Cuộc nổ súng trong đêm khiến gần chục người chết, làm cả làng hoảng loạn, chấn động Quảng Nam.
Những năm 1980, không chỉ ở huyện huyện Quế Sơn (nay tách thành 2 huyện Nông Sơn và Quế Sơn), mà khắp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), ai cũng đều ghê rợn khi nghe đến xưng danh Minh “bớt”.
Tên cướp Nguyễn Minh (SN 1950, ngụ thôn 5, xã Quế Phước, huyện Quế Sơn) nổi tiếng tàn ác khi trước giải phóng từng nhiều lần gây án, xâu tai người chết đeo bên người.
Ngày mùng 2 tháng Chạp hằng năm, xã Quế Phước (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) có chung 1 lễ giỗ cho hàng chục nạn nhân cùng chết dưới bàn tay của Minh “bớt”. Với họ, đêm kinh hoàng 19/1/1980 chưa biết bao giờ mới hết ám ảnh.
35 năm trôi qua, nhiều người thân của nạn nhân may mắn sống sót, vì không chịu được nỗi ám ảnh về cái chết đêm ấy, nên đã dạt đi tứ xứ mưu sinh. Để gặp được họ, ngoài việc PV lần về tận nơi ở, còn phải đợi đến dịp Tết nguyên đán, theo thông lệ, ai nấy lại đưa nhau quay về Quế Phước để đi tảo mộ, dâng hương cho người đã khuất.
3 tiếng đồng hồ, 8 người bị sát hại
Gia đình bị sát hại nhiều người nhất là gia đình ông Phạm Tảo (SN 1928, Công an thôn 1, ngụ thôn 1 xã Quế Phước) với 4 mạng người, trong đó vợ ông Tảo đang mang thai. Anh Phạm Hai (SN 1957, con trai đầu của ông Tảo) cùng 3 đứa em nhỏ may mắn thoát chết.
Sau khi lo tang ma xong, không thể chịu được nỗi day dứt về cái chết của người thân, ông đưa các em xuống khu vực thôn Mậu Long (thuộc xã Quế Ninh, huyện Nông Sơn) sinh sống đến nay.
Ông Hai kể, vào ngày 19/1/1980 nhằm ngày mùng 2 tháng Chạp, trời mưa rả rích, rét căm căm. Các ngôi làng bên sông Thu Bồn (thuộc các thôn 1 và thôn 5 (nay là thôn Đông An của xã Quế Phước) thời điểm này cũng mới có lèo tèo vài hộ dân sinh sống. Trời vừa tối, không điện đài, ai nấy đều lo thu mình trong nhà. Gia đình ông cũng vậy.
Vừa ăn tối xong, ông Hai ra ngoài có công việc. Tầm 19 giờ tối, cha ông Hai là ông Tảo định vào giường ngủ thì nhìn thấy 2 bóng đen xuất hiện trước mặt. Chưa kịp phản ứng, một tiếng “đoàng” chát chúa vang lên, ông gục luôn xuống đất.
Bà Dương Thị Mai (SN 1937, vợ ông Tảo) nghe tiếng súng nổ, liền từ sau nhà chạy vào. Nhận ra Minh “bớt” vừa giết chết chồng mình, bà ôm lấy cái bụng vượt mặt quỳ lạy van xin, nhưng đối tượng vẫn lạnh lùng bóp cò.
5 người con còn lại chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng, vội chạy xuống bếp trốn nhưng Minh “bớt” vẫn cho người lục tìm. Biết không có đường thoát, anh Phạm Trung (17 tuổi), chị Phạm Hoa (20 tuổi) bước ra chịu 2 phát đạn, để 3 đứa em (lớn nhất mới 10 tuổi) có cơ hội chạy ra đường, đúng lúc ông Hai quay về chứng kiến, vội đưa các em lẩn vào ruộng mía trốn thoát.
Giết người xong, nhóm Minh “bớt” lục nhà ông Tảo cướp 1 khẩu súng M16 và 1 súng CKC cùng túi đạn. Do nhà cửa thưa thớt, cuộc tàn sát cả nhà ông Tảo vẫn không một ai hay biết.
Thời gian chậm rãi trôi qua gần cả tiếng đồng hồ, từ thông tin của những người trong nhà ông Tảo may mắn sống sót lan ra, án mạng mới đến tai chính quyền xã thôn. Theo ông Đỗ Xuân Lập, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban cách mạng nhân dân thôn 5 lúc bấy giờ, vừa nghe báo lại, một số người vội bí mật tới nhà ông Nguyễn Văn Dư (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Quế Phước, nay về hưu làm Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Nông Sơn, ngụ xã Quế Phước) thuật lại.
Ông Dư cho tập hợp lực lượng, một mặt đánh kẻng báo động tại các thôn, thông báo cho người dân không ai được ra đường, triển khai xác minh nhóm Minh “bớt” có thêm những ai, để lên phương án truy bắt; một mặt viết giấy tay giao hai du kích đưa xuống Công an huyện Quế Sơn, nhờ công an huyện báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng hỗ trợ. Tuy nhiên, vì mọi phương tiện thông tin liên lạc còn hạn chế, lại đêm tối nên trong lúc còn chưa định liệu được tình hình, Minh “bớt” kéo đồng bọn tiếp tục gây án.
Trên đường di chuyển dọc thôn xã, nhóm Minh “bớt” gặp anh Lê Văn Nông (quê Hội An, cán bộ quân đội thuộc thị đội Hội An) đang cõng gạo, lương thực trên đường về đơn vị.
Cũng không cất tiếng chào hỏi, Minh “bớt” tiến lại giết chết anh Nông rồi lấy đi một khẩu súng. Khoảng 20h cùng ngày, nhóm cướp kéo tới Hợp tác xã của thôn 1. Tại đây, vừa nhìn thấy anh Phan Thanh Đạt (SN 1951, thôn phó), Minh nổ súng bắn chết, đồng thời cướp đi một khẩu súng.
Nghe tiếng súng nổ, anh Trương Hường (SN 1949, đội trưởng sản xuất) cùng anh Trương Quý (SN 1950, đội phó sản xuất, đều ngụ cùng thôn 1 xã Quế Phước) chạy ra cơ quan thôn đánh kẻng báo động. Từ đây, nhóm đối tượng lần theo tiếng kẻng, lao tới bắn chết anh Hường rồi tiếp tục cướp súng. Anh Quý nhờ trốn kịp vào bụi gai đã thoát chết.
Tiếp đến, nhóm đối tượng đến nhà ông Phạm Tấn Dũng (SN 1930, ngụ thôn Đông An, Quế Phước), đang làm công an thôn để giết. Đang phục trước nhà, thấy ông Dũng vừa đi họp về, Minh “bớt” lao ra bắn chết, cướp súng và đồng hồ, rồi lôi xác giấu trong vườn mía.
Bà Lê Thị Bình (SN 1940, vợ ông Dũng) nhớ lại, tiếng súng nổ chỉ cách bà chừng vài bước chân. Lúc đó, dù không thấy chồng mình bị giết, không nhìn được kẻ ác thủ… nhưng bà biết rõ đã có án mạng.
Do bản thân trải qua chiến tranh loạn lạc chưa bao lâu, nên bà luôn có phản xạ dắt con đi trú ẩn mỗi khi nghe tiếng bom đạn. Cũng nhờ vậy mà khi Minh “bớt” vào nhà lục tìm người thủ tiêu, bà Bình và những các con đã thoát chết trong gang tấc.
Chết chóc chưa dừng lại
Giết 8 mạng người, mục tiêu tiếp theo của Minh “bớt” là nhà ông Đỗ Xuân Lập. Thế nhưng khi Minh “bớt” kéo đồng bọn tới, trong nhà chỉ có mình mẹ ông Lập. Cho tới nay, hàng thập kỷ trôi qua, nhớ lại, ông Lập vẫn không khỏi rùng mình. Đối tượng chúng cần giết là ông Lập đi vắng, cả nhà nhờ đó mà thoát chết.
Giết hụt ông Lập, nhóm người của Minh “bớt” kéo ra bến sông nhà ông Ba Trình (SN 1930) để tìm giết bà Lê Thị Xa (SN 1934, vợ ông Trình). May mắn bà Xa đi buôn chưa về, còn ông Ba Trình van xin nên chúng tha mạng, chỉ cướp vàng.
Khuya cùng ngày, con số thương vong được công an, chính quyền xã Quế Phước tổng hợp đầy đủ. Tuy nhiên, với phán đoán khả năng Minh “bớt” còn lẩn quẩn khu vực thôn 5, trong khi tuyến đường liên xã là độc đạo, nên để đến thôn 1, lực lượng chức năng phải đi vòng theo hướng thượng nguồn sông Thu xuống.
Ông Lập kể lại, ban ngày, tình hình địa phương được bao quát hơn, ông Dư chỉ đạo lo hậu sự cho các nạn nhân. Lúc này, xã họp khẩn và xác định được, nhóm đối tượng đang ẩn nấp trong núi Bằng Trĩ, phía trước mặt làng.
Ngoài Minh “bớt” cầm đầu, còn có 3 tên khác gồm Hoàng Công Dũng (SN 1952, còn gọi In), Lương Lực (SN 1946, cậu ruột Minh, cùng ngụ xã Quế Phước) và Huỳnh Luyến (SN 1949, Quế Trung, Nông Sơn).
Đang thời điểm “dầu sôi lửa bỏng”, thế nhưng vì đường sá xa xôi, lực lượng huyện và tỉnh chưa thể hành quân lên tới nơi, còn lực lượng địa phương quá mỏng, nên ông Dư chỉ huy chỉ chốt chặn ở các sườn núi chờ chi viện.
Một ngày một đêm trôi qua, từ lãnh đạo, công an, xã đội đến du kích… đều thức trắng, căng mình trực tại các điểm chốt chặn, đề phòng nhóm hung thủ quay lại giết hại bà con. Người dân trong làng cũng không một ai dám ngủ, dù nhà nhà đã đóng chặt cửa.
Không ngoài dự đoán, rạng sáng ngày 21/1/1980, Minh cùng đồng bọn rời núi đi vào làng tiếp tục cướp tài sản. Để đối phó Minh cùng đồng bọn không hề dễ. Minh khôn ngoan xẻ đường để không đụng với các vị trí có lực lượng canh giữ, sau đó 4 đối tượng mang theo 4 cây súng xông thẳng vào nhà bà Tăng Thị Xoa (ngụ thôn 5) uy hiếp để cạy tủ cướp 1 chỉ vàng, 100 đồng, 1 quần tây, 1 cây bút chì rồi lên núi “Hổ Trâu” (quả núi bên cạnh núi Bằng Trĩ) bàn kế hoạch hành động tiếp.
Tối cùng ngày, Dũng, Luyến mang vàng về cho vợ Dũng, đổi lấy lương thực đưa lên núi. Khi đi, chúng phát hiện nhóm du kích của xã gồm 5 đồng chí: Đặng Văn Hiệp, Tân Định, Nguyễn Văn Mười, Tô Văn Bình, Nguyễn Văn Phẩm (đều ngụ thôn 1), nằm mai phục nên bắn chết anh Mười, Bình và Phẩm. Anh Hiệp, anh Định bị thương. Kết thúc ngày thứ 3 kể từ khi nhóm cướp nổ súng, số người chết đã tăng lên thành 11.
Chân dung kẻ giết người không ghê tay
Ngoài tội ác đã gây ra, trong khoảng thời gian ẩn náu, nhóm Minh “bớt” còn viết tờ rơi tự xưng “Mặt trận trung trực và lực lượng yêu nước” kêu gọi người dân “nổi dậy chống cách mạng, cướp chính quyền, đánh chiếm công an huyện Quế Sơn, giết cán bộ”.
Nhận thấy tính chất vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, ngay khi nhận được tin, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo lực lượng công an và Tỉnh đội phối hợp với huyện Quế Sơn, xã Quế Phước truy bắt bằng được nhóm bạo loạn, giết người. Trực tiếp Trưởng và Phó giám đốc Ty Công an (nay là Sở Công an) chỉ huy cùng gần 100 chiến sĩ lên đường.
Đại tá Nguyễn Thảnh (nay là Trưởng phòng Quản lý hồ sơ Công an TP. Đà Nẵng) cho biết, cảnh sát phải đi xe rồi vượt sông bằng ca nô, mới tiếp cận hiện trường.
Trong lúc nhận định lại tình hình, nhân thân Minh “bớt” đồng thời được lực lượng chức năng mang ra phân tích kỹ. Minh có 3 người em cùng mẹ khác cha. Trận lụt năm 1964, hai người em và mẹ Minh bị trôi chết, cha dượng và 1 em trai được dân làng cứu sống. Riêng Minh đi học tại trường Cao đài ở Tam Kỳ (Quảng Nam) nên không hề hấn gì.
Minh theo hết lớp 9 rồi về nhà chăn trâu. Một thời gian, Minh đi lính nhảy dù Sài Gòn trong quân đội chế độ cũ. Đặc biệt, mãi cho đến khi hòa bình lập lại, Minh “bớt” vẫn khiến dân làng khiếp vía khi đeo lên cổ lủng lẳng nhiều chiếc tai người phơi khô. Như lời Minh từng tuyên bố, đeo tai người để “ngủ khỏi giật mình” đồng thời “đánh bóng tên tuổi”.
Sau năm 1975, Minh bị đưa đi cải tạo, về lại địa phương, Minh làm nông nghiệp, lấy vợ và có hai con.
Trở lại với án mạng, khi giết chết tổng cộng 11 người, Minh cướp được 7 cây súng. Theo Ban chỉ huy cuộc vây bắt đánh giá, vị trí đối tượng trú ngụ thuộc 3 dãy núi kề cận, địa hình hết sức phức tạp; lực lượng đánh án phải dùng bản đồ để định vị mới mong tường tận từng vị trí ngọn đồi, khe suối.
Trong khi đó, Minh có kinh nghiệm trong chiến đấu, am hiểu địa hình, bắn tỉa tốt, đang hung hăng, rất nguy hiểm.
Đêm thứ 3,4,5 trôi qua căng thẳng, các lực lượng không rời vị trí, mặc cho trời mùa đông mưa phùn rất lạnh. Ông Đỗ Xuân Lập nhớ lại, đến khoảng 20 giờ ngày 24/1/1980, tức đêm thứ 6, đang căng thẳng quan sát mục tiêu, đột ngột từ trên đỉnh đồi phát ra 3 tiếng nổ liên hồi.
Vòng vây vẫn cẩn thận từng bước tiến. Kiên nhẫn đợi qua đêm, sáng ngày 25/1/1980, các lực lượng chức năng nhận lệnh “tấn công”, quyết không kéo dài thời gian thêm, thì bất ngờ Minh “bớt” xuất hiện, giơ tay từ trên núi đi xuống xin hàng.
Đại tá Nguyễn Thanh Hùng, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và Cơ động Công an TP. Đà Nẵng (nay đã nghỉ hưu) trực tiếp còng tay Minh, áp tải về trụ sở cơ quan điều tra để lấy cung.
Bị vây ráp nên giết đồng bọn
Vừa thấy Đại tá Hùng, Minh đáp tỉnh bơ: “Đừng lo, mấy người trên nớ em bắn chết sạch rồi”. Đúng như lời Minh, tiếp cận hiện trường, 3 đối tượng Dũng, Luyến, Lực đều đã tắt thở từ trước.
Tại đây, tang vật vụ án thu gồm 7 khẩu súng các loại, một số đạn, lương thực. Đại tá Hùng khi đó đã phải thốt lên: “Trong đời làm công an của tôi, chắc không thể có vụ nào mà mức độ tàn sát dã man như vậy”.
Sau này ra tòa, mỗi lời khai của Minh đều được người dự khán, ông Lập, ông Hai, bà Bình, ông Dư… nhớ từng chữ, dù đã 35 năm trôi qua. Cũng như quá trình điều tra trước đó, Minh “bớt” đều cho rằng, nhóm mình nhìn thấy rõ “mồn một” từng chiến sĩ công an.
Nhiều lần “mấy người kia” (ý nói 3 đồng bọn) định bắn tỉa xuống nhưng Minh cho rằng mình đã can ngăn. Minh còn cho biết: “Do mấy đứa kia xúi mới hành động như vậy thôi”.
Khi xét hỏi, “sao lại bắn đồng bọn?”, Minh chối tội: “Vì Dũng nghĩ ra chuyện viết truyền đơn rải. Chính nó chủ mưu xuống đánh ban chỉ huy tiền phương, sau đó xuống huyện để làm lớn chuyện, đánh đồn công an”. Do đó, Minh mới nảy ý định bắn chết các đồng phạm, để giữ mạng sống của mình?
Thực tế, sự việc diễn ra như sau. Do biết bị bao vây khó thoát, Minh bàn với Lực bắn chết Luyến và Dũng để xuống hàng, rồi đổ tội cho “tụi nó xúi”. Sau đó, Minh giết luôn cả Lực. Lúc đó thấy trời tối nên Minh không dám ra hàng vì sợ bị tiêu diệt, phải đợi đến sáng hôm sau.
Về động cơ gây án, Minh khai, từng thù hằn cán bộ từ trước, Minh mới thành lập băng nhóm đi cướp bóc, bắn giết cán bộ nhằm “thị uy”. Một số nạn nhân là người thân của cán bộ, Minh gây án trong trạng thái “hăng tiết” chứ không chủ đích tước mạng sống của họ.
Đại tá Nguyễn Thảnh và đại tá Nguyễn Thành Hùng cho biết, qua theo dõi thông tin về Minh, được biết, sau khi vào trại giam của Bộ Công an tại phía Nam, Minh đã cướp súng, bắt chết hai chiến sĩ công an rồi trốn trại. Chạy lên Tây Nguyên, Minh “bớt” giết thêm 1 người dân nữa. Như vậy, đối tượng này đã cướp đi tới 17 mạng người. Một thời gian sau, Minh bị bắt lại.
Ngày 17/7/1980, Nguyễn Minh bị đưa ra xét xử sơ thẩm với nhiều tội danh: “Bạo loạn, giết người, cướp tài sản xã hội chủ nghĩa, cướp tài sản công dân”. Dù Minh “bớt” khai do bị xúi giục, đổ tội cho những người đã chết, nhưng tòa nhận định: Hành vi tổ chức, cướp vũ khí, giết 11 người dân và cán bộ, giết thêm 3 đồng bọn để bịt đầu mối, chạy tội… đã rõ ràng, hết sức dã man.
Áp dụng các điều 7, 10, 11, 19 pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng và điều 3 pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, tòa phạt Nguyễn Minh mức án tử hình. Minh kháng cáo. Ngày 29/10/1980, TAND tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm, y án tử hình đối với Nguyễn Minh.
Nguồn: Vân Anh (Pháp luật VN)
Những năm 1980, không chỉ ở huyện huyện Quế Sơn (nay tách thành 2 huyện Nông Sơn và Quế Sơn), mà khắp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), ai cũng đều ghê rợn khi nghe đến xưng danh Minh “bớt”.
Tên cướp Nguyễn Minh (SN 1950, ngụ thôn 5, xã Quế Phước, huyện Quế Sơn) nổi tiếng tàn ác khi trước giải phóng từng nhiều lần gây án, xâu tai người chết đeo bên người.
Ngày mùng 2 tháng Chạp hằng năm, xã Quế Phước (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) có chung 1 lễ giỗ cho hàng chục nạn nhân cùng chết dưới bàn tay của Minh “bớt”. Với họ, đêm kinh hoàng 19/1/1980 chưa biết bao giờ mới hết ám ảnh.
35 năm trôi qua, nhiều người thân của nạn nhân may mắn sống sót, vì không chịu được nỗi ám ảnh về cái chết đêm ấy, nên đã dạt đi tứ xứ mưu sinh. Để gặp được họ, ngoài việc PV lần về tận nơi ở, còn phải đợi đến dịp Tết nguyên đán, theo thông lệ, ai nấy lại đưa nhau quay về Quế Phước để đi tảo mộ, dâng hương cho người đã khuất.
3 tiếng đồng hồ, 8 người bị sát hại
Gia đình bị sát hại nhiều người nhất là gia đình ông Phạm Tảo (SN 1928, Công an thôn 1, ngụ thôn 1 xã Quế Phước) với 4 mạng người, trong đó vợ ông Tảo đang mang thai. Anh Phạm Hai (SN 1957, con trai đầu của ông Tảo) cùng 3 đứa em nhỏ may mắn thoát chết.
Sau khi lo tang ma xong, không thể chịu được nỗi day dứt về cái chết của người thân, ông đưa các em xuống khu vực thôn Mậu Long (thuộc xã Quế Ninh, huyện Nông Sơn) sinh sống đến nay.
Ông Hai kể, vào ngày 19/1/1980 nhằm ngày mùng 2 tháng Chạp, trời mưa rả rích, rét căm căm. Các ngôi làng bên sông Thu Bồn (thuộc các thôn 1 và thôn 5 (nay là thôn Đông An của xã Quế Phước) thời điểm này cũng mới có lèo tèo vài hộ dân sinh sống. Trời vừa tối, không điện đài, ai nấy đều lo thu mình trong nhà. Gia đình ông cũng vậy.
Bà Bình bên mộ chồng, một nạn nhân của nhóm cướp đêm 19/1/1980 |
Bà Dương Thị Mai (SN 1937, vợ ông Tảo) nghe tiếng súng nổ, liền từ sau nhà chạy vào. Nhận ra Minh “bớt” vừa giết chết chồng mình, bà ôm lấy cái bụng vượt mặt quỳ lạy van xin, nhưng đối tượng vẫn lạnh lùng bóp cò.
5 người con còn lại chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng, vội chạy xuống bếp trốn nhưng Minh “bớt” vẫn cho người lục tìm. Biết không có đường thoát, anh Phạm Trung (17 tuổi), chị Phạm Hoa (20 tuổi) bước ra chịu 2 phát đạn, để 3 đứa em (lớn nhất mới 10 tuổi) có cơ hội chạy ra đường, đúng lúc ông Hai quay về chứng kiến, vội đưa các em lẩn vào ruộng mía trốn thoát.
Giết người xong, nhóm Minh “bớt” lục nhà ông Tảo cướp 1 khẩu súng M16 và 1 súng CKC cùng túi đạn. Do nhà cửa thưa thớt, cuộc tàn sát cả nhà ông Tảo vẫn không một ai hay biết.
Thời gian chậm rãi trôi qua gần cả tiếng đồng hồ, từ thông tin của những người trong nhà ông Tảo may mắn sống sót lan ra, án mạng mới đến tai chính quyền xã thôn. Theo ông Đỗ Xuân Lập, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban cách mạng nhân dân thôn 5 lúc bấy giờ, vừa nghe báo lại, một số người vội bí mật tới nhà ông Nguyễn Văn Dư (nguyên Bí thư Đảng ủy xã Quế Phước, nay về hưu làm Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Nông Sơn, ngụ xã Quế Phước) thuật lại.
Video gã thanh niên mang rìu đi cướp
Ông Dư cho tập hợp lực lượng, một mặt đánh kẻng báo động tại các thôn, thông báo cho người dân không ai được ra đường, triển khai xác minh nhóm Minh “bớt” có thêm những ai, để lên phương án truy bắt; một mặt viết giấy tay giao hai du kích đưa xuống Công an huyện Quế Sơn, nhờ công an huyện báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng hỗ trợ. Tuy nhiên, vì mọi phương tiện thông tin liên lạc còn hạn chế, lại đêm tối nên trong lúc còn chưa định liệu được tình hình, Minh “bớt” kéo đồng bọn tiếp tục gây án.
Trên đường di chuyển dọc thôn xã, nhóm Minh “bớt” gặp anh Lê Văn Nông (quê Hội An, cán bộ quân đội thuộc thị đội Hội An) đang cõng gạo, lương thực trên đường về đơn vị.
Cũng không cất tiếng chào hỏi, Minh “bớt” tiến lại giết chết anh Nông rồi lấy đi một khẩu súng. Khoảng 20h cùng ngày, nhóm cướp kéo tới Hợp tác xã của thôn 1. Tại đây, vừa nhìn thấy anh Phan Thanh Đạt (SN 1951, thôn phó), Minh nổ súng bắn chết, đồng thời cướp đi một khẩu súng.
Nghe tiếng súng nổ, anh Trương Hường (SN 1949, đội trưởng sản xuất) cùng anh Trương Quý (SN 1950, đội phó sản xuất, đều ngụ cùng thôn 1 xã Quế Phước) chạy ra cơ quan thôn đánh kẻng báo động. Từ đây, nhóm đối tượng lần theo tiếng kẻng, lao tới bắn chết anh Hường rồi tiếp tục cướp súng. Anh Quý nhờ trốn kịp vào bụi gai đã thoát chết.
Tiếp đến, nhóm đối tượng đến nhà ông Phạm Tấn Dũng (SN 1930, ngụ thôn Đông An, Quế Phước), đang làm công an thôn để giết. Đang phục trước nhà, thấy ông Dũng vừa đi họp về, Minh “bớt” lao ra bắn chết, cướp súng và đồng hồ, rồi lôi xác giấu trong vườn mía.
Bà Lê Thị Bình (SN 1940, vợ ông Dũng) nhớ lại, tiếng súng nổ chỉ cách bà chừng vài bước chân. Lúc đó, dù không thấy chồng mình bị giết, không nhìn được kẻ ác thủ… nhưng bà biết rõ đã có án mạng.
Do bản thân trải qua chiến tranh loạn lạc chưa bao lâu, nên bà luôn có phản xạ dắt con đi trú ẩn mỗi khi nghe tiếng bom đạn. Cũng nhờ vậy mà khi Minh “bớt” vào nhà lục tìm người thủ tiêu, bà Bình và những các con đã thoát chết trong gang tấc.
Chết chóc chưa dừng lại
Giết 8 mạng người, mục tiêu tiếp theo của Minh “bớt” là nhà ông Đỗ Xuân Lập. Thế nhưng khi Minh “bớt” kéo đồng bọn tới, trong nhà chỉ có mình mẹ ông Lập. Cho tới nay, hàng thập kỷ trôi qua, nhớ lại, ông Lập vẫn không khỏi rùng mình. Đối tượng chúng cần giết là ông Lập đi vắng, cả nhà nhờ đó mà thoát chết.
Giết hụt ông Lập, nhóm người của Minh “bớt” kéo ra bến sông nhà ông Ba Trình (SN 1930) để tìm giết bà Lê Thị Xa (SN 1934, vợ ông Trình). May mắn bà Xa đi buôn chưa về, còn ông Ba Trình van xin nên chúng tha mạng, chỉ cướp vàng.
Khuya cùng ngày, con số thương vong được công an, chính quyền xã Quế Phước tổng hợp đầy đủ. Tuy nhiên, với phán đoán khả năng Minh “bớt” còn lẩn quẩn khu vực thôn 5, trong khi tuyến đường liên xã là độc đạo, nên để đến thôn 1, lực lượng chức năng phải đi vòng theo hướng thượng nguồn sông Thu xuống.
Ông Hai, con của nạn nhân Phạm Tảo |
Ngoài Minh “bớt” cầm đầu, còn có 3 tên khác gồm Hoàng Công Dũng (SN 1952, còn gọi In), Lương Lực (SN 1946, cậu ruột Minh, cùng ngụ xã Quế Phước) và Huỳnh Luyến (SN 1949, Quế Trung, Nông Sơn).
Đang thời điểm “dầu sôi lửa bỏng”, thế nhưng vì đường sá xa xôi, lực lượng huyện và tỉnh chưa thể hành quân lên tới nơi, còn lực lượng địa phương quá mỏng, nên ông Dư chỉ huy chỉ chốt chặn ở các sườn núi chờ chi viện.
Một ngày một đêm trôi qua, từ lãnh đạo, công an, xã đội đến du kích… đều thức trắng, căng mình trực tại các điểm chốt chặn, đề phòng nhóm hung thủ quay lại giết hại bà con. Người dân trong làng cũng không một ai dám ngủ, dù nhà nhà đã đóng chặt cửa.
Không ngoài dự đoán, rạng sáng ngày 21/1/1980, Minh cùng đồng bọn rời núi đi vào làng tiếp tục cướp tài sản. Để đối phó Minh cùng đồng bọn không hề dễ. Minh khôn ngoan xẻ đường để không đụng với các vị trí có lực lượng canh giữ, sau đó 4 đối tượng mang theo 4 cây súng xông thẳng vào nhà bà Tăng Thị Xoa (ngụ thôn 5) uy hiếp để cạy tủ cướp 1 chỉ vàng, 100 đồng, 1 quần tây, 1 cây bút chì rồi lên núi “Hổ Trâu” (quả núi bên cạnh núi Bằng Trĩ) bàn kế hoạch hành động tiếp.
Tối cùng ngày, Dũng, Luyến mang vàng về cho vợ Dũng, đổi lấy lương thực đưa lên núi. Khi đi, chúng phát hiện nhóm du kích của xã gồm 5 đồng chí: Đặng Văn Hiệp, Tân Định, Nguyễn Văn Mười, Tô Văn Bình, Nguyễn Văn Phẩm (đều ngụ thôn 1), nằm mai phục nên bắn chết anh Mười, Bình và Phẩm. Anh Hiệp, anh Định bị thương. Kết thúc ngày thứ 3 kể từ khi nhóm cướp nổ súng, số người chết đã tăng lên thành 11.
Video đánh nhau với cướp
Chân dung kẻ giết người không ghê tay
Ngoài tội ác đã gây ra, trong khoảng thời gian ẩn náu, nhóm Minh “bớt” còn viết tờ rơi tự xưng “Mặt trận trung trực và lực lượng yêu nước” kêu gọi người dân “nổi dậy chống cách mạng, cướp chính quyền, đánh chiếm công an huyện Quế Sơn, giết cán bộ”.
Nhận thấy tính chất vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, ngay khi nhận được tin, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo lực lượng công an và Tỉnh đội phối hợp với huyện Quế Sơn, xã Quế Phước truy bắt bằng được nhóm bạo loạn, giết người. Trực tiếp Trưởng và Phó giám đốc Ty Công an (nay là Sở Công an) chỉ huy cùng gần 100 chiến sĩ lên đường.
Đại tá Nguyễn Thảnh (nay là Trưởng phòng Quản lý hồ sơ Công an TP. Đà Nẵng) cho biết, cảnh sát phải đi xe rồi vượt sông bằng ca nô, mới tiếp cận hiện trường.
Trong lúc nhận định lại tình hình, nhân thân Minh “bớt” đồng thời được lực lượng chức năng mang ra phân tích kỹ. Minh có 3 người em cùng mẹ khác cha. Trận lụt năm 1964, hai người em và mẹ Minh bị trôi chết, cha dượng và 1 em trai được dân làng cứu sống. Riêng Minh đi học tại trường Cao đài ở Tam Kỳ (Quảng Nam) nên không hề hấn gì.
Núi Bằng Trĩ nơi nhóm cướp ẩn náu nhiều ngày đêm |
Sau năm 1975, Minh bị đưa đi cải tạo, về lại địa phương, Minh làm nông nghiệp, lấy vợ và có hai con.
Trở lại với án mạng, khi giết chết tổng cộng 11 người, Minh cướp được 7 cây súng. Theo Ban chỉ huy cuộc vây bắt đánh giá, vị trí đối tượng trú ngụ thuộc 3 dãy núi kề cận, địa hình hết sức phức tạp; lực lượng đánh án phải dùng bản đồ để định vị mới mong tường tận từng vị trí ngọn đồi, khe suối.
Trong khi đó, Minh có kinh nghiệm trong chiến đấu, am hiểu địa hình, bắn tỉa tốt, đang hung hăng, rất nguy hiểm.
Đêm thứ 3,4,5 trôi qua căng thẳng, các lực lượng không rời vị trí, mặc cho trời mùa đông mưa phùn rất lạnh. Ông Đỗ Xuân Lập nhớ lại, đến khoảng 20 giờ ngày 24/1/1980, tức đêm thứ 6, đang căng thẳng quan sát mục tiêu, đột ngột từ trên đỉnh đồi phát ra 3 tiếng nổ liên hồi.
Vòng vây vẫn cẩn thận từng bước tiến. Kiên nhẫn đợi qua đêm, sáng ngày 25/1/1980, các lực lượng chức năng nhận lệnh “tấn công”, quyết không kéo dài thời gian thêm, thì bất ngờ Minh “bớt” xuất hiện, giơ tay từ trên núi đi xuống xin hàng.
Đại tá Nguyễn Thanh Hùng, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và Cơ động Công an TP. Đà Nẵng (nay đã nghỉ hưu) trực tiếp còng tay Minh, áp tải về trụ sở cơ quan điều tra để lấy cung.
Bị vây ráp nên giết đồng bọn
Vừa thấy Đại tá Hùng, Minh đáp tỉnh bơ: “Đừng lo, mấy người trên nớ em bắn chết sạch rồi”. Đúng như lời Minh, tiếp cận hiện trường, 3 đối tượng Dũng, Luyến, Lực đều đã tắt thở từ trước.
Tại đây, tang vật vụ án thu gồm 7 khẩu súng các loại, một số đạn, lương thực. Đại tá Hùng khi đó đã phải thốt lên: “Trong đời làm công an của tôi, chắc không thể có vụ nào mà mức độ tàn sát dã man như vậy”.
Sau này ra tòa, mỗi lời khai của Minh đều được người dự khán, ông Lập, ông Hai, bà Bình, ông Dư… nhớ từng chữ, dù đã 35 năm trôi qua. Cũng như quá trình điều tra trước đó, Minh “bớt” đều cho rằng, nhóm mình nhìn thấy rõ “mồn một” từng chiến sĩ công an.
Nhiều lần “mấy người kia” (ý nói 3 đồng bọn) định bắn tỉa xuống nhưng Minh cho rằng mình đã can ngăn. Minh còn cho biết: “Do mấy đứa kia xúi mới hành động như vậy thôi”.
Khi xét hỏi, “sao lại bắn đồng bọn?”, Minh chối tội: “Vì Dũng nghĩ ra chuyện viết truyền đơn rải. Chính nó chủ mưu xuống đánh ban chỉ huy tiền phương, sau đó xuống huyện để làm lớn chuyện, đánh đồn công an”. Do đó, Minh mới nảy ý định bắn chết các đồng phạm, để giữ mạng sống của mình?
Thực tế, sự việc diễn ra như sau. Do biết bị bao vây khó thoát, Minh bàn với Lực bắn chết Luyến và Dũng để xuống hàng, rồi đổ tội cho “tụi nó xúi”. Sau đó, Minh giết luôn cả Lực. Lúc đó thấy trời tối nên Minh không dám ra hàng vì sợ bị tiêu diệt, phải đợi đến sáng hôm sau.
Về động cơ gây án, Minh khai, từng thù hằn cán bộ từ trước, Minh mới thành lập băng nhóm đi cướp bóc, bắn giết cán bộ nhằm “thị uy”. Một số nạn nhân là người thân của cán bộ, Minh gây án trong trạng thái “hăng tiết” chứ không chủ đích tước mạng sống của họ.
Đại tá Nguyễn Thảnh và đại tá Nguyễn Thành Hùng cho biết, qua theo dõi thông tin về Minh, được biết, sau khi vào trại giam của Bộ Công an tại phía Nam, Minh đã cướp súng, bắt chết hai chiến sĩ công an rồi trốn trại. Chạy lên Tây Nguyên, Minh “bớt” giết thêm 1 người dân nữa. Như vậy, đối tượng này đã cướp đi tới 17 mạng người. Một thời gian sau, Minh bị bắt lại.
Ngày 17/7/1980, Nguyễn Minh bị đưa ra xét xử sơ thẩm với nhiều tội danh: “Bạo loạn, giết người, cướp tài sản xã hội chủ nghĩa, cướp tài sản công dân”. Dù Minh “bớt” khai do bị xúi giục, đổ tội cho những người đã chết, nhưng tòa nhận định: Hành vi tổ chức, cướp vũ khí, giết 11 người dân và cán bộ, giết thêm 3 đồng bọn để bịt đầu mối, chạy tội… đã rõ ràng, hết sức dã man.
Áp dụng các điều 7, 10, 11, 19 pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng và điều 3 pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, tòa phạt Nguyễn Minh mức án tử hình. Minh kháng cáo. Ngày 29/10/1980, TAND tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm, y án tử hình đối với Nguyễn Minh.
Nguồn: Vân Anh (Pháp luật VN)
Bình luận