Em K’cói (nhà ở sát khu Bàu Chim), năm nay mới có 15 tuổi nhưng nó đã… 3 lần lấy chồng.
Những bà mẹ tuổi… học sinh
Từ cây cầu treo Tà Lài, chúng tôi tiến vào ấp 4 của xã Tà Lài, một địa bàn nằm biệt lập bên kia sông. Nơi đây, dọc hai bên con đường Tà Lài đổ bê-tông phẳng lỳ là những mái nhà đơn sơ của đồng bào.
Dừng lại trước một căn nhà khá đơn sơ ở ngay đầu ấp, hỏi chuyện dựng vợ gả chồng của người dân địa phương, anh K’bí (người Mạ, 34 tuổi) bảo: “Ở đây, hầu hết nam nữ đều lập gia đình trước 18 tuổi. Theo đó, nữ thì khoảng 14, 15 tuổi còn nam, tuy có lớn hơn đôi chút nhưng cũng chừng 15, 16 tuổi mà thôi.
Những người con gái sau 18 tuổi mà chưa lấy chồng, vẫn còn sinh sống ở địa phương thì gần như đã bị liệt vào hạng “quá lứa lỡ thì” bởi ở đây, sau tuổi 20 là phụ nữ hầu như đã “hết hạn sử dụng” mất rồi”.
Thấy chúng tôi có vẻ không tin, anh K’bí cười rạng rỡ ra chiều “tự hào” mà rằng: “Thì ngay bản thân tôi đây, lấy vợ năm 17 tuổi và 6 tháng sau, ngay trong năm ấy, con bé K’bơ đã chào đời.
Hiện nay, con gái tôi cũng đã lấy chồng được… 2 năm và cũng có một đứa con là thằng K’btu trong khi cái bụng nó lại bắt đầu… to lên cùng năm tháng”.
Điều đáng nói, những trường hợp mới khoảng hơn 30 tuổi mà đã lên chức ông, bà như anh K’bí ở Tà Lài này không phải là chuyện hiếm, nếu không muốn nói là chiếm phần đông. Đây là chuyện bình thường, như bao năm qua, bao con người đã như thế rồi.
Chia tay anh K’bí, men theo những con đường nhỏ xuyên qua ấp 4, chúng tôi ngược lên phía thượng nguồn sông Đồng Nai, tiến sâu vào vùng lõi rừng quốc gia.
Bây giờ đang là mùa khô, những dòng nước hiếm hoi, đục ngầu từ phía cuối của dãy Trường Sơn huyền thoại ở dòng Đạ-dâng vẫn lững lờ trôi về hạ lưu, xuyên qua những mảng rừng Nam Cát Tiên thâm u, huyền bí.
Tìm đến nhà K’tun ở sát bên phía Trảng Khô, chúng tôi thấy cô đang bế con, ngồi trước cửa ngôi nhà lợp mái dừa nước, nhìn xa xăm về phía con đường mòn đỏ quạch, dài tít tắp.
Kể về chuyện tình duyên của mình, bà mẹ mà mãi năm 2013 này mới vừa tròn 16 tuổi khẽ nén tiếng thở dài, nói: “Mình lấy chồng được gần 2 năm rồi, khi mới 15 tuổi. Còn nhớ, lúc đó mình đang học lớp 7 ở dưới trường Tà Lài thì quen thằng Điểu Doanh, người S’tiêng ở cùng ấp trong một buổi tối đi sinh hoạt văn hóa nhân dịp tết... thiếu nhi.
Điểu Doanh đã mời mình đi uống cà phê với 2 đứa bạn nữa rồi tối về, nó bảo thích mình. Mình bảo, nếu thích thì qua nói chuyện với cha mẹ mình nhưng nó không nghe, bảo giờ nói không ai tin.
Sau đó, nó còn bảo nếu không lấy được mình, nó sẽ lên cầu Tà Lài nhảy xuống sông Đồng Nai tự tử. Sợ nó làm thật, mình đành về xin cha mẹ cho 2 đứa cưới nhau.
Ban đầu, cha mẹ khuyên can, bạn bè và cô giáo chủ nhiệm cũng bảo học xong lớp 7 hãy làm đám cưới nhưng thằng Điểu Doanh bảo mùa này măng nhiều, cưới về dễ sống hơn nên mình nhất định đồng ý. Đến hết mùa mưa năm rồi thì sinh ra thằng K’ton (người dân ở đây con mang họ mẹ) này”.
Vừa nghe K’tun nói, vừa nhìn đứa bé đen nhẻm, gầy gò đang nhắm mắt thiu thiu ngủ trong chiếc túi thổ cẩm xỉn màu quấn quanh người mà chúng tôi không khỏi nao lòng.
Đáng lẽ ra, ở cái tuổi 15, 16 này, K’tun vẫn còn là một cô nữ sinh vô tư với nhiều hi vọng vào tương lai chứ không phải ngày ngày bế con, đi làm, lo từng bữa ăn như bây giờ.
Kể về cuộc sống hiện tại, K’tun buồn rầu bảo: “Bây giờ, hàng ngày chồng mình vào khu Trảng Cò, Trảng Cá (thuộc vùng lõi của rừng Nam Cát Tiên) kiếm măng, củi, than hoa hay bất cứ thứ gì có thể bán ra tiền.
Thế nhưng, những thứ đó mùa khô này rất ít nên cuộc sống rất bấp bênh, có ngày được vài ba chục ngàn, có ngày chẳng có gì, vợ chồng đành ôm nhau nhịn đói. Giờ mình chỉ muốn về nhà cha mẹ ở dưới kia chứ không muốn ở đây nữa nhưng đã có con rồi, đi cũng không được”.
Khó kiểm soát
Trao đổi với chúng tôi tại nhà văn hóa xã Tà Lài, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (trưởng Ban quản lý nhà văn hóa), thở dài: “Đúng là trong địa bàn xã vẫn còn nhiều cặp vợ chồng trẻ, dưới độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Cá biệt, có cặp vợ chồng mà nữ tuổi đời chỉ khoảng 14, 15 còn nam cũng mới 16, 17 tuổi, nhưng chúng tôi chưa có cách gì hữu hiệu ngăn chặn bởi ở đây, nhiều gia đình sống trong rừng sâu, địa bàn xã lại rộng nên khi những cặp vợ chồng này sinh con, ở riêng với nhau thì chính quyền xã mới biết, nhưng khi đó là sự đã rồi.
Thậm chí, nhiều em còn đang học ở trường Trung học cơ sở Tà Lài đã vội bỏ học đi lấy chồng, bất chấp những lời khuyên răn của thầy cô, cha mẹ”.
Bà Tuyết còn cho biết thêm, người Mạ ở đây có phong tục là nếu trai gái đến tuổi dậy thì, cảm thấy G’bổ (thương nhau) thì chúng có quyền được tầm-pài (ngủ với nhau) miễn là không cùng huyết thống. Thế nên, nhiều cặp “vợ chồng học sinh” phải lấy nhau cũng chỉ vì cái chuyện… tầm-pài này.
Thế nhưng, theo quy định của Nhà nước về luật hôn nhân, bất cứ ai có hành vi quan hệ tình dục với trẻ em nữ dưới 16 tuổi đều có thể bị phạt đi tù hàng chục năm chứ chưa nói tới những em nữ mới chỉ 13, 14 tuổi. Tuy nhiên, theo những người dân địa phương, khi người ta dậy thì, có nảy sinh tình cảm là có thể… lấy nhau được.
Có lẽ, chính vì quan niệm có phần lạc hậu và sai lầm này mà không ít những chuyện bi hài đã xảy ra.
Em K’cói (nhà ở sát khu Bàu Chim), năm nay mới có 15 tuổi nhưng nó đã… 3 lần lấy chồng.
Lần đầu, em tầm-pài với một thanh niên tên K’cúc nên 2 gia đình phải làm một cái lễ cưới khá giản đơn cho 2 đứa về ở với nhau.
Được nửa năm, có lẽ do không hợp nên K’cói trốn về nhà cha mẹ đẻ, nhưng sợ bị chồng đi tìm nên bỏ xuống ngã ba Núi Tượng làm công nhân. Bẵng đi chừng 2 tháng, K’cói lại thương một người tên Điểu Ban (người S’tiêng ở trong ấp) khi vào rừng lấy măng nên 2 đứa lại xin gia đình làm lễ cưới.
Thương con, cha mẹ K’cói đành làm lễ và cho đôi vợ chồng này một căn chòi ở bìa rừng để sinh sống.
Thế rồi sau đợt Tết mừng lúa mới (khoảng tháng 10) năm rồi, K’cói về nhà cha mẹ chơi và kêu khóc bảo, sống với Điểu Ban rất khổ sở, xin được ở lại nhà.
Nhìn con khóc lóc quá, cha mẹ không nỡ xa nên cho ở lại. Tưởng mọi chuyện chỉ có thế, ai ngờ cách đây ít lâu, K’cói lại thương yêu một thanh niên khác nên lại… lấy chồng.
Mẹ K’cói là bà bà K’cui cho biết con gái bà đã theo một chàng trai tên K’tô, một người góa vợ đã mấy năm vào trong phía Bàu Sấu sống rồi, không có ở nhà nữa.
Khi về đây tìm hiểu tư liệu viết bài, chúng tôi thực sự thấy buồn cho cuộc đời những cô gái, chàng trai trẻ trong việc lập gia đình từ quá sớm. Do chưa đủ sự chưa hiểu biết về pháp luật và quan trọng hơn là không được tuyên truyền đầy đủ nên đã có những lựa chọn rất sai lầm. Họ coi chuyện vợ chồng, hôn nhân chỉ đơn giản là thích thì lấy và không thích thì bỏ chứ không có bất cứ một ràng buộc, lễ nghi nào.
Khi nhắc đến điều này, già làng K’lư, người đã có 81 năm sống dưới cánh rừng già này buồn rầu thở dài rồi nói: “Trước đây, mặc dù chúng tôi cũng lập gia đình ở tuổi dậy thì nhưng quy định của việc bỏ nhau (ly hôn) rất nghiêm ngặt, sẽ bị làng phạt gạo, thịt để tạ lễ với Thần rừng chứ không như bây giờ, bọn trẻ thích làm gì thì làm, già làng nói chúng cũng chẳng chịu nghe một câu!?”.
Theo Báo Gia đình và Cuộc sống
Trong những mái nhà tranh đơn sơ của người Mạ, người S’tiêng, nạn tảo hôn đã khiến nhiều cảnh đời rơi vào cảnh dở cười dở khóc. Có những cô gái mới chỉ 16 tuổi đã có… 2 con hay cá biệt hơn nhiều cô gái mới 15 tuổi mà đã qua “3 lần đò”.
Những nguyên nhân thoạt nghe qua cứ tưởng chuyện… đùa lại đang xảy ra hàng ngày dưới bóng những cánh rừng nguyên sinh đại ngàn này.
Nằm bên thượng nguồn con sông Đồng Nai đầy thơ mộng, xã Tà Lài (huyện Tân Phú, Đồng Nai) nhìn bên ngoài êm đềm như một bức họa tuyệt đẹp với những rừng lồ ô xen lẫn tre ngà, trúc tây...
Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong khung cảnh êm đềm thơ mộng đó có muôn vàn câu chuyện buồn đã xảy ra với những thiếu nữ đang oằn mình sống cuộc đời “chín ép”.
Cầu Tà Lài dẫn vào cộng đồng người Mạ |
Những bà mẹ tuổi… học sinh
Từ cây cầu treo Tà Lài, chúng tôi tiến vào ấp 4 của xã Tà Lài, một địa bàn nằm biệt lập bên kia sông. Nơi đây, dọc hai bên con đường Tà Lài đổ bê-tông phẳng lỳ là những mái nhà đơn sơ của đồng bào.
Dừng lại trước một căn nhà khá đơn sơ ở ngay đầu ấp, hỏi chuyện dựng vợ gả chồng của người dân địa phương, anh K’bí (người Mạ, 34 tuổi) bảo: “Ở đây, hầu hết nam nữ đều lập gia đình trước 18 tuổi. Theo đó, nữ thì khoảng 14, 15 tuổi còn nam, tuy có lớn hơn đôi chút nhưng cũng chừng 15, 16 tuổi mà thôi.
Những người con gái sau 18 tuổi mà chưa lấy chồng, vẫn còn sinh sống ở địa phương thì gần như đã bị liệt vào hạng “quá lứa lỡ thì” bởi ở đây, sau tuổi 20 là phụ nữ hầu như đã “hết hạn sử dụng” mất rồi”.
Thấy chúng tôi có vẻ không tin, anh K’bí cười rạng rỡ ra chiều “tự hào” mà rằng: “Thì ngay bản thân tôi đây, lấy vợ năm 17 tuổi và 6 tháng sau, ngay trong năm ấy, con bé K’bơ đã chào đời.
Hiện nay, con gái tôi cũng đã lấy chồng được… 2 năm và cũng có một đứa con là thằng K’btu trong khi cái bụng nó lại bắt đầu… to lên cùng năm tháng”.
Điều đáng nói, những trường hợp mới khoảng hơn 30 tuổi mà đã lên chức ông, bà như anh K’bí ở Tà Lài này không phải là chuyện hiếm, nếu không muốn nói là chiếm phần đông. Đây là chuyện bình thường, như bao năm qua, bao con người đã như thế rồi.
Bà mẹ K’tun buồn bã về tương lai của mình |
Bây giờ đang là mùa khô, những dòng nước hiếm hoi, đục ngầu từ phía cuối của dãy Trường Sơn huyền thoại ở dòng Đạ-dâng vẫn lững lờ trôi về hạ lưu, xuyên qua những mảng rừng Nam Cát Tiên thâm u, huyền bí.
Tìm đến nhà K’tun ở sát bên phía Trảng Khô, chúng tôi thấy cô đang bế con, ngồi trước cửa ngôi nhà lợp mái dừa nước, nhìn xa xăm về phía con đường mòn đỏ quạch, dài tít tắp.
Kể về chuyện tình duyên của mình, bà mẹ mà mãi năm 2013 này mới vừa tròn 16 tuổi khẽ nén tiếng thở dài, nói: “Mình lấy chồng được gần 2 năm rồi, khi mới 15 tuổi. Còn nhớ, lúc đó mình đang học lớp 7 ở dưới trường Tà Lài thì quen thằng Điểu Doanh, người S’tiêng ở cùng ấp trong một buổi tối đi sinh hoạt văn hóa nhân dịp tết... thiếu nhi.
Điểu Doanh đã mời mình đi uống cà phê với 2 đứa bạn nữa rồi tối về, nó bảo thích mình. Mình bảo, nếu thích thì qua nói chuyện với cha mẹ mình nhưng nó không nghe, bảo giờ nói không ai tin.
Sau đó, nó còn bảo nếu không lấy được mình, nó sẽ lên cầu Tà Lài nhảy xuống sông Đồng Nai tự tử. Sợ nó làm thật, mình đành về xin cha mẹ cho 2 đứa cưới nhau.
Ban đầu, cha mẹ khuyên can, bạn bè và cô giáo chủ nhiệm cũng bảo học xong lớp 7 hãy làm đám cưới nhưng thằng Điểu Doanh bảo mùa này măng nhiều, cưới về dễ sống hơn nên mình nhất định đồng ý. Đến hết mùa mưa năm rồi thì sinh ra thằng K’ton (người dân ở đây con mang họ mẹ) này”.
Vừa nghe K’tun nói, vừa nhìn đứa bé đen nhẻm, gầy gò đang nhắm mắt thiu thiu ngủ trong chiếc túi thổ cẩm xỉn màu quấn quanh người mà chúng tôi không khỏi nao lòng.
Đáng lẽ ra, ở cái tuổi 15, 16 này, K’tun vẫn còn là một cô nữ sinh vô tư với nhiều hi vọng vào tương lai chứ không phải ngày ngày bế con, đi làm, lo từng bữa ăn như bây giờ.
Kể về cuộc sống hiện tại, K’tun buồn rầu bảo: “Bây giờ, hàng ngày chồng mình vào khu Trảng Cò, Trảng Cá (thuộc vùng lõi của rừng Nam Cát Tiên) kiếm măng, củi, than hoa hay bất cứ thứ gì có thể bán ra tiền.
Thế nhưng, những thứ đó mùa khô này rất ít nên cuộc sống rất bấp bênh, có ngày được vài ba chục ngàn, có ngày chẳng có gì, vợ chồng đành ôm nhau nhịn đói. Giờ mình chỉ muốn về nhà cha mẹ ở dưới kia chứ không muốn ở đây nữa nhưng đã có con rồi, đi cũng không được”.
Khó kiểm soát
Trao đổi với chúng tôi tại nhà văn hóa xã Tà Lài, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (trưởng Ban quản lý nhà văn hóa), thở dài: “Đúng là trong địa bàn xã vẫn còn nhiều cặp vợ chồng trẻ, dưới độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Cá biệt, có cặp vợ chồng mà nữ tuổi đời chỉ khoảng 14, 15 còn nam cũng mới 16, 17 tuổi, nhưng chúng tôi chưa có cách gì hữu hiệu ngăn chặn bởi ở đây, nhiều gia đình sống trong rừng sâu, địa bàn xã lại rộng nên khi những cặp vợ chồng này sinh con, ở riêng với nhau thì chính quyền xã mới biết, nhưng khi đó là sự đã rồi.
Thậm chí, nhiều em còn đang học ở trường Trung học cơ sở Tà Lài đã vội bỏ học đi lấy chồng, bất chấp những lời khuyên răn của thầy cô, cha mẹ”.
Những đứa trẻ, kết quả của những mối tình tảo hôn |
Thế nhưng, theo quy định của Nhà nước về luật hôn nhân, bất cứ ai có hành vi quan hệ tình dục với trẻ em nữ dưới 16 tuổi đều có thể bị phạt đi tù hàng chục năm chứ chưa nói tới những em nữ mới chỉ 13, 14 tuổi. Tuy nhiên, theo những người dân địa phương, khi người ta dậy thì, có nảy sinh tình cảm là có thể… lấy nhau được.
Có lẽ, chính vì quan niệm có phần lạc hậu và sai lầm này mà không ít những chuyện bi hài đã xảy ra.
Em K’cói (nhà ở sát khu Bàu Chim), năm nay mới có 15 tuổi nhưng nó đã… 3 lần lấy chồng.
Lần đầu, em tầm-pài với một thanh niên tên K’cúc nên 2 gia đình phải làm một cái lễ cưới khá giản đơn cho 2 đứa về ở với nhau.
Được nửa năm, có lẽ do không hợp nên K’cói trốn về nhà cha mẹ đẻ, nhưng sợ bị chồng đi tìm nên bỏ xuống ngã ba Núi Tượng làm công nhân. Bẵng đi chừng 2 tháng, K’cói lại thương một người tên Điểu Ban (người S’tiêng ở trong ấp) khi vào rừng lấy măng nên 2 đứa lại xin gia đình làm lễ cưới.
Thương con, cha mẹ K’cói đành làm lễ và cho đôi vợ chồng này một căn chòi ở bìa rừng để sinh sống.
Thế rồi sau đợt Tết mừng lúa mới (khoảng tháng 10) năm rồi, K’cói về nhà cha mẹ chơi và kêu khóc bảo, sống với Điểu Ban rất khổ sở, xin được ở lại nhà.
Nhìn con khóc lóc quá, cha mẹ không nỡ xa nên cho ở lại. Tưởng mọi chuyện chỉ có thế, ai ngờ cách đây ít lâu, K’cói lại thương yêu một thanh niên khác nên lại… lấy chồng.
Mẹ K’cói là bà bà K’cui cho biết con gái bà đã theo một chàng trai tên K’tô, một người góa vợ đã mấy năm vào trong phía Bàu Sấu sống rồi, không có ở nhà nữa.
Khi về đây tìm hiểu tư liệu viết bài, chúng tôi thực sự thấy buồn cho cuộc đời những cô gái, chàng trai trẻ trong việc lập gia đình từ quá sớm. Do chưa đủ sự chưa hiểu biết về pháp luật và quan trọng hơn là không được tuyên truyền đầy đủ nên đã có những lựa chọn rất sai lầm. Họ coi chuyện vợ chồng, hôn nhân chỉ đơn giản là thích thì lấy và không thích thì bỏ chứ không có bất cứ một ràng buộc, lễ nghi nào.
Khi nhắc đến điều này, già làng K’lư, người đã có 81 năm sống dưới cánh rừng già này buồn rầu thở dài rồi nói: “Trước đây, mặc dù chúng tôi cũng lập gia đình ở tuổi dậy thì nhưng quy định của việc bỏ nhau (ly hôn) rất nghiêm ngặt, sẽ bị làng phạt gạo, thịt để tạ lễ với Thần rừng chứ không như bây giờ, bọn trẻ thích làm gì thì làm, già làng nói chúng cũng chẳng chịu nghe một câu!?”.
Theo Báo Gia đình và Cuộc sống
Bình luận