Bà Trần Thị Thơm (SN 1955), trú tại thôn Quang Biểu 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) được biết đến là người phụ nữ có tới hai cặp “núi đôi”, khiến nhiều người cảm thấy… tò mò.
Chúng tôi tìm gặp bà Thơm tại Chùa Vĩnh Nghiêm Tự, thôn Quang Biểu 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc bởi đã hàng chục năm nay, bà là người trông coi, tôn tạo khu di tích tỉnh Thanh Hóa.
Chùa Vĩnh Nghiêm Tự (hay còn gọi là Chùa Bỉm), nằm sát nơi hợp lưu ngã ba sông Mã và sông Bưởi, vốn nổi tiếng là chùa thiêng liêng bậc nhất Vĩnh Lộc. Hiếm có nơi nào phong cảnh như thực như hư, trời mây non nước luôn hòa quyện và con người nơi đây dường như cũng lạ kỳ biết mấy. Trong chùa không có sư chủ trì, chỉ có bà Thơm là phật tử trông coi, gìn giữ.
Bà Thơm chia sẻ với chúng tôi về sự “khác người” của mình khi trên cơ thể bà có hai cặp “núi đôi”. Thế nhưng, sự kỳ lạ đó không khiến bà mất tự tin trong cuộc sống mà vẫn đem lại cho bà nhiều niềm vui bằng những việc làm nhân ái.
"Cơ thể tôi có bốn vú, hai vú bình thường và hai vú gần hai nách cùng hai vết chàm to cân xứng. Nhưng điều đó không làm tôi khó khăn trong việc sinh hoạt. Tôi còn có thể giúp trẻ tự kỷ hòa đồng với mọi người hay tìm bài thuốc dân gian cho người dân. Ngần ấy việc làm cũng phần nào đem lại cho tôi niềm tin yêu cuộc sống”, bà Thơm chia sẻ.
Theo tìm hiểu, bà Thơm từng là bộ đội lái xe trong kháng chiến chống Mỹ. Sau khi đất nước thống nhất, bà bắt đầu làm tình nguyện, làm phật tử ở nhiều chùa trong huyện Vĩnh Lộc.
Từ năm 2007, cơ sở hạ tầng của chùa Vĩnh Nghiêm Tự xuống cấp, bà lấy số tiền gom góp được trong 20 năm để tu sửa chùa và giữ gìn ngôi chùa đến ngày hôm nay.
Bà Thơm cũng tâm sự rằng, bà luôn được sự ủng hộ của gia đình, người chồng và hai người con. Hiện tại, vợ chồng bà cũng ở tại chùa để chăm nom, hương khói thường xuyên.
Bà Trần Thị Huế (SN 1963), Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đông Sơn cho biết: "Đúng là cô ấy có bốn bầu vú rất lạ nhưng điều đó không làm cô tự ti. Tôi cũng rất khâm phục cô ấy bởi những đức tính tốt, những hành động nhăn văn mà cô ấy làm cho chùa cũng như mọi người”.
TheoTrần Thủy (Người đưa tin)
Chúng tôi tìm gặp bà Thơm tại Chùa Vĩnh Nghiêm Tự, thôn Quang Biểu 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc bởi đã hàng chục năm nay, bà là người trông coi, tôn tạo khu di tích tỉnh Thanh Hóa.
Chùa Vĩnh Nghiêm Tự (hay còn gọi là Chùa Bỉm), nằm sát nơi hợp lưu ngã ba sông Mã và sông Bưởi, vốn nổi tiếng là chùa thiêng liêng bậc nhất Vĩnh Lộc. Hiếm có nơi nào phong cảnh như thực như hư, trời mây non nước luôn hòa quyện và con người nơi đây dường như cũng lạ kỳ biết mấy. Trong chùa không có sư chủ trì, chỉ có bà Thơm là phật tử trông coi, gìn giữ.
Bà Thơm chia sẻ với chúng tôi về sự “khác người” của mình khi trên cơ thể bà có hai cặp “núi đôi”. Thế nhưng, sự kỳ lạ đó không khiến bà mất tự tin trong cuộc sống mà vẫn đem lại cho bà nhiều niềm vui bằng những việc làm nhân ái.
Bà Trần Thị Thơm (SN 1955) đang mang trên cơ thể hai cặp 'núi đôi'. |
"Cơ thể tôi có bốn vú, hai vú bình thường và hai vú gần hai nách cùng hai vết chàm to cân xứng. Nhưng điều đó không làm tôi khó khăn trong việc sinh hoạt. Tôi còn có thể giúp trẻ tự kỷ hòa đồng với mọi người hay tìm bài thuốc dân gian cho người dân. Ngần ấy việc làm cũng phần nào đem lại cho tôi niềm tin yêu cuộc sống”, bà Thơm chia sẻ.
Theo tìm hiểu, bà Thơm từng là bộ đội lái xe trong kháng chiến chống Mỹ. Sau khi đất nước thống nhất, bà bắt đầu làm tình nguyện, làm phật tử ở nhiều chùa trong huyện Vĩnh Lộc.
Từ năm 2007, cơ sở hạ tầng của chùa Vĩnh Nghiêm Tự xuống cấp, bà lấy số tiền gom góp được trong 20 năm để tu sửa chùa và giữ gìn ngôi chùa đến ngày hôm nay.
Bà Thơm cũng tâm sự rằng, bà luôn được sự ủng hộ của gia đình, người chồng và hai người con. Hiện tại, vợ chồng bà cũng ở tại chùa để chăm nom, hương khói thường xuyên.
Bà Trần Thị Huế (SN 1963), Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện Đông Sơn cho biết: "Đúng là cô ấy có bốn bầu vú rất lạ nhưng điều đó không làm cô tự ti. Tôi cũng rất khâm phục cô ấy bởi những đức tính tốt, những hành động nhăn văn mà cô ấy làm cho chùa cũng như mọi người”.
TheoTrần Thủy (Người đưa tin)
Bình luận