Giải giao hữu U21 Quốc tế Báo Thanh niên đã đi đến những trận đấu cuối. U21 HAGL và U21 Việt Nam sẽ gặp nhau, song đó không phải trận chung kết trong mơ như kỳ vọng của người hâm mộ.
Cả hai đội đều đã dừng bước ở vòng bán kết, và phải đụng độ nhau để giành lấy vị trí thứ 3 chung cuộc. Theo chuyên gia Trịnh Minh Huế, đây sẽ là cuộc so tài quyết liệt hơn dự kiến.
U21 HAGL 0-0 U21 Yokohama
"Sẽ không có chuyện "gà nhà" nhường nhịn hay có trận đấu nhẹ nhàng với nhau. Cả hai lứa cầu thủ sẽ chơi rất quyết liệt, cố gắng để mang lại màn trình diễn tốt nhất cho người hâm mộ. Không loại trừ khả năng, trận đấu sẽ xảy ra nhiều va chạm.
U21 HAGL có lợi thế ở kỹ thuật, tốc độ cùng khả năng gắn kết, nhưng U21 Việt Nam cũng có những điểm mạnh của riêng mình, điển hình là tính chiến đấu. Đây sẽ là 90 phút (có thể nhiều hơn) không dễ nhận định".
Trận đấu chiều nay cũng đánh dấu lời chia tay của lứa Công Phượng, Xuân Trường với bóng đá trẻ để chuyển sang nấc thang mới trong sự nghiệp. Theo chuyên gia Trịnh Minh Huế, U21 HAGL còn rất nhiều điều phải thay đổi để đạt được trình độ cao hơn.
"Lứa cầu thủ hiện tại của HAGL chơi bóng giàu kỹ thuật và khát khao cống hiến. Không thể phủ nhận những đóng góp của các cầu thủ trẻ (mang lại diện mạo tươi mới cho bóng đá trẻ Việt Nam), song bản thân các cầu thủ còn rất nhiều thiếu sót.
Công Phượng là một ví dụ điển hình khi cầu thủ này đã chững lại trong gần 1 năm qua. Công Phượng khéo léo, sáng tạo nhưng không có sải chân dài, không có tần số động tác cao để thực hiện những pha đi bóng qua người như thuở còn chơi U19 Việt Nam.
Xuân Trường cũng vậy. Ngoài khả năng chuyền bóng ở cự li dài và trung bình, Trường lại mắc hạn chế lớn ở thể lực và khả năng tranh cướp bóng. Điều đó tạo ra gánh nặng cho hàng thủ mỗi khi đối phương gây sức ép với U21 HAGL.
Các tiền vệ giỏi trên thế giới (tiền vệ giữa hoặc tiền vệ phòng ngự) luôn biết cách tranh chấp, bắt đường chuyền, gây sức ép để đoạt lại bóng cho toàn đội, còn Xuân Trường chưa hoàn thành nhiệm vụ đó.
Xuân Trường chỉ chơi hay khi cả đội chơi trên chân so với đối thủ. Đó là điều cần phải khắc phục dần dần. Nhìn chung, mỗi phương pháp huấn luyện đều chỉ dẫn tới một trình độ nhất định cho các cầu thủ. Lứa U21 của HAGL hiện tại đã đạt đến đỉnh cao của trình độ đấy.
Muốn bước sang đỉnh cao mới và làm được những điều lớn lao hơn, các cầu thủ phải được đào tạo bằng phương pháp khác, trong các môi trường khác".
Cũng theo chuyên gia Trịnh Minh Huế, thách thức sẽ đến khi những tài năng trẻ bị "xé lẻ" đi về các đội bóng khác nhau.
"Các cầu thủ U21 HAGL có thể chơi tự tin trước những đối thủ mạnh như U21 Thái Lan hay U21 Yokohama, nhưng đó là khi họ được chơi cùng nhau, có mảng miếng phối hợp rõ ràng.
Sau này, khi các cầu thủ chia dần về các đội bóng khác, sự tự tin đó sẽ được đặt dưới thách thức cực lớn. Các em phải được trau dồi, mãi giũa hơn nữa về mặt tâm lý, sự lì lợm để đối diện với khó khăn. Dù sao, những thất bại liên tiếp như vậy là cần thiết với các cầu thủ trẻ.
Còn thực sự, U21 HAGL hay ở giải trong nước thật, chứ so với lứa trẻ của Myanmar hay Thái Lan, chưa chắc chúng ta đã trội hơn so với họ".
Nói về U21 HAGL, chuyên gia Trịnh Minh Huế nói về một câu chuyện "ngược đời". "Ở những nền bóng đá khác, người ta lấy đội tuyển ra để định hướng đội trẻ. Đội tuyển quốc gia mới là tinh hoa của bóng đá nước nhà, thay vì tập trung "săm soi" vào các giải trẻ, đội trẻ.
Clip: U21 HAGL đánh bại U21 Gangwon
Đội tuyển quốc gia mới là tinh hoa của bóng đá nước nhà
Ở Việt Nam thì ngược lại với sự chú ý dành cho đội trẻ nhiều hơn đội tuyển, để đội trẻ định hướng đội tuyển. Ngoài ra, V-League, giải Hạng nhất với số đội khiêm tốn và hàng loạt vấn đề nội tại sẽ là rào cản không nhỏ với công cuộc ươm mầm tài năng trẻ của bóng đá Việt Nam".
Một nấc thang mới - nấc thang cao hơn rất nhiều đang chờ đợi Công Phượng, Xuân Trường cùng các đồng đội.
Thách thức là điều ai cũng biết, giờ là lúc các cầu thủ tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ năng, củng cố tâm lý để bước trên con đường trải đầy chông gai.
Bình luận