Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia quân sự Oleg Ponomarenko nhận định, phần lỗi lớn hơn thuộc về thủy thủ đoàn của khu trục tên lửa USS John S. McCain.
Ông cho rằng điều như vậy đáng lý không nên xảy ra và mô tả vụ việc là sự vi phạm các nguyên tắc hiển nhiên trong ngành hàng hải.
“Không nên phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ, những khía cạnh khác cũng quan trọng, trong đó có các vấn đề liên quan đến hệ thống định vị và các đội chuyên biệt phải làm nhiệm vụ giám sát tình hình xung quanh chiến hạm. Tôi nghĩ rằng sự cẩu thả đã gây ra vụ va chạm”, ông Ponomarenko nhận định.
Chuyên gia này cũng cho rằng, các quy tắc an toàn đã được thi hành trong hàng thập kỷ, tất cả mọi người đều biết và đều buộc phải tuân theo. Ponomarenko nói đây là điều bất ngờ bởi hải quân Mỹ là lực lượng có vai trò đặc biệt trong quân đội Mỹ.
Theo chuyên gia này, việc tạm đình chỉ các hoạt động của hải quân Mỹ không thể giải quyết được vấn đề. Theo ông, biện pháp này hơi muộn khi chỉ trong vòng 3 tháng, Hạm đội 7 của hải quân Mỹ để xảy ra hai vụ va chạm làm chiến hạm bị hư hỏng.
Video: Cận cảnh thiệt hại của chiến hạm Mỹ USS John S. McCain (DDG-56)
Về phía Nga, ngày 27/4/2017, tàu trinh sát Nga Liman va chạm với một tàu hàng và chìm ở khu vực biển Đen gần Thổ Nhĩ Kỳ, nguyên nhân do thời tiết quá xấu với sương mù dày đặc làm hạn chế tầm nhìn.
Song có một thực tế đáng chú ý là hạm đội tàu nổi của hải quân Nga rất hiếm khi để xảy ra những vụ va chạm tương tự kể từ khi lực lượng này kế tục nhiệm vụ của hải quân Liên Xô.
Vụ đâm tàu đáng chú ý nhất của Hải quân Nga là vào ngày 11/2/1992 tại đảo Kildin, khi tàu ngầm nguyên tử B-276 Kostroma của Nga nổi lên và đâm vào bụng tàu ngầm nguyên tử USS Baton Rouge của Mỹ đang do thám ở gần đó.
Tàu ngầm B-276 Kostroma chỉ bị thiệt hại nhẹ ở phần tháp, còn tàu ngầm USS Baton Rouge bị hỏng nặng và sau đó bị tháo dỡ.
Bình luận