Một cán bộ trong đoàn công tác Bộ Quốc phòng cho biết, ông rất ngạc nhiên về chiếc tàu ngầm Trường Sa, đặc biệt trong công nghệ AIP.
Sáng 24/3, đoàn công tác thuộc Viện Thiết kế tàu quân sự Bộ Quốc phòng tới thăm quan tàu ngầm Trường Sa do doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa chế tạo.
Trong ngày 24/3/2014, tại công ty của mình, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa đã tiếp đón đoàn làm việc của Viện Thiết kế tàu quân sự của Bộ Quốc Phòng tới thăm quan chiếc tàu ngầm mang tên Trường Sa 1 do ông Hòa tự chế tạo.
Đoàn công tác gồm có Viện trưởng Đào Ngọc Thạch, Viện phó Phạm Chí Linh, cùng nhiều chuyên gia khác về lĩnh vực chế tạo tàu của Viện.
Trong buổi tham quan và làm việc này, đoàn sẽ kiểm nghiệm khả năng lặn nổi của con tàu, cùng với khả năng hoạt động của hệ thống không khí tuần hoàn AIP. Kết thúc buổi làm việc, chuyên gia Lương Lục Quỳnh cho biết rất ngạc nhiên về chiếc tàu ngầm Trường Sa, không thể ngờ người doanh nhân này đã tiến được những bước tiến xa như vậy, đặc biệt trong công nghệ AIP.
Viện trưởng Đào Ngọc Thạch cũng cho biết thêm, Viện sẽ cử nhiều chuyên gia, trong đó có Viện phó Phạm Chí Linh thường xuyên theo sát tiến độ của tàu ngầm Trường Sa, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ ông Hòa về những kiến thức, kỹ thuật của việc chế tạo vỏ tàu, động cơ, khả năng hoạt động, vận hành trong nước…
Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa bày tỏ: “Đây sẽ là lần thử nghiệm trong bể cuối cùng, tôi rất vui vì con tàu đã nhận được sự quan tâm của những cơ quan nhà nước. Sau lần thử nghiệm này, tôi sẽ hoàn thiện một số tính năng khác và đưa con tàu thử nghiệm ở hồ, và sau đó ra biển”.
Trước đó, trong ngày 7/3/2014, doanh nhân Nguyền Quốc Hòa đã thử nghiệm tàu ngầm với Sở Khoa học – Công nghệ Thái Bình, Viện kỹ thuật hải quân Hải Phòng.
Tiếp đó, sáng ngày 8/3/2014, Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng đã có chuyển thăm tới tàu Trường Sa. Đại diện là Chủ tịch Ủy ban, ông Phan Xuân Dũng đã trao tặng cho ông Nguyễn Quốc Hòa một bức tranh Văn Miếu – Quốc Tử Giám như một món quà kỷ niệm và vinh danh.
Theo ông Nguyễn Quốc Hòa, Chủ tịch Ủy ban, ông Phan Xuân Dũng đã chia sẻ với doanh nhân này về sẽ tạo điều kiện để ông Nguyễn Quốc Hòa có thể phối hợp thử nghiệm với phía quân đội trong những môi trường tốt nhất, cũng như những vấn đề hợp tác phát triển công nghệ sau này.
» Thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa: Vô cùng đơn giản!
» Tiến sỹ vật lý phục 'cha đẻ' tàu ngầm Trường Sa
» 'Cha đẻ' tàu ngầm Trường Sa từ chối 'bà đỡ' Nhà nước
Theo Đất Việt
Trong ngày 24/3/2014, tại công ty của mình, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa đã tiếp đón đoàn làm việc của Viện Thiết kế tàu quân sự của Bộ Quốc Phòng tới thăm quan chiếc tàu ngầm mang tên Trường Sa 1 do ông Hòa tự chế tạo.
Đoàn công tác gồm có Viện trưởng Đào Ngọc Thạch, Viện phó Phạm Chí Linh, cùng nhiều chuyên gia khác về lĩnh vực chế tạo tàu của Viện.
Viện trưởng Đào Ngọc Thạch (bên phải) và Viện phó Phạm Chí Linh chụp ảnh kỷ niệm với ông Nguyễn Quốc Hòa |
Viện trưởng Đào Ngọc Thạch cũng cho biết thêm, Viện sẽ cử nhiều chuyên gia, trong đó có Viện phó Phạm Chí Linh thường xuyên theo sát tiến độ của tàu ngầm Trường Sa, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ ông Hòa về những kiến thức, kỹ thuật của việc chế tạo vỏ tàu, động cơ, khả năng hoạt động, vận hành trong nước…
Doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa bày tỏ: “Đây sẽ là lần thử nghiệm trong bể cuối cùng, tôi rất vui vì con tàu đã nhận được sự quan tâm của những cơ quan nhà nước. Sau lần thử nghiệm này, tôi sẽ hoàn thiện một số tính năng khác và đưa con tàu thử nghiệm ở hồ, và sau đó ra biển”.
Trước đó, trong ngày 7/3/2014, doanh nhân Nguyền Quốc Hòa đã thử nghiệm tàu ngầm với Sở Khoa học – Công nghệ Thái Bình, Viện kỹ thuật hải quân Hải Phòng.
Tiếp đó, sáng ngày 8/3/2014, Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng đã có chuyển thăm tới tàu Trường Sa. Đại diện là Chủ tịch Ủy ban, ông Phan Xuân Dũng đã trao tặng cho ông Nguyễn Quốc Hòa một bức tranh Văn Miếu – Quốc Tử Giám như một món quà kỷ niệm và vinh danh.
Theo ông Nguyễn Quốc Hòa, Chủ tịch Ủy ban, ông Phan Xuân Dũng đã chia sẻ với doanh nhân này về sẽ tạo điều kiện để ông Nguyễn Quốc Hòa có thể phối hợp thử nghiệm với phía quân đội trong những môi trường tốt nhất, cũng như những vấn đề hợp tác phát triển công nghệ sau này.
» Thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa: Vô cùng đơn giản!
» Tiến sỹ vật lý phục 'cha đẻ' tàu ngầm Trường Sa
» 'Cha đẻ' tàu ngầm Trường Sa từ chối 'bà đỡ' Nhà nước
Theo Đất Việt
Bình luận