc Camry 2.4 phục vụ đi lại từ nhà đến vườn cam. “Được mùa, được giá như vụ cam năm nay, nhiều hộ mua ô tô không khó, có hộ còn mua được mấy chiếc đấy chứ”, ông Đào cho biết.
Lúc chúng tôi qua nhà anh Bùi Văn Bách ở khu 3, thị trấn Cao Phong, đập vào mắt là con xe Fotuner mới coóng. Trong nhà đại gia trẻ tuổi đang ngồi uống trà, cầm điện thoại Iphone 6 điều tiết các công việc như tưới nước, chăm bón ở vườn cam nhà mình.
Rót trà, bổ cam mời khách ăn, anh cười nhỏ nhẹ: “Nhà mình năm nay mất mùa, nên dự kiến chỉ được chừng hơn 100 tấn cam, thu về khoảng... dăm tỷ thôi mà!”.
Anh Bách: "Năm nay mất mùa, chỉ thu được cỡ dăm tỷ" |
Gia đình anh đã có nghề trồng cam từ năm 1998, với 1 ha đất. Nhưng thời điểm đó trên đất toàn những cây đã vào thời kỳ già cỗi. Đến năm 2004 mới bắt đầu trồng tiếp chu kỳ thứ 2. Đó cũng là lúc Bách trở về Cao Phong làm kinh tế.
Có tư duy đổi mới, dám nghĩ, dám làm, tận dụng lợi thế, tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng sẵn có, Bùi Văn Bách thực hiện quyết tâm và khát vọng làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.
3 năm đầu, lúc cam chưa cho thu hoạch, anh làm thêm đủ nghề, trồng xen kẽ các loại cây ngắn ngày, tranh thủ cải tạo đất, lấy ngắn nuôi dài.
Có được số tiền ít ỏi từ việc bán cam, Bách lại đổ vào mua thêm đất mới, lại tiếp tục trồng. Cho đến hiện tại, anh sở hữu 10 ha đất trồng cam.
Chiếc xe Fotuner anh Bách tậu được nhờ tiền bán cam |
“Cũng may là mấy năm nay cam được giá. Cam chưa đến kỳ thu hoạch mà đã thấy xe tải xếp hàng đặt mua. Mới bắt đầu được 2 ngày mà tớ đã bán hơn 20 tấn rồi. Nếu sang năm giá tăng cao hơn nữa, thì tỷ phú còn xuất hiện nhiều, chứ như tớ cũng bình thường thôi”, Bách khiêm tốn cho biết.
Còn tiếp...
Hải Minh- Thúy Hồng
Bình luận