(VTC News) - Đại tá Lê Thế Mẫu - chuyên gia quân sự Việt Nam nói, sự ra đi vĩnh viễn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là sự mất mát lớn của dân tộc Việt Nam.
Đại tá Lê Thế Mẫu |
Ông Mẫu nói: "Nhân loại tiến bộ hứng chịu sự mất mát lớn lao khi một con người - vị tướng huyền thoại đã để lại dấu ấn lịch sử đậm nét trong lịch sử Việt Nam và lịch sử quân sự thế giới vĩnh biệt chúng ta.
Đồng thời, với cảm nhận mất mát đó là một niềm tự hào dấy lên trong tôi về nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam đã có trong hàng ngũ của mình một người con ưu tú, một con người - vị tướng huyền thoại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp".
Lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam, quê hương Quảng Bình đã sinh ra một con người kiệt xuất Võ Nguyên Giáp và chính con người đó đã góp phần không nhỏ làm rạng danh Việt Nam trên thế giới.
Đồng thời, với cảm nhận mất mát đó là một niềm tự hào dấy lên trong tôi về nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam đã có trong hàng ngũ của mình một người con ưu tú, một con người - vị tướng huyền thoại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp".
Lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam, quê hương Quảng Bình đã sinh ra một con người kiệt xuất Võ Nguyên Giáp và chính con người đó đã góp phần không nhỏ làm rạng danh Việt Nam trên thế giới.
Đối với nhiều bạn bè quốc tế, cái tên Võ Nguyên Giáp gần như đồng nghĩa với cái tên Việt Nam. Nói đến Việt Nam, nhiều người nhớ ngay đến Đại tướng.
- Thưa ông, điều gì đã khiến cho một giáo viên lịch sử trở thành một vị tướng lừng danh thế giới?
Theo tôi, có nhiều yếu tố khiến cho một giáo viên lịch sử trở thành một vị tướng lừng danh thế giới, nhưng trước hết cần nhận thấy những yếu tố sau:
Thứ nhất, lòng yêu nước và ý chí cũng như khát vọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ và họa xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũ cũng như chủ nghĩa thực dân mới.
Thứ hai, luôn đặt lợi ích của nhân dân, của cách mạng, của dân tộc lên trên hết.
Thứ ba, sự hiểu biết vô cùng sâu sắc về lịch sử oai hùng và bi tráng của dân tộc và nhân dân Việt Nam đã giúp Võ Nguyên Giáp kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam trong hơn 4.000 năm lịch sử và phát huy truyền thống đó lên tới đỉnh cao trong thời đại mới.
- Thưa ông, điều gì đã khiến cho một giáo viên lịch sử trở thành một vị tướng lừng danh thế giới?
Theo tôi, có nhiều yếu tố khiến cho một giáo viên lịch sử trở thành một vị tướng lừng danh thế giới, nhưng trước hết cần nhận thấy những yếu tố sau:
Thứ nhất, lòng yêu nước và ý chí cũng như khát vọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ và họa xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũ cũng như chủ nghĩa thực dân mới.
Thứ hai, luôn đặt lợi ích của nhân dân, của cách mạng, của dân tộc lên trên hết.
Thứ ba, sự hiểu biết vô cùng sâu sắc về lịch sử oai hùng và bi tráng của dân tộc và nhân dân Việt Nam đã giúp Võ Nguyên Giáp kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam trong hơn 4.000 năm lịch sử và phát huy truyền thống đó lên tới đỉnh cao trong thời đại mới.
Vì thế, chiến lược cầm quân của ông vẫn thấm đậm dấu ấn của các thiên tài quân sự trong lịch sử Việt Nam như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ. Ông thực sự là thiên tài quân sự hiếm có trong 4.000 năm lịch sử giữ nước.
Thứ tư, trung thành tuyệt đối với đường lối cách mạng và đường lối quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã từng viết nên những công trình nghiên cứu kiệt xuất về đường lối chiến tranh nhân Việt Nam, được nhiều viện nghiên cứu và trường đại học quân sự trên thế giới tham khảo học tập kinh nghiệm đánh giặc của Việt Nam.
Thứ năm, tinh thần khiêm tốn, ham học hỏi hiếm có của Võ Nguyên Giáp. Nhờ có tinh thần tự học vươn lên đó, biết chú ý lắng nghe ý kiến của đồng đội, ông đã tự tích lũy được những tri thức quý báu trong kho tàng kinh nghiệm lịch sử quân sự của Việt Nam và thế giới, từ đó sáng tạo nên “phép dùng binh” mang đậm cốt cách rất riêng và rất độc đáo của Việt Nam trong thời đại mới của Võ Nguyên Giáp.
Thứ sáu, phẩm chất thiên bẩm và tầm nhìn chiến lược xuyên thế kỷ của Võ Nguyên Giáp.
- Không chỉ là biểu tượng lịch sử, là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ Việt Nam, mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được lãnh đạo và thế hệ trẻ thế giới ca ngợi là tướng cầm quân thiên tài của Việt Nam, ông có thể nói cụ thể hơn về điều này?
Sở dĩ Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là biểu tượng lịch sử, là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ Việt Nam, mà ông còn được lãnh đạo và thế hệ trẻ thế giới ca ngợi là tướng cầm quân thiên tài bởi ông đã góp phần quyết định làm nên hai chiến thắng có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới, cũng như tinh thần nhân đạo cao cả của ông trong chiến tranh.
Đó là, góp phần quyết định tạo ra chiến lược cầm quân của Việt Nam đánh bại đội quân viễn chinh của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, dẫn tới chấm dứt chế độ thực dân cũ ở Việt Nam và Đông Dương, mở đầu kỷ nguyên sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.
Chiến thắng của Việt Nam ở Điện Biên Phủ đã cổ vũ tinh thần đấu tranh và yêu nước của nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh đứng lên giải phóng dân tộc và giành quyền độc lập, chấm dứt ách độ hộ của chủ nghĩa thực dân cũ.
Đó là, góp phần quyết định tạo ra chiến lược cầm quân của Việt Nam đánh bại đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới của đế quốc Mỹ, dẫn tới chấm dứt chế độ thực dân mới ở Việt Nam, mở đầu kỷ nguyên sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người luôn chủ trương giành chiến thắng trước kẻ thù với tổn thất ở mức thấp nhất về sinh mạng của người lính của cả hai bên. Tinh thần nhân đạo và nhân văn cao cả này của ông được cả chính đối thủ của ông tôn trọng và thán phục.
Chiến dịch chiến lược ở Điện Biên Phủ, với chiến thuật nổi tiếng của Võ Nguyên Giáp là vây lấn cụm cứ điểm quân sự then chốt này của thực dân Pháp đã dẫn tới chiến thắng “chấn động năm châu, lẫy lừng địa cầu” là thí dụ điển hình về chiến lược cầm quân mang đậm tính nhân văn và nhân đạo cao cả của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Thế hệ trẻ ngày nay nên học hỏi điều gì ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi vào cõi vĩnh hằng là một mất mát tinh thần lớn đối với nhân dân Việt Nam. Nhưng cuộc đời và sự nghiệp của ông để lại cho Việt Nam di sản vô giá và vẫn còn tính thời sự cấp thiết.
Trong tình hình hiện nay, khi không ít cán bộ của ta chỉ chú tâm tới lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm; không ít cán bộ của ta không chịu học tập vươn lên, chỉ lo chạy bằng cấp để có được quyền cao chức trọng, thì lòng yêu nước và ý chí cũng như khát vọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ và họa xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũ cũng như chủ nghĩa thực dân mới; tinh thần khiêm tốn, ham học hỏi hiếm có của Đại tướng để tích lũy kiến thức nhằm phục vụ nhân dân, vẫn là bài học thời sự cấp thiết.
Ngày nay, Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường. Mà kinh tế thị trường cũng là chiến trường. Do đó, hơn lúc nào hết cần học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp để làm nên những “Điện Biên Phủ trên mặt trận kinh tế”, không để Việt Nam rơi vào cãi bẫy “chủ nghĩa thực dân mới về kinh tế” mà trong đó nhiều nước đang muốn biến Việt Nam thành “bãi rác công nghệ”.
- Ấn tượng của ông về chiến lược cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tham gia các cuộc cách mạng Việt Nam?
Ấn tượng sâu sắc của tôi về chiến lược cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là ông - một nhà sử học, đã biết kết tinh kho tàng kinh nghiệm quân sự quý báu của Việt Nam và của thế giới, thông qua thiên bẩm cá nhân, đã sáng tạo ra chiến lược quân sự Việt Nam theo đường lối chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chính Minh, tạo ra sức mạnh vô địch để “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
- Theo ông, điều gì đã khiến một vị tướng huyền thoại sau chiến tranh vẫn miệt mài chăm lo đến sự phát triển của nền sử học Việt Nam?
Nhìn chung, bất kỳ một dân tộc nào, một quốc gia nào, muốn phát triển nhanh và bền vững, đều phải trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử.
Ở châu Âu có câu phương ngôn: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Do đó, không thể phủ nhận quá khứ mà phải biết kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử.
Đó là nói chung, còn đối với Việt Nam, một quốc gia có lịch sử dựng nước và giữ nước hơn 4000 năm, càng phải trân trọng, kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử đó.
Do đó, hơn lúc nào hết, cần nghiên cứu lịch sử, rút ra từ đó những truyền thống cốt lõi, để phát triển một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết.
Theo tôi, có lẽ vì thế mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xuất thân là một nhà giáo lịch sử, vẫn đặc biệt chăm lo đến sự phát triển của nền sử học Việt Nam.
- Xin cám ơn Đại tá!
Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Thứ năm, tinh thần khiêm tốn, ham học hỏi hiếm có của Võ Nguyên Giáp. Nhờ có tinh thần tự học vươn lên đó, biết chú ý lắng nghe ý kiến của đồng đội, ông đã tự tích lũy được những tri thức quý báu trong kho tàng kinh nghiệm lịch sử quân sự của Việt Nam và thế giới, từ đó sáng tạo nên “phép dùng binh” mang đậm cốt cách rất riêng và rất độc đáo của Việt Nam trong thời đại mới của Võ Nguyên Giáp.
Thứ sáu, phẩm chất thiên bẩm và tầm nhìn chiến lược xuyên thế kỷ của Võ Nguyên Giáp.
- Không chỉ là biểu tượng lịch sử, là tấm gương sáng cho các thế hệ trẻ Việt Nam, mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được lãnh đạo và thế hệ trẻ thế giới ca ngợi là tướng cầm quân thiên tài của Việt Nam, ông có thể nói cụ thể hơn về điều này?
|
Đó là, góp phần quyết định tạo ra chiến lược cầm quân của Việt Nam đánh bại đội quân viễn chinh của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ, dẫn tới chấm dứt chế độ thực dân cũ ở Việt Nam và Đông Dương, mở đầu kỷ nguyên sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.
Chiến thắng của Việt Nam ở Điện Biên Phủ đã cổ vũ tinh thần đấu tranh và yêu nước của nhiều nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh đứng lên giải phóng dân tộc và giành quyền độc lập, chấm dứt ách độ hộ của chủ nghĩa thực dân cũ.
Đó là, góp phần quyết định tạo ra chiến lược cầm quân của Việt Nam đánh bại đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới của đế quốc Mỹ, dẫn tới chấm dứt chế độ thực dân mới ở Việt Nam, mở đầu kỷ nguyên sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Chiến dịch chiến lược ở Điện Biên Phủ, với chiến thuật nổi tiếng của Võ Nguyên Giáp là vây lấn cụm cứ điểm quân sự then chốt này của thực dân Pháp đã dẫn tới chiến thắng “chấn động năm châu, lẫy lừng địa cầu” là thí dụ điển hình về chiến lược cầm quân mang đậm tính nhân văn và nhân đạo cao cả của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Thế hệ trẻ ngày nay nên học hỏi điều gì ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
|
Trong tình hình hiện nay, khi không ít cán bộ của ta chỉ chú tâm tới lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm; không ít cán bộ của ta không chịu học tập vươn lên, chỉ lo chạy bằng cấp để có được quyền cao chức trọng, thì lòng yêu nước và ý chí cũng như khát vọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ và họa xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũ cũng như chủ nghĩa thực dân mới; tinh thần khiêm tốn, ham học hỏi hiếm có của Đại tướng để tích lũy kiến thức nhằm phục vụ nhân dân, vẫn là bài học thời sự cấp thiết.
Ngày nay, Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường. Mà kinh tế thị trường cũng là chiến trường. Do đó, hơn lúc nào hết cần học tập và noi gương Đại tướng Võ Nguyên Giáp để làm nên những “Điện Biên Phủ trên mặt trận kinh tế”, không để Việt Nam rơi vào cãi bẫy “chủ nghĩa thực dân mới về kinh tế” mà trong đó nhiều nước đang muốn biến Việt Nam thành “bãi rác công nghệ”.
- Ấn tượng của ông về chiến lược cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tham gia các cuộc cách mạng Việt Nam?
Ấn tượng sâu sắc của tôi về chiến lược cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là ông - một nhà sử học, đã biết kết tinh kho tàng kinh nghiệm quân sự quý báu của Việt Nam và của thế giới, thông qua thiên bẩm cá nhân, đã sáng tạo ra chiến lược quân sự Việt Nam theo đường lối chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chính Minh, tạo ra sức mạnh vô địch để “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
- Theo ông, điều gì đã khiến một vị tướng huyền thoại sau chiến tranh vẫn miệt mài chăm lo đến sự phát triển của nền sử học Việt Nam?
Nhìn chung, bất kỳ một dân tộc nào, một quốc gia nào, muốn phát triển nhanh và bền vững, đều phải trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử.
Ở châu Âu có câu phương ngôn: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Do đó, không thể phủ nhận quá khứ mà phải biết kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch quân sự tại Sở chỉ huy Chiến dịch biên giới (năm 1950). Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Do đó, hơn lúc nào hết, cần nghiên cứu lịch sử, rút ra từ đó những truyền thống cốt lõi, để phát triển một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam là nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết.
Theo tôi, có lẽ vì thế mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xuất thân là một nhà giáo lịch sử, vẫn đặc biệt chăm lo đến sự phát triển của nền sử học Việt Nam.
- Xin cám ơn Đại tá!
Đỗ Hường (thực hiện)
Bình luận