Mới đây nhất, theo thông báo của Hải quân Mỹ cho biết, siêu tàu khu trục trị giá 4 tỷ USD của Mỹ USS Zumwalt đã gặp phải sự cố kỹ thuật khi đi qua kênh đào Panama hôm 21/11 vừa qua.
Theo thông tin sơ bộ, nguyên nhân dẫn đến sự cố này có liên quan tới bộ trao đổi nhiệt trong hệ thống động cơ đẩy, cung cấp điện cho các hệ thống khác nhau trên tàu, bao gồm các cảm biến và vũ khí.
Theo Sputnik, con tàu đang trên đường di chuyển tới cảng nhà tại San Diego. Tuy nhiên, vì sự cố, Mỹ buộc phải kéo nó về căn cứ Rodman tại Balboa (Panama) để sửa chữa. Đây không phải là lần đầu tiên siêu tàu khu trục đắt giá của Mỹ gặp sự cố về kỹ thuật kể từ khi xuất xưởng vào đầu tháng 9.
Cuối tháng 9 vừa qua, USS Zumwalt bị nước rò vào động cơ, khiến hải quân Mỹ buộc phải kéo nó về cảng để sửa chữa ngay trước lần chạy thử đầu tiên.
Đến cuối tháng 10, khu trục hạm đắt đỏ nhất thế giới cũng gặp phải một số vấn đề kỹ thuật khi ở căn cứ hải quân Mayport, bang Florida.
Siêu chiến hạm này chính thức gia nhập vào Hải quân Mỹ vào ngày 15/10 và là một trong những tàu chiến đắt tiền nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ. Đại tá Andrei Golovatyuk, thành viên Đoàn Chủ tịch của tổ chức Các sĩ quan Nga đã có những phân tích chi tiết về những khiếm khuyết về hệ thống đông cơ của chiến hạm đắt đỏ của Mỹ.
"Hệ thống động cơ đẩy của tàu chiến là trái tim của nó, các động cơ cung cấp sức sống cho toàn bộ con tàu. Hệ thống này giống như động cơ trong chiếc xe. Tức là, nếu không có hệ thống này hoặc nó không hoạt động, điều này đồng nghĩa với việc chiếc tàu chỉ là đống phế liệu nổi trên mặt nước mà không ai cần đến.
Video: Siêu khu trục hạm 4 tỷ USD của Mỹ gặp sự cố nghiêm trọng
Xét theo thông tin trên báo chí, trục trặc trên tàu khu trục Mỹ được cho là liên quan tới bộ trao đổi nhiệt trong hệ thống động cơ đẩy. Vì vậy nhiều khả năng, các chuyên gia đang cố gắng làm sáng tỏ lý do tại sao tàu khu trục trị giá 4,4 tỷ USD của Mỹ lại một lần nữa bị hư hỏng", ông Andrei Golovatyuk nhận xét.
Bên cạnh đó, theo chuyên quân sự người Nga, Mỹ đã bỏ qua một số chi tiết trong quá trình phát triển tàu lớp này "Các tàu chiến hiện đại luôn có mũi to và dài, nhưng không hiểu tại sao các nhà thiết kế Mỹ lại làm theo cách khác: phần mũi tàu xuôi về phía sau. Điều này có vẻ như sẽ giúp tàu đảm bảo sự tàng hình và tăng khả năng bám biển. Nhưng hãy nhìn vào kết quả thực tế bởi đến nay vẫn chưa có những bằng chứng cụ thể.
Trong cuộc chạy đua vũ trang, Mỹ đã bỏ lỡ rất nhiều chi tiết, bao gồm cả những chi tiết thiết kế. Bây giờ các thủy thủ trên tàu đã có thể cảm nhận thấy tất cả những sai sót đó. Người ta đã nói rằng, siêu tàu chiến có hình dạng mũi khác, có sử dụng công nghệ tàng hình "Stealth" nhưng cuối cùng nó chỉ là một đống phế liệu không mang lại hiệu quả thực sự. ", ông Andrei Golovatyuk kết luận.
Bình luận