Sau cơn lốc tìm kỳ nam nơi rừng thiêng cách đây nhiều năm, họ đã kể lại những câu chuyện “luật rừng” tàn khốc bất thành văn trong nghề, những vất vả lao đao, cùng những buồn vui chuyện “ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”.
Kỳ 1: Truyền thuyết “ngậm ngải tìm trầm”
Giới “phu” trầm có nhiều dị bản về thành ngữ “ngậm ngải tìm trầm”. Theo ông Nguyễn Bành (SN 1958), thuở xa xưa có một “phu” trầm lang thang từ núi này sang núi nọ đi tìm trầm hương. Trước khi lên đường, người này đến gặp một thầy mo trong làng để xin một tấm bùa may mắn.
Sau khi làm phép, thầy mo trao cho người này một viên thuốc, dặn dò: “Chỉ cần ngậm thuốc này thì có đi bao nhiêu ngày cũng không thấy đói khát, có lạc vào rừng sâu núi cao cũng không sợ hùm beo giết hại”.
Ngày qua ngày, người “phu” trầm băng rừng lội suối nhưng vẫn không tìm thấy gì, trong khi đó lương thực mang theo cũng dần cạn kiệt. Lúc này anh quyết định quay trở về nhưng lại không nhớ đường. Nhớ lời dặn, anh lấy viên thuốc ngậm vào miệng và tiếp tục đi.
Năm tháng dần qua, viên ngải trong miệng dần tan hết, anh không ngờ mình hóa thành con hổ mình đầy lông lá.
Còn theo dị bản ông Trần Văn Hóa (SN 1965) kể, trước đây có cặp vợ chồng chán cuộc sống thế tục, rủ nhau lên núi ẩn tu. Ngày nọ có người đến thăm và bày cho cách “tu tiên” phải đốt hương trầm mà khấn, hương trầm sẽ đưa lời nguyện cầu lên chư tiên.
Hỏi tìm trầm ở đâu, được trả lời bí hiểm: “Trong phạm vi nghìn dặm núi non đều có nhưng muốn tìm được trầm phải ngậm ngải”.
Tin lời, người chồng ngậm ngải tìm trầm nhưng càng vào sâu nơi núi rừng thâm u càng thấy mịt mù, lòng muốn trở về ngặt nỗi không thấy đường lui, chỉ thấy đường tới. Qua năm này đến năm khác, khi miếng ngải tan dần, người chồng lông mọc toàn thân, hóa cọp xám.
Vẫn lời ông Hóa, thực ra đó chỉ là thành ngữ chỉ sự gian nan của “phu” trầm, chứ nay việc dùng ngải cũng khác. Ngải là một loại cây thuộc họ gừng, “phu” trầm thường mang theo trong người để phòng khi trái gió trở trời.
“Ngoài thức ăn, nước uống là những thứ nhu yếu phẩm thì cần phải mang theo thuốc men để phòng khi gặp tai nạn. Do sống trong rừng sâu, phải đối mặt với những hiểm nguy nên “phu” trầm dạy nhau những bài thuốc quý, cũng gọi là “ngải”, như những bài thuốc liên quan đến cây ngải cứu dùng để chữa bệnh đau khớp, bong gân. Ngải không phải là những bùa chú mê tín dị đoan như người ngoài suy đoán”, ông Hóa cho biết.
Ông Hóa cho biết: “Ông bà mình từng nói “trật một li đi một nhịp”, “phu” trầm nếu khinh suất, lơ là đều phải trả giá bằng mạng sống. Chuyện sống chết thường chỉ trong gang tấc, những hiểm nguy luôn rình rập, nên chỉ có một cách duy nhất để tồn tại được trong chốn rừng thiêng nước độc, chính là sự đoàn kết cao”.
“Phu” trầm thường tập trung thành từng nhóm khoảng 10 người, mỗi nhóm cử ra một trưởng nhóm điều hành. Người trong nhóm thường có quan hệ họ hàng hoặc cùng một địa phương với nhau để dễ dàng chia sẻ với nhau những thăng trầm khi gặp sự cố.
Khi một người may mắn phát hiện được kỳ nam thì phải thông báo với trưởng nhóm. Trưởng nhóm thực hiện các nghi thức, phân công nhiệm vụ cho từng người để đảm bảo việc khai thác được làm nhanh nhất.
Hơn nữa, trong giới “phu” trầm, việc phân chia lợi nhuận được thỏa thuận trước. Ví dụ như nhóm có 10 người thì sau khi khai thác được trầm sẽ chia thành 12 phần, người phát hiện sẽ được 3 phần. Chính những thỏa thuận trước này đã làm cho những người trong đoàn yên tâm và đoàn kết hơn.
Cũng theo ông Hóa, khi gặp kỳ nam, không được khai thác sạch sành sanh mà phải để lại một phần cho người khác “hưởng sái”, cũng đồng thời là cách để hộ thân, phòng chẳng may trong quá trình đưa kỳ nam ra khỏi rừng, bị cướp giật thì quay lại “mót”.
Khi ra khỏi rừng, việc mua bán cũng phải tiến hành nhanh chóng bởi nếu chần chừ thì khó tránh khỏi thảm cảnh bị cướp. “Khi ra khỏi rừng mà không tìm người bán là dễ bị cướp giật lắm. Nhưng khi bán cũng phải biết chọn người mà bán vì giới mua kỳ nam cũng nhiều mánh khóe, nếu không cẩn thận là bị lừa.
Anh em đi tìm trầm chịu nhiều hiểm nguy, có khi đối mặt với cái chết, nhưng giới buôn kỳ nam, chỉ cần vài mánh khóe là có thể thu lợi hàng chục tỉ trong giây lát”, ông Hóa nói.
Ở thôn Phú Cang 2 (xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa), dù “phu” trầm nào trúng kỳ nam, dân làng cũng được “thơm lây”. Ông Hóa cho biết: “Dù trúng ít hay nhiều thì “phu” trầm cũng phải bỏ một ít ra làm từ thiện, cứu giúp những trường hợp nghèo khổ trong thôn.
Theo quan niệm của chúng tôi, những người may mắn trúng được trầm kỳ đều là do “thần thánh ban phước”. Nên nhận được ơn huệ này, phải biết giúp đỡ những người nghèo khổ, nếu không sẽ bị quở phạt, bị lấy lại hết số tiền “thần thánh” ban cho”.
Trước đi vào rừng, người đi tìm kỳ nam cũng phải kiêng cữ một số chuyện, như đi không được gần phụ nữ bởi quan niệm cho rằng “chuyện giường chiếu” có mùi ô tạp, sẽ khiến trầm kỳ biến mất.
“Người đi tìm trầm phải thanh sạch vì kỳ nam là kết tinh của trời đất núi rừng, là thứ sản vật sạch sẽ, thơm tho nhất trần gian. Nếu không thanh tâm thì có đi suốt đời suốt kiếp cũng chẳng thu được gì, kể cả miếng trầm bé xíu cũng không được nói chi khúc kỳ nam giá bạc tỉ”, ông Bành cho hay.
Còn tiếp...
Nguồn: Phan Phùng(Pháp luật VN)
Kỳ 1: Truyền thuyết “ngậm ngải tìm trầm”
Giới “phu” trầm có nhiều dị bản về thành ngữ “ngậm ngải tìm trầm”. Theo ông Nguyễn Bành (SN 1958), thuở xa xưa có một “phu” trầm lang thang từ núi này sang núi nọ đi tìm trầm hương. Trước khi lên đường, người này đến gặp một thầy mo trong làng để xin một tấm bùa may mắn.
Sau khi làm phép, thầy mo trao cho người này một viên thuốc, dặn dò: “Chỉ cần ngậm thuốc này thì có đi bao nhiêu ngày cũng không thấy đói khát, có lạc vào rừng sâu núi cao cũng không sợ hùm beo giết hại”.
Ngày qua ngày, người “phu” trầm băng rừng lội suối nhưng vẫn không tìm thấy gì, trong khi đó lương thực mang theo cũng dần cạn kiệt. Lúc này anh quyết định quay trở về nhưng lại không nhớ đường. Nhớ lời dặn, anh lấy viên thuốc ngậm vào miệng và tiếp tục đi.
Năm tháng dần qua, viên ngải trong miệng dần tan hết, anh không ngờ mình hóa thành con hổ mình đầy lông lá.
Một người đào được mẩu kỳ nam bằng ngón tay, hàng trăm đôi mắt chăm chăm theo dõi (Hình: Tiến Thành) |
Còn theo dị bản ông Trần Văn Hóa (SN 1965) kể, trước đây có cặp vợ chồng chán cuộc sống thế tục, rủ nhau lên núi ẩn tu. Ngày nọ có người đến thăm và bày cho cách “tu tiên” phải đốt hương trầm mà khấn, hương trầm sẽ đưa lời nguyện cầu lên chư tiên.
Hỏi tìm trầm ở đâu, được trả lời bí hiểm: “Trong phạm vi nghìn dặm núi non đều có nhưng muốn tìm được trầm phải ngậm ngải”.
Tin lời, người chồng ngậm ngải tìm trầm nhưng càng vào sâu nơi núi rừng thâm u càng thấy mịt mù, lòng muốn trở về ngặt nỗi không thấy đường lui, chỉ thấy đường tới. Qua năm này đến năm khác, khi miếng ngải tan dần, người chồng lông mọc toàn thân, hóa cọp xám.
Vẫn lời ông Hóa, thực ra đó chỉ là thành ngữ chỉ sự gian nan của “phu” trầm, chứ nay việc dùng ngải cũng khác. Ngải là một loại cây thuộc họ gừng, “phu” trầm thường mang theo trong người để phòng khi trái gió trở trời.
“Ngoài thức ăn, nước uống là những thứ nhu yếu phẩm thì cần phải mang theo thuốc men để phòng khi gặp tai nạn. Do sống trong rừng sâu, phải đối mặt với những hiểm nguy nên “phu” trầm dạy nhau những bài thuốc quý, cũng gọi là “ngải”, như những bài thuốc liên quan đến cây ngải cứu dùng để chữa bệnh đau khớp, bong gân. Ngải không phải là những bùa chú mê tín dị đoan như người ngoài suy đoán”, ông Hóa cho biết.
Ông Trần Văn Hóa kể về “luật” bất thành văn khi đi tìm kỳ nam. |
Ông Hóa cho biết: “Ông bà mình từng nói “trật một li đi một nhịp”, “phu” trầm nếu khinh suất, lơ là đều phải trả giá bằng mạng sống. Chuyện sống chết thường chỉ trong gang tấc, những hiểm nguy luôn rình rập, nên chỉ có một cách duy nhất để tồn tại được trong chốn rừng thiêng nước độc, chính là sự đoàn kết cao”.
“Phu” trầm thường tập trung thành từng nhóm khoảng 10 người, mỗi nhóm cử ra một trưởng nhóm điều hành. Người trong nhóm thường có quan hệ họ hàng hoặc cùng một địa phương với nhau để dễ dàng chia sẻ với nhau những thăng trầm khi gặp sự cố.
Khi một người may mắn phát hiện được kỳ nam thì phải thông báo với trưởng nhóm. Trưởng nhóm thực hiện các nghi thức, phân công nhiệm vụ cho từng người để đảm bảo việc khai thác được làm nhanh nhất.
Hơn nữa, trong giới “phu” trầm, việc phân chia lợi nhuận được thỏa thuận trước. Ví dụ như nhóm có 10 người thì sau khi khai thác được trầm sẽ chia thành 12 phần, người phát hiện sẽ được 3 phần. Chính những thỏa thuận trước này đã làm cho những người trong đoàn yên tâm và đoàn kết hơn.
Người săn kỳ nam (Hình: Tiến Thành) |
Cũng theo ông Hóa, khi gặp kỳ nam, không được khai thác sạch sành sanh mà phải để lại một phần cho người khác “hưởng sái”, cũng đồng thời là cách để hộ thân, phòng chẳng may trong quá trình đưa kỳ nam ra khỏi rừng, bị cướp giật thì quay lại “mót”.
Khi ra khỏi rừng, việc mua bán cũng phải tiến hành nhanh chóng bởi nếu chần chừ thì khó tránh khỏi thảm cảnh bị cướp. “Khi ra khỏi rừng mà không tìm người bán là dễ bị cướp giật lắm. Nhưng khi bán cũng phải biết chọn người mà bán vì giới mua kỳ nam cũng nhiều mánh khóe, nếu không cẩn thận là bị lừa.
Anh em đi tìm trầm chịu nhiều hiểm nguy, có khi đối mặt với cái chết, nhưng giới buôn kỳ nam, chỉ cần vài mánh khóe là có thể thu lợi hàng chục tỉ trong giây lát”, ông Hóa nói.
Ở thôn Phú Cang 2 (xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa), dù “phu” trầm nào trúng kỳ nam, dân làng cũng được “thơm lây”. Ông Hóa cho biết: “Dù trúng ít hay nhiều thì “phu” trầm cũng phải bỏ một ít ra làm từ thiện, cứu giúp những trường hợp nghèo khổ trong thôn.
Theo quan niệm của chúng tôi, những người may mắn trúng được trầm kỳ đều là do “thần thánh ban phước”. Nên nhận được ơn huệ này, phải biết giúp đỡ những người nghèo khổ, nếu không sẽ bị quở phạt, bị lấy lại hết số tiền “thần thánh” ban cho”.
Trước đi vào rừng, người đi tìm kỳ nam cũng phải kiêng cữ một số chuyện, như đi không được gần phụ nữ bởi quan niệm cho rằng “chuyện giường chiếu” có mùi ô tạp, sẽ khiến trầm kỳ biến mất.
“Người đi tìm trầm phải thanh sạch vì kỳ nam là kết tinh của trời đất núi rừng, là thứ sản vật sạch sẽ, thơm tho nhất trần gian. Nếu không thanh tâm thì có đi suốt đời suốt kiếp cũng chẳng thu được gì, kể cả miếng trầm bé xíu cũng không được nói chi khúc kỳ nam giá bạc tỉ”, ông Bành cho hay.
Còn tiếp...
Nguồn: Phan Phùng(Pháp luật VN)
Bình luận