(VTC News) - Những người thực sự đặt nền móng cho việc chinh phục con sông này, thì ít người biết đến.
Tôi đã có không biết bao nhiêu chuyến lang bang ngược sông Đà những ngày thủy điện xây dựng. Đến những cánh rừng, ôm gốc cây cổ thụ sẽ chìm dưới lòng hồ, theo dấu chân hổ và sói đỏ hung dữ, cuốc bộ ngày trời để sờ tận tay những tảng đá có hình khắc trơ ra từ lòng sông mùa nước cạn ở bãi đá Pá Màng.
Tôi đã mê mải trong những hang động người xưa, nằm võng ngủ lều với các nhà khoa học để xem họ đào bới thềm sông cổ tìm di vật.
Tôi đã hết ngồi lại nằm mấy ngày trời trên mũi con thuyền máy mà nhìn từ trên đỉnh núi xuống như chiếc lá lúa nổi nênh giữa Đà giang mênh mang cuồn cuộn, ngược sông Đà, để được trải nghiệm thực tế từ những câu chữ bóng bẩy trong ký sự của cụ Nguyễn Tuân.
Tôi đã mải miết bên con sông mỗi năm vài lần, bởi suy nghĩ mai này, dòng Đà giang sẽ vĩnh viễn biến mất dưới dòng nước bạc.
Lần này, trở lại Đà giang, đứng bên công trình thủy điện Sơn La, mới thấy sự kỳ vĩ của trí tuệ con người. Dòng sông dữ dằn ấy đã bị con người chinh phục, biến sức mạnh của nó thành cơm gạo nuôi con người.
Nhưng ai là người đã chinh phục con sông từng được giới khoa học gọi là “ma-cà-rồng” này? Chúng ta thường nghĩ đến những máy móc hiện đại, những giàn khoan hiện đại, những máy trộn bê tông, những kỹ sư xây dựng, kiến trúc cừ khôi…
Nhưng những người thực sự đặt nền móng cho việc chinh phục con sông này, thì ít người biết đến. Họ chính là những kỹ sư địa chất. Họ làm việc âm thầm từ cả trăm năm nay rồi. Họ ăn rừng ngủ thác, hiểu sông Đà như mạch máu của mình.
Tôi đã kỳ công tìm gặp họ, để một lần nữa được hiểu cặn kẽ nền móng con sông, mà nói như các kỹ sư địa chất, thì hiểu rõ “lòng dạ” sông Đà.
Cụ Nguyễn Tuân xưa kia ngồi bên vách núi chăm chú nghe mấy anh địa chất chỉ tay xuống sông Đà mà cụ vẫn gọi là “chúa sơn lâm Tây Bắc” giải thích rằng: "Dưới lòng sông Đà có đá biến chất thuộc đại Cổ sinh, khoảng 460 triệu năm". Cụ đã thốt lên rằng: "Chao ôi! kích thích thay cái việc tìm cho ra được nền móng xưa của Tổ quốc mình lúc chưa có quốc hiệu nào!".
Và rồi từ đó, cụ tự hào mà cãi lý rằng, đất nước Việt Nam đã chào mừng vũ trụ và sống hoang dại từ hàng trăm triệu năm trước, mặc cho ai đó cứ giở sách sử ra mà cãi rằng chỉ có 4 ngàn năm thôi. Cụ Tuân mê người địa chất từ bấy.
Trong căn phòng ở cuối hành lang tầng hai của một dãy nhà xây dựng từ thời Pháp, nép mình dưới những tán cây cổ thụ trên phố Phạm Ngũ Lão, có ông già người thấp đậm, bộ râu quai nón muối tiêu phủ kín khuôn mặt, ngày ngày đạp xe lọ mọ đến làm những công việc thầm lặng: Chỉnh sửa những công trình khoa học về ngành địa chất, cổ sinh cho các nhà khoa học và nghiên cứu những mẫu đất đá hóa thạch từ những loài động thực vật có cách nay hàng trăm triệu năm, từ khi sự sống mới khởi thủy.
Ông già giản dị đó là GS-TSKH Đặng Vũ Khúc, người đã dành cả tuổi thanh xuân nghiên cứu địa chất sông Đà.
TSKH Đặng Vũ Khúc triết lý cái tầm quan trọng của ngành địa chất: "Do có những đặc điểm địa chất khác nhau mà có nước hầu như không có khoáng sản gì đáng kể, ví dụ như Nhật Bản, nhưng có nước thì có những mỏ khoáng sản thực quý hiếm, như một số nước ở châu Phi có mỏ kim cương, mỏ vàng lớn.
Vì vậy, ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã thành lập ngành địa chất, để xem mảnh đất dưới chân mình có gì, kẻo lại sống trên vàng mà cứ nghèo đói".
Tuy nhiên, ngày đó nước mình còn nghèo, chiến tranh loạn lạc, khoa học kỹ thuật lạc hậu nên mặc dù ngành Địa chất được thành lập từ năm 1945, song thực sự chỉ hoạt động sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc.
Năm 1954, khi Chính phủ trở về Hà Nội, Cục Địa chất mới được tách ra từ Bộ Công thương và trở thành Tổng cục Địa chất.
Năm 1960, lớp kỹ sư địa chất đầu tiên mới ra trường và từ đó trở đi, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đều đặn cung cấp đội ngũ kỹ sư địa chất cho ngành địa chất nước ta.
Năm 1959, Tổng cục Địa chất có chủ trương tiến hành điều tra địa chất và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn toàn miền Bắc ở tỷ lệ 1:50.000.
Do các nhà địa chất nước ta hồi đó chưa có kinh nghiệm gì về công việc này, Tổng cục phải mời một đoàn chuyên gia Liên Xô gồm 6 người sang giúp ta. Công việc đầu tiên của ngành địa chất là lập bản đồ địa chất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Vùng Tây Bắc do một đội đảm nhiệm, chuyên gia là Đovjikov A.E, đội trưởng là Bùi Phú Mỹ, các kỹ sư trong đội có Nguyễn Vĩnh, Vũ Khúc, Nguyễn Xuân Bao.
Đó là những nhà địa chất đầu tiên của ngành địa chất Việt Nam lọ mọ đi dọc sông Đà trong suốt thập kỷ 60, từ ngã ba Việt Trì lên đến Mường Tè (Lai Châu) để nghiên cứu địa chất, vẽ tấm bản đồ địa chất Tây Bắc đầu tiên của nước ta.
Công việc của họ là đi dọc thềm sông Đà và các con suối để nghiên cứu đá, sỏi xem đó là những loại đá gì? Tính chất của nó ra sao? Có chứa hóa thạch gì không? Từ đó nhìn ra được lịch sử hình thành của dòng sông Đà, tính chất địa chất của con sông Đà và cả vùng Tây Bắc.
Hồi đó, lứa kỹ sư đầu tiên của ngành địa chất nước ta đi khảo sát dọc sông Đà, lập bản đồ địa chất không phải để làm các đập thủy điện.
Tuy nhiên, những tấm bản đồ địa chất đầu tiên đó là tài liệu rất cơ bản, mà dựa vào đó lứa kỹ sư địa chất thế hệ sau khoan khảo sát, lấy mẫu tiến hành phân tích, tạo ra những tài liệu chuẩn xác, làm cơ sở dữ liệu cho việc tiến hành xây dựng thủy điện.
Từ những năm tháng lăn lộn dọc sông Đà, lặn ngụp dưới đáy sông, trèo lên tận đỉnh núi nghiên cứu địa chất, TSKH Đặng Vũ Khúc phân tích: "Sông Đà chảy qua vùng đá gốc cổ với nhiều cấu tạo địa chất, nhiều tầng đất đá có tuổi khác nhau.
Ở vùng Lai Châu, Điện Biên nó chảy qua đá biến chất thuộc đại Cổ sinh có tuổi khoảng 460 triệu năm. Dưới Sơn La, nó chảy qua những vùng đá núi lửa có tuổi khoảng 260 triệu năm và những vùng đá vôi Trung sinh có tuổi khoảng 240 triệu năm.
Ở những vùng này, nền đá cứng ép lòng sông nhỏ lại, hai bên sông vách đá cao vút, con sông trở nên hung dữ, ầm ào lao đi như tên bắn, thuyền bè rất khó ngược xuôi. Chính vì độ dốc giữa thượng nguồn và hạ lưu lớn, dòng sông nhỏ hẹp, có nhiều gềnh thác nên nó được coi là con sông có tiềm năng thủy lực rất lớn để xây dựng các công trình thủy điện...".
Còn tiếp…
Kỳ 1: Dòng sông cổ
Với những nhà báo mê Tây Bắc, dòng sông Đà như một sơn nữ đầy bí ẩn và quyến rũ. Độ dăm tháng, một năm không nhìn thấy núi rừng Tây Bắc, không thấy sông Đà uốn lượn quanh co, cảm giác nhớ nhung nao lòng.
Vậy nên, chục năm trước, ngày Quốc Hội họp bàn nên xây thủy điện Sơn La hay không, xây thấp hay xây cao, thì những nhà báo coi Tây Bắc như bạn tình mang nhiều cảm xúc khó tả.
Dòng sông Đà ghềnh thác, uốn lượn quanh co bên dãy Huổi Luông hùng vĩ, bến phà Pá Uân đợi chờ những bước chân khám phá, những bản làng như Mường Chiên, Cà Nàng, nơi có những cô gái Thái xinh đẹp, khỏa trần ngơ ngẩn với dòng nước thềm sông sẽ không còn nữa.
Tác giả đi thuyền ngược sông Đà 10 năm trước |
Tôi đã mê mải trong những hang động người xưa, nằm võng ngủ lều với các nhà khoa học để xem họ đào bới thềm sông cổ tìm di vật.
Tôi đã hết ngồi lại nằm mấy ngày trời trên mũi con thuyền máy mà nhìn từ trên đỉnh núi xuống như chiếc lá lúa nổi nênh giữa Đà giang mênh mang cuồn cuộn, ngược sông Đà, để được trải nghiệm thực tế từ những câu chữ bóng bẩy trong ký sự của cụ Nguyễn Tuân.
Tôi đã mải miết bên con sông mỗi năm vài lần, bởi suy nghĩ mai này, dòng Đà giang sẽ vĩnh viễn biến mất dưới dòng nước bạc.
Sông Đà uốn lượn qua dãy Huổi Luông (Quỳnh Nhai, Sơn La) |
Nhưng ai là người đã chinh phục con sông từng được giới khoa học gọi là “ma-cà-rồng” này? Chúng ta thường nghĩ đến những máy móc hiện đại, những giàn khoan hiện đại, những máy trộn bê tông, những kỹ sư xây dựng, kiến trúc cừ khôi…
Nhưng những người thực sự đặt nền móng cho việc chinh phục con sông này, thì ít người biết đến. Họ chính là những kỹ sư địa chất. Họ làm việc âm thầm từ cả trăm năm nay rồi. Họ ăn rừng ngủ thác, hiểu sông Đà như mạch máu của mình.
Tôi đã kỳ công tìm gặp họ, để một lần nữa được hiểu cặn kẽ nền móng con sông, mà nói như các kỹ sư địa chất, thì hiểu rõ “lòng dạ” sông Đà.
Thủy điện Sơn La ngày mới khánh thành |
Và rồi từ đó, cụ tự hào mà cãi lý rằng, đất nước Việt Nam đã chào mừng vũ trụ và sống hoang dại từ hàng trăm triệu năm trước, mặc cho ai đó cứ giở sách sử ra mà cãi rằng chỉ có 4 ngàn năm thôi. Cụ Tuân mê người địa chất từ bấy.
Trong căn phòng ở cuối hành lang tầng hai của một dãy nhà xây dựng từ thời Pháp, nép mình dưới những tán cây cổ thụ trên phố Phạm Ngũ Lão, có ông già người thấp đậm, bộ râu quai nón muối tiêu phủ kín khuôn mặt, ngày ngày đạp xe lọ mọ đến làm những công việc thầm lặng: Chỉnh sửa những công trình khoa học về ngành địa chất, cổ sinh cho các nhà khoa học và nghiên cứu những mẫu đất đá hóa thạch từ những loài động thực vật có cách nay hàng trăm triệu năm, từ khi sự sống mới khởi thủy.
TSKH Đặng Vũ Khúc và những mẩu địa chất thu lượm từ sông Đà |
TSKH Đặng Vũ Khúc nghiên cứu địa chất sông Đà. Ảnh TSKH Đặng Vũ Khúc cung cấp. |
TSKH Đặng Vũ Khúc triết lý cái tầm quan trọng của ngành địa chất: "Do có những đặc điểm địa chất khác nhau mà có nước hầu như không có khoáng sản gì đáng kể, ví dụ như Nhật Bản, nhưng có nước thì có những mỏ khoáng sản thực quý hiếm, như một số nước ở châu Phi có mỏ kim cương, mỏ vàng lớn.
Vì vậy, ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã thành lập ngành địa chất, để xem mảnh đất dưới chân mình có gì, kẻo lại sống trên vàng mà cứ nghèo đói".
Tuy nhiên, ngày đó nước mình còn nghèo, chiến tranh loạn lạc, khoa học kỹ thuật lạc hậu nên mặc dù ngành Địa chất được thành lập từ năm 1945, song thực sự chỉ hoạt động sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc.
Năm 1954, khi Chính phủ trở về Hà Nội, Cục Địa chất mới được tách ra từ Bộ Công thương và trở thành Tổng cục Địa chất.
Hạ cây lớn dọn lòng hồ |
Năm 1959, Tổng cục Địa chất có chủ trương tiến hành điều tra địa chất và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn toàn miền Bắc ở tỷ lệ 1:50.000.
Do các nhà địa chất nước ta hồi đó chưa có kinh nghiệm gì về công việc này, Tổng cục phải mời một đoàn chuyên gia Liên Xô gồm 6 người sang giúp ta. Công việc đầu tiên của ngành địa chất là lập bản đồ địa chất trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Vùng Tây Bắc do một đội đảm nhiệm, chuyên gia là Đovjikov A.E, đội trưởng là Bùi Phú Mỹ, các kỹ sư trong đội có Nguyễn Vĩnh, Vũ Khúc, Nguyễn Xuân Bao.
Đó là những nhà địa chất đầu tiên của ngành địa chất Việt Nam lọ mọ đi dọc sông Đà trong suốt thập kỷ 60, từ ngã ba Việt Trì lên đến Mường Tè (Lai Châu) để nghiên cứu địa chất, vẽ tấm bản đồ địa chất Tây Bắc đầu tiên của nước ta.
Một bản tái định cư thủy điện Sơn La |
Hồi đó, lứa kỹ sư đầu tiên của ngành địa chất nước ta đi khảo sát dọc sông Đà, lập bản đồ địa chất không phải để làm các đập thủy điện.
Tuy nhiên, những tấm bản đồ địa chất đầu tiên đó là tài liệu rất cơ bản, mà dựa vào đó lứa kỹ sư địa chất thế hệ sau khoan khảo sát, lấy mẫu tiến hành phân tích, tạo ra những tài liệu chuẩn xác, làm cơ sở dữ liệu cho việc tiến hành xây dựng thủy điện.
Cảnh tượng vét sông tạo móng cho đập thủy điện |
Cảnh tượng mới chặn dòng sông Đà |
Ở vùng Lai Châu, Điện Biên nó chảy qua đá biến chất thuộc đại Cổ sinh có tuổi khoảng 460 triệu năm. Dưới Sơn La, nó chảy qua những vùng đá núi lửa có tuổi khoảng 260 triệu năm và những vùng đá vôi Trung sinh có tuổi khoảng 240 triệu năm.
Ở những vùng này, nền đá cứng ép lòng sông nhỏ lại, hai bên sông vách đá cao vút, con sông trở nên hung dữ, ầm ào lao đi như tên bắn, thuyền bè rất khó ngược xuôi. Chính vì độ dốc giữa thượng nguồn và hạ lưu lớn, dòng sông nhỏ hẹp, có nhiều gềnh thác nên nó được coi là con sông có tiềm năng thủy lực rất lớn để xây dựng các công trình thủy điện...".
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận