(VTC News) - Trong 12 quốc gia thành viên TPP, một khi Việt Nam đã bị xếp hạng là quốc gia kém phát triển nhất thì rõ ràng sẽ không thể tránh khỏi những sự thiệt thòi, TS. Nguyễn Minh Phong cho biết.
- Theo ông, việc là một quốc gia thành viên trong Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) - được đánh giá là hiệp định thế kỷ có ý nghĩa như thế nào trong việc khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường thế giới hiện nay?
Trả lời phỏng vấn VTC News sau khi đàm phán Hiệp định TPP hoàn tất, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng: nnói rằng vừa gia nhập ngay mà Việt Nam đã có thể khẳng định được vị thế của mình trên thế giới thì là không đúng, bởi hiện nay, Việt Nam đang bị xếp hạng là quốc gia phát triển kém nhất, "đội sổ" trong danh sách 12 quốc gia thành viên.
Chúng ta đang bắt đầu tham gia với tâm thế là một người đi khai thác cơ hội, với mục tiêu trước tiên là từng bước có được sự cải thiện về cơ cấu và hiệu quả về kinh tế.
Có thể thấy rằng chúng ta sẽ được tham gia vào một chuỗi thương mại cung ứng toàn cầu, trong đó có những cường quốc như Mỹ và Nhật, thì hy vọng là chúng ta có thể tìm được một vị trí bền vững trong đó rồi mới có thể khẳng định, và chắc chắn phải cần đến thời gian, từ từ từng bước một.
Bởi TPP là một hiệp định thương mại có phạm vi bao quát khá là rộng, không chỉ ở trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại mà còn ở các lĩnh vực như đầu tư, bảo hộ trí tuệ, bảo hộ người lao động, môi trường... 22 lĩnh vực tất cả.
Ngoài việc có hiệu lực rất nhanh, TPP còn có những quy định và chế tài rất là nghiêm ngặt, hơn cả là nó được áp theo những tiêu chuẩn cao nhất của tất cả các cam kết hội nhập.
- Như ông nói, Việt Nam là quốc gia bị xếp hạng là kém phát triển nhất, tuy nhiên lại đang được đánh giá là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TPP?
Khi hội nhập vào một khối thương mại mang ở tầm khu vực, đặc biệt trong một khu vực được đánh giá năng động nhất thế giới hiện nay là châu Á - Thái Bình Dương thì một khi đã bị đánh giá là kém phát triển nhất thì có thể nói Việt Nam sẽ không thể tránh khỏi những sự thiệt thòi.
Thiệt thòi lớn nhất của Việt Nam có thể thấy rõ nhất trong lĩnh vực cạnh tranh tự do, khi mà trên chính thị trường mình làm chủ, hàng hóa mình sản xuất ra nhưng không cạnh tranh được với hàng hóa các nước khác thì mình sẽ trở thành người tiêu thụ. Đó là vấn đề lớn nhất.
Thứ hai là chúng ta là một nước nhập khẩu rất nhiều thứ, đặc biệt là về công nghệ, nếu không có sự chọn lọc thì rất có thể chúng ta sẽ sở hữu một nền công nghệ tụt hậu, thậm chí có thể trở thành bãi thải công nghệ của thế giới. Chúng ta vốn đã là nước yếu, nhưng bản thân lại tự mình làm mình yếu hơn, khi mà có thể nói rằng công nghệ đang là một trong những nhân tố quyết định sống còn tới năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, Việt Nam sẽ phải chịu một thiệt thòi nữa trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của mình trong các vấn đề về sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá... khi mà hàng rào kỹ thuật cộng với khả năng tranh kiện của Việt Nam còn kém. Thậm chí khi ra tòa án quốc tế, luật sư tốt chúng ta không có, kinh phí cũng không có khả năng chi trả để có thể kiện được tới cùng.
Do là một quốc gia nhược tiểu về mặt pháp lý như vậy, nếu không chiến đấu được, ví dụ trong những vấn đề liên quan đến bị áp bán phá giá, thành ra chúng ta có thể bị oan mà không cãi được, trong khi TPP lại là một hiệp định không loại trừ tới khả năng này.
- Ở tầm vi mô và mang tính thiết thực nhất, đó là TPP sẽ tác động như thế nào tới mỗi người Việt Nam, mà cụ thể hơn là người tiêu dùng Việt Nam thưa ông?
Khi tham gia hiệp định TPP, thu nhập của người Việt Nam sẽ tăng lên, điều này không chỉ các chuyên gia trong nước mà cả các chuyên gia hàng đầu cũng đã khẳng định.
Theo tính toán thì TPP có thể giúp cho GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Như đánh giá của Ngân hàng Thế giới, TPP có thể giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP từ 8 - 10% so với chỉ số cơ bản.
Đó là những hệ quả đến từ việc tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên, từ đó giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội.
Có thể nói, bất kỳ ai trong số chúng ta cũng có thể hưởng lợi từ TPP, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ hội việc làm, nhưng với điều kiện phải là người thực sự có năng lực và đã được đào tạo bài bản, cả về nghiệp vụ chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm.
Ở trong nước, các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đổ vào đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà máy ở Việt Nam nhiều hơn, hoặc là các công ty, doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô lớn hơn thì thị trường việc làm sẽ được cải thiện rất lớn, nhất là khi Việt Nam đang có lợi thế về nhân công giá rẻ.
Tuy nhiên, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng thì cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu về trình độ nhân lực cũng tăng lên, nên hiện nay nhiều đánh giá cho rằng sẽ có một bộ phận không nhỏ người lao động Việt Nam sẽ bị thất nghiệp do không đủ năng lực cạnh tranh với nhân công của các nước khác.
Ngoài ra, với điều khoản dịch chuyển tự do nguồn lao động giữa 12 quốc gia trong khối, người Việt Nam có thể tìm được những cơ hội việc làm tốt hơn ở nước ngoài, tạo tiền đề cho thương hiệu nhân lực của Việt Nam phủ khắp toàn cầu, nhưng điều này cũng có tác động ngược lại là có nguy cơ xảy ra hiện tượng "chảy máu chất xám".
Còn về người tiêu dùng thì không chỉ riêng TPP mà ở bất kỳ hiệp định thương mại nào cũng sẽ được hưởng lợi lớn, bởi nó có sự tự do hóa trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, mà thuế lại giảm kéo theo giá thành giảm.
Từ hộp sữa, cân thịt,... tức những nhu yếu phẩm hàng ngày cho tới những loại hàng hóa có giá trị lớn như ô tô nguyên chiếc, thiết bị y tế, công nghệ, hay các loại hàng hóa đặc thù như nguyên nhiên vật liệu, năng lượng... đều có cơ hội giảm giá, giúp cho người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các sản phẩm đến từ các quốc gia hàng đầu như Mỹ, Canada, Nhật Bản.
Đồng thời họ có nhiều cơ hội lựa chọn bởi các loại mặt hàng cũng ngày một phong phú hơn về cả chủng loại, nguồn gốc xuất xứ và đặc biệt là về giá cả.
Ngoài ra người tiêu dùng cũng sẽ được bảo vệ bởi những quy tắc thương mại, khi mà càng tham gia càng nhiều các hiệp định thương mại thì các hàng rào kỹ thuật càng cao lên, các quy định về nguồn gốc, chất lượng xuất nhập khẩu nghiêm khắc hơn và sự minh bạch thương mại cũng sẽ được cải thiện tốt hơn.
- Hiệp định TPP đã đàm phán thành công và chỉ còn chờ đến ngày được ký kết chính thức, vậy theo ông, chúng ta cần phải chuẩn bị và tiến hành làm gì đầu tiên, ngay lúc này?
Việt Nam đã có một khoảng thời gian quá dài cho việc chuẩn bị rồi, bởi vì ngay từ những năm 2007, khi bắt đầu xin gia nhập và tham gia những cuộc đàm phán đầu tiên của hiệp định TPP thì Việt Nam đã có được những nhận thức cơ bản về thách thức và cơ hội của hiệp định này, và cũng đã tính toán tới các phương án "đi tắt đón đầu" từ thời điểm đó.
Vì vậy, bây giờ không phải là thời điểm để chúng ta chuẩn bị nữa, mà phải bắt tay vào thực hiện ngay, mà đi tiên phong phải là cơ quan Nhà nước. Đầu tiên là các cơ quan chức năng cần phải đánh giá được TPP có những cái gì, bóc tách ra một cách rõ ràng rồi truyền tới các đối tượng được phân theo từng ngành cụ thể, ví dụ như ngành này được hưởng lợi như thế nào, chịu thiệt hại ra sao và cần phải làm những gì. Việc này cũng liên quan tới vấn đề điều chỉnh chính sách nên các cơ quan Nhà nước sẽ cần phải thực hiện đầu tiên.
Ngoài ra, cần phải rà soát lại các thị trường để xem đâu sẽ là thị trường chủ lực, từ đó định hình lại chính sách để tập trung tốt hơn. Thứ ba là cần phải mở cho các đầu tư nước ngoài vào trong nước, để khi Việt Nam chúng ta tham gia vào sẽ tạo thành một chuỗi hiệu quả.
Và việc cuối cùng cần phải làm ngay là chuẩn hóa các hàng rào kỹ thuật, củng cố cơ sở hạ tầng, đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng lao động và cán bộ, v...v... để làm sao tăng được sự cạnh tranh, phát huy được nội lực sẵn có của bản thân và giảm bớt được những sự thua thiệt, cũng như yếu điểm của mình.
Xin cảm ơn ông!
Huyền Trân (thực hiện)- Theo ông, việc là một quốc gia thành viên trong Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) - được đánh giá là hiệp định thế kỷ có ý nghĩa như thế nào trong việc khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường thế giới hiện nay?
Trả lời phỏng vấn VTC News sau khi đàm phán Hiệp định TPP hoàn tất, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng: nnói rằng vừa gia nhập ngay mà Việt Nam đã có thể khẳng định được vị thế của mình trên thế giới thì là không đúng, bởi hiện nay, Việt Nam đang bị xếp hạng là quốc gia phát triển kém nhất, "đội sổ" trong danh sách 12 quốc gia thành viên.
Chúng ta đang bắt đầu tham gia với tâm thế là một người đi khai thác cơ hội, với mục tiêu trước tiên là từng bước có được sự cải thiện về cơ cấu và hiệu quả về kinh tế.
Có thể thấy rằng chúng ta sẽ được tham gia vào một chuỗi thương mại cung ứng toàn cầu, trong đó có những cường quốc như Mỹ và Nhật, thì hy vọng là chúng ta có thể tìm được một vị trí bền vững trong đó rồi mới có thể khẳng định, và chắc chắn phải cần đến thời gian, từ từ từng bước một.
Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong |
Bởi TPP là một hiệp định thương mại có phạm vi bao quát khá là rộng, không chỉ ở trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại mà còn ở các lĩnh vực như đầu tư, bảo hộ trí tuệ, bảo hộ người lao động, môi trường... 22 lĩnh vực tất cả.
Ngoài việc có hiệu lực rất nhanh, TPP còn có những quy định và chế tài rất là nghiêm ngặt, hơn cả là nó được áp theo những tiêu chuẩn cao nhất của tất cả các cam kết hội nhập.
- Như ông nói, Việt Nam là quốc gia bị xếp hạng là kém phát triển nhất, tuy nhiên lại đang được đánh giá là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định TPP?
Khi hội nhập vào một khối thương mại mang ở tầm khu vực, đặc biệt trong một khu vực được đánh giá năng động nhất thế giới hiện nay là châu Á - Thái Bình Dương thì một khi đã bị đánh giá là kém phát triển nhất thì có thể nói Việt Nam sẽ không thể tránh khỏi những sự thiệt thòi.
Thiệt thòi lớn nhất của Việt Nam có thể thấy rõ nhất trong lĩnh vực cạnh tranh tự do, khi mà trên chính thị trường mình làm chủ, hàng hóa mình sản xuất ra nhưng không cạnh tranh được với hàng hóa các nước khác thì mình sẽ trở thành người tiêu thụ. Đó là vấn đề lớn nhất.
Thứ hai là chúng ta là một nước nhập khẩu rất nhiều thứ, đặc biệt là về công nghệ, nếu không có sự chọn lọc thì rất có thể chúng ta sẽ sở hữu một nền công nghệ tụt hậu, thậm chí có thể trở thành bãi thải công nghệ của thế giới. Chúng ta vốn đã là nước yếu, nhưng bản thân lại tự mình làm mình yếu hơn, khi mà có thể nói rằng công nghệ đang là một trong những nhân tố quyết định sống còn tới năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, Việt Nam sẽ phải chịu một thiệt thòi nữa trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của mình trong các vấn đề về sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá... khi mà hàng rào kỹ thuật cộng với khả năng tranh kiện của Việt Nam còn kém. Thậm chí khi ra tòa án quốc tế, luật sư tốt chúng ta không có, kinh phí cũng không có khả năng chi trả để có thể kiện được tới cùng.
Do là một quốc gia nhược tiểu về mặt pháp lý như vậy, nếu không chiến đấu được, ví dụ trong những vấn đề liên quan đến bị áp bán phá giá, thành ra chúng ta có thể bị oan mà không cãi được, trong khi TPP lại là một hiệp định không loại trừ tới khả năng này.
- Ở tầm vi mô và mang tính thiết thực nhất, đó là TPP sẽ tác động như thế nào tới mỗi người Việt Nam, mà cụ thể hơn là người tiêu dùng Việt Nam thưa ông?
Khi tham gia hiệp định TPP, thu nhập của người Việt Nam sẽ tăng lên, điều này không chỉ các chuyên gia trong nước mà cả các chuyên gia hàng đầu cũng đã khẳng định.
Theo tính toán thì TPP có thể giúp cho GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Như đánh giá của Ngân hàng Thế giới, TPP có thể giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP từ 8 - 10% so với chỉ số cơ bản.
Đó là những hệ quả đến từ việc tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên, từ đó giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội.
Có thể nói, bất kỳ ai trong số chúng ta cũng có thể hưởng lợi từ TPP, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ hội việc làm, nhưng với điều kiện phải là người thực sự có năng lực và đã được đào tạo bài bản, cả về nghiệp vụ chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm.
Ở trong nước, các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đổ vào đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà máy ở Việt Nam nhiều hơn, hoặc là các công ty, doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô lớn hơn thì thị trường việc làm sẽ được cải thiện rất lớn, nhất là khi Việt Nam đang có lợi thế về nhân công giá rẻ.
Tuy nhiên, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng thì cũng đồng nghĩa với việc yêu cầu về trình độ nhân lực cũng tăng lên, nên hiện nay nhiều đánh giá cho rằng sẽ có một bộ phận không nhỏ người lao động Việt Nam sẽ bị thất nghiệp do không đủ năng lực cạnh tranh với nhân công của các nước khác.
Ngoài ra, với điều khoản dịch chuyển tự do nguồn lao động giữa 12 quốc gia trong khối, người Việt Nam có thể tìm được những cơ hội việc làm tốt hơn ở nước ngoài, tạo tiền đề cho thương hiệu nhân lực của Việt Nam phủ khắp toàn cầu, nhưng điều này cũng có tác động ngược lại là có nguy cơ xảy ra hiện tượng "chảy máu chất xám".
Còn về người tiêu dùng thì không chỉ riêng TPP mà ở bất kỳ hiệp định thương mại nào cũng sẽ được hưởng lợi lớn, bởi nó có sự tự do hóa trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, mà thuế lại giảm kéo theo giá thành giảm.
Từ hộp sữa, cân thịt,... tức những nhu yếu phẩm hàng ngày cho tới những loại hàng hóa có giá trị lớn như ô tô nguyên chiếc, thiết bị y tế, công nghệ, hay các loại hàng hóa đặc thù như nguyên nhiên vật liệu, năng lượng... đều có cơ hội giảm giá, giúp cho người dân tiếp cận dễ dàng hơn với các sản phẩm đến từ các quốc gia hàng đầu như Mỹ, Canada, Nhật Bản.
Đồng thời họ có nhiều cơ hội lựa chọn bởi các loại mặt hàng cũng ngày một phong phú hơn về cả chủng loại, nguồn gốc xuất xứ và đặc biệt là về giá cả.
Ngoài ra người tiêu dùng cũng sẽ được bảo vệ bởi những quy tắc thương mại, khi mà càng tham gia càng nhiều các hiệp định thương mại thì các hàng rào kỹ thuật càng cao lên, các quy định về nguồn gốc, chất lượng xuất nhập khẩu nghiêm khắc hơn và sự minh bạch thương mại cũng sẽ được cải thiện tốt hơn.
- Hiệp định TPP đã đàm phán thành công và chỉ còn chờ đến ngày được ký kết chính thức, vậy theo ông, chúng ta cần phải chuẩn bị và tiến hành làm gì đầu tiên, ngay lúc này?
Việt Nam đã có một khoảng thời gian quá dài cho việc chuẩn bị rồi, bởi vì ngay từ những năm 2007, khi bắt đầu xin gia nhập và tham gia những cuộc đàm phán đầu tiên của hiệp định TPP thì Việt Nam đã có được những nhận thức cơ bản về thách thức và cơ hội của hiệp định này, và cũng đã tính toán tới các phương án "đi tắt đón đầu" từ thời điểm đó.
Vì vậy, bây giờ không phải là thời điểm để chúng ta chuẩn bị nữa, mà phải bắt tay vào thực hiện ngay, mà đi tiên phong phải là cơ quan Nhà nước. Đầu tiên là các cơ quan chức năng cần phải đánh giá được TPP có những cái gì, bóc tách ra một cách rõ ràng rồi truyền tới các đối tượng được phân theo từng ngành cụ thể, ví dụ như ngành này được hưởng lợi như thế nào, chịu thiệt hại ra sao và cần phải làm những gì. Việc này cũng liên quan tới vấn đề điều chỉnh chính sách nên các cơ quan Nhà nước sẽ cần phải thực hiện đầu tiên.
Ngoài ra, cần phải rà soát lại các thị trường để xem đâu sẽ là thị trường chủ lực, từ đó định hình lại chính sách để tập trung tốt hơn. Thứ ba là cần phải mở cho các đầu tư nước ngoài vào trong nước, để khi Việt Nam chúng ta tham gia vào sẽ tạo thành một chuỗi hiệu quả.
Và việc cuối cùng cần phải làm ngay là chuẩn hóa các hàng rào kỹ thuật, củng cố cơ sở hạ tầng, đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng lao động và cán bộ, v...v... để làm sao tăng được sự cạnh tranh, phát huy được nội lực sẵn có của bản thân và giảm bớt được những sự thua thiệt, cũng như yếu điểm của mình.
Xin cảm ơn ông!
Bình luận