(VTC News) - Trận hải chiến đã nhấn chìm 500 chiến thuyền, 70 vạn hộc lương, vô số khí giới, cùng hàng vạn quân tiếp viện.
Kỳ 1: Ba vị tướng họ Phạm
Trong một lần trò chuyện với nhà sử học Đặng Hùng (Hội sử học Thái Bình), ông Hùng cao hứng nói: “Người Việt tuy ít, nước Việt tuy nhỏ, nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục trước người phương Bắc. Đừng tưởng họ có nhiều tàu, tàu to mà có thể khiến người nước Nam khiếp sợ. Bằng chứng là rất nhiều trận thủy chiến, đặc biệt là trận hải chiến ngoài Vịnh Bắc Bộ cách nay hơn 700 năm, đã tỏ rõ tài trí dũng mãnh vượt bậc của người Việt”.
Nghe nhà sử học Đặng Hùng nhắc đến chuyện hải chiến, quả thực tôi cũng thấy ngạc nhiên. Sử sách vốn nói nhiều đến những trận thủy chiến trên sông, những bãi cọc chôn xác thuyền bè của quân thù, chứ đâu có thấy nói đến chuyện hải chiến ngoài biển cả.
Nhà sử học Đặng Hùng tiết lộ thêm: “Tôi nghiên cứu nhiều về trận đánh trên sông Bạch Đằng trong lần thứ ba chống quân Nguyên, tức năm 1288, và tôi nhận ra rằng, điều kiện tiên quyết để nhà Trần chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng, đó là do thắng lợi của trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ. Tôi đánh giá vai trò của trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ quan trọng hơn thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Chính trận hải chiến này đã quyết định sự thành công của cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ ba”.
Điều ông Hùng nói thật lạ. Vậy là tôi lên đường tìm ra vùng vịnh mù khơi. Con tàu cao tốc lao vun vút trên mặt biển hướng ra đảo Quan Lạn. Đảo Quan Lạn gồm xã Quan Lạn và Minh Châu nằm trong vịnh Bắc Bộ, cách thị trấn Cái Rồng (huyện đảo Vân Đồn) chừng 1 giờ tàu chạy.
Từ xa, đảo Quan Lạn hình con thuyền khổng lồ hiện ra mờ ảo giữa sương mù giăng giăng khắp ngả. Ông Nguyễn Văn Đương, người dân trên đảo Quan Lạn, lái phụ tàu cao tốc chỉ tay về phía tây đảo Quan Lạn bảo: “Tôi vẫn nghe các cụ truyền lại rằng, vùng biển phía tây đảo Quan Lạn là nơi ông Trần Khánh Dư cùng ba tướng họ Phạm chỉ huy đánh tan hải quân, thuyền lương của giặc phương Bắc. Các cụ kể, vùng biển ấy thường xuyên có sương mù, che khuất tầm nhìn. Ông Trần Khánh Dư đã biết lợi dụng sương mù để đánh chìm tàu chiến của giặc.
Mấy chục năm nay, giới săn đồ cổ lặn tìm ở đó kiếm được nhiều cổ vật lắm. Họ bảo, dưới đáy biển có nhiều xác tàu đắm, giáo mác, cung nỏ cũng vớt được nhiều, nhưng lâu năm quá nên phần lớn đã han gỉ”.
Ngôi đền Quan Lạn ngày cuối tuần đón nhiều du khách từ đất liền ra thắp nhang, khấn vái. Người ta rỉ tai nhau rằng, ngôi đền thờ ba anh em họ Phạm, có công đánh giặc Nguyên rất thiêng, cầu gì được nấy, nên ai ra đảo cũng tìm đến.
Đền Quan Lạn, cùng với ngôi đình, là chốn linh thiêng bậc nhất của đảo. Ông Nguyễn Hữu Thuận, thủ từ đền tất tả tiếp khách, rồi tranh thủ trò chuyện với tôi. Ông bảo: “Vào ngày 18/6 (âm lịch) hàng năm, Quan Lạn lại tổ chức lễ hội rất lớn. Lễ hội sắp đến rồi, du khách ra đông hơn, chúng tôi cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng”.
Theo ông Thuận, từ xa xưa, các cụ ở Quan Lạn đã tổ chức lễ hội này, với ý nghĩa kỷ niệm ngày chiến thắng giặc Nguyên năm 1288 trên biển Vân Đồn, tức trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ. Đền Quan Lạn thờ ba anh em họ Phạm, là phó tướng của Trần Khánh Dư, nên là nơi chính của ngày hội.
Lễ hội Quan Lạn quả thực rất độc đáo vì diễn ra trên biển, với thuyền rồng, với màn đánh trận giả giữa hai đội Đông Nam văn và Đoài Bắc võ, tái hiện lịch sử của cư dân trên đảo, thể hiện tinh thần thượng võ của hậu duệ nghĩa quân.
Hỏi về lai lịch của ba vị tướng họ Phạm, ông Thuận dẫn tôi đến chỗ tấm bia đá có vẻ như mới dựng vài năm nay, khắc chữ quốc ngữ. Tấm bia ghi rõ danh tính ba vị tướng họ Phạm, gồm Phạm Công Chính, Phạm Quý Công và Phạm Thuần Dụng. Ba ông là anh em một nhà.
Theo đó, ba ông là người xã Quan Lạn, đều lập công lớn trong ba lần chiến thắng Nguyên Mông. Đặc biệt là trong lần thứ ba (tháng 1/1288), dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Khánh Dư, ba tướng họ Phạm đã cùng với quân dân Vân Đồn tiêu diệt toàn bộ 500 chiến thuyền và trên 70 vạn hộc lương thực, cùng toàn bộ khí giới của triều đình nhà Nguyên.
Trận thắng trên biển Vân Đồn đóng góp to lớn để làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử tháng 4/1288. Bia đá viết: “Ba danh tướng tài năng, ba nhà quân sự sắc bén của quê hương Quan Lạn đã từng gắn bó sinh tử, ra sống vào chết để trấn giữ nơi cửa biển tiền tiêu phía đông bắc Tổ quốc và lập nên những chiến công to lớn trong công cuộc võ công vệ quốc”.
Bia đá ghi ngắn gọn như vậy, còn dân gian thì truyền nhiều câu chuyện liêu trai. Duy có điều khá đặc biệt, dù ba ông tướng này có đền thờ chung và đền thờ riêng trên đảo Quan Lạn, nhưng thân thế và sự nghiệp thì đến ông từ Nguyễn Hữu Thuận trông giữ, hương khói, kiêm cả hướng dẫn viên cũng không nắm được gì nhiều.
Lược bỏ những chi tiết thần thánh hóa, thì chỉ biết rằng, ba ông là anh em ruột, sinh ra và lớn lên trên hòn đảo này. Tổ tiên đã ở đây, lấy nghề đánh cá làm kế sinh nhai, nên cả ba anh em đều giỏi nghề đi biển, hiểu từng luồng lạch, con nước.
Trong lần thứ ba chống quân Nguyên, vị tướng Trần Khánh Dư mấy phen thất bại, nên bị triều đình vời về trị tội. Tướng Trần Khánh Dư đã nguyện mang tính mạng của mình để lấy công chuộc tội. Tướng Trần Khánh Dư đã đề xuất xin được mang quân thực hiện trận hải chiến ở cửa biển Vân Đồn.
Đem quân ra Vân Đồn, nhưng Trần Khánh Dư cũng hoang mang lắm. Quân địch thì đông, tàu địch thì lớn, mà khí thế ngút trời, khiến cả thế giới phải khiếp sợ. Đúng lúc đó, ba anh em họ Phạm đến gặp Trần Khánh Dư, nguyện đem hết tài năng, kinh nghiệm biển cả của mình để phục vụ nhà Trần. Ba anh em họ Phạm đã thề nguyện rằng, nếu không đánh chìm được các chiến thuyền của giặc Nguyên, thì sẽ gieo mình xuống biển cho cá mập ăn, chứ nhất quyết không đem mạng sống của mình vào bờ để phải hổ thẹn với nhân dân.
Nhân huệ vương, tướng trấn ải đông bắc Trần Khánh Dư gặp được ba anh em họ Phạm thì khí thế như rồng gặp nước.
Truyền thuyết kể rằng, ba vị tướng họ Phạm bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đã đề xuất đem thuyền giấu vào sương mờ dày đặc trên biển. Đoàn thuyền vận chuyển lương và quân tiếp vận của tướng giặc Trương Văn Hổ đi vào vùng biển Quan Lạn, đã bị những mũi tấn công thoắt ẩn thoắt hiện trong sương mù cắt đội hình, đánh cho tan tác. Toàn bộ 500 chiến thuyền, 70 vạn hộc lương và hàng vạn quân địch đã bị nhấn chìm xuống đáy biển.
Trận hải chiến thắng lợi lẫy lừng, nhưng cả ba vị tướng họ Phạm đều đã hy sinh. Xác ba ông trôi dạt vào bờ, được người dân vớt lên, chôn tại đảo và ba địa điểm chôn xác tướng họ Phạm đều đã dựng đền thờ.
Còn tiếp…
Dương Phạm
Kỳ 1: Ba vị tướng họ Phạm
Trong một lần trò chuyện với nhà sử học Đặng Hùng (Hội sử học Thái Bình), ông Hùng cao hứng nói: “Người Việt tuy ít, nước Việt tuy nhỏ, nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục trước người phương Bắc. Đừng tưởng họ có nhiều tàu, tàu to mà có thể khiến người nước Nam khiếp sợ. Bằng chứng là rất nhiều trận thủy chiến, đặc biệt là trận hải chiến ngoài Vịnh Bắc Bộ cách nay hơn 700 năm, đã tỏ rõ tài trí dũng mãnh vượt bậc của người Việt”.
Nghe nhà sử học Đặng Hùng nhắc đến chuyện hải chiến, quả thực tôi cũng thấy ngạc nhiên. Sử sách vốn nói nhiều đến những trận thủy chiến trên sông, những bãi cọc chôn xác thuyền bè của quân thù, chứ đâu có thấy nói đến chuyện hải chiến ngoài biển cả.
Đền Quan Lạn, nơi thờ ba vị tướng họ Phạm |
Nhà sử học Đặng Hùng tiết lộ thêm: “Tôi nghiên cứu nhiều về trận đánh trên sông Bạch Đằng trong lần thứ ba chống quân Nguyên, tức năm 1288, và tôi nhận ra rằng, điều kiện tiên quyết để nhà Trần chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng, đó là do thắng lợi của trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ. Tôi đánh giá vai trò của trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ quan trọng hơn thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Chính trận hải chiến này đã quyết định sự thành công của cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ ba”.
Điều ông Hùng nói thật lạ. Vậy là tôi lên đường tìm ra vùng vịnh mù khơi. Con tàu cao tốc lao vun vút trên mặt biển hướng ra đảo Quan Lạn. Đảo Quan Lạn gồm xã Quan Lạn và Minh Châu nằm trong vịnh Bắc Bộ, cách thị trấn Cái Rồng (huyện đảo Vân Đồn) chừng 1 giờ tàu chạy.
Từ xa, đảo Quan Lạn hình con thuyền khổng lồ hiện ra mờ ảo giữa sương mù giăng giăng khắp ngả. Ông Nguyễn Văn Đương, người dân trên đảo Quan Lạn, lái phụ tàu cao tốc chỉ tay về phía tây đảo Quan Lạn bảo: “Tôi vẫn nghe các cụ truyền lại rằng, vùng biển phía tây đảo Quan Lạn là nơi ông Trần Khánh Dư cùng ba tướng họ Phạm chỉ huy đánh tan hải quân, thuyền lương của giặc phương Bắc. Các cụ kể, vùng biển ấy thường xuyên có sương mù, che khuất tầm nhìn. Ông Trần Khánh Dư đã biết lợi dụng sương mù để đánh chìm tàu chiến của giặc.
Nơi diễn ra trận hải chiến với quân Nguyên vào năm 1288 |
Mấy chục năm nay, giới săn đồ cổ lặn tìm ở đó kiếm được nhiều cổ vật lắm. Họ bảo, dưới đáy biển có nhiều xác tàu đắm, giáo mác, cung nỏ cũng vớt được nhiều, nhưng lâu năm quá nên phần lớn đã han gỉ”.
Ngôi đền Quan Lạn ngày cuối tuần đón nhiều du khách từ đất liền ra thắp nhang, khấn vái. Người ta rỉ tai nhau rằng, ngôi đền thờ ba anh em họ Phạm, có công đánh giặc Nguyên rất thiêng, cầu gì được nấy, nên ai ra đảo cũng tìm đến.
Đền Quan Lạn, cùng với ngôi đình, là chốn linh thiêng bậc nhất của đảo. Ông Nguyễn Hữu Thuận, thủ từ đền tất tả tiếp khách, rồi tranh thủ trò chuyện với tôi. Ông bảo: “Vào ngày 18/6 (âm lịch) hàng năm, Quan Lạn lại tổ chức lễ hội rất lớn. Lễ hội sắp đến rồi, du khách ra đông hơn, chúng tôi cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng”.
Theo ông Thuận, từ xa xưa, các cụ ở Quan Lạn đã tổ chức lễ hội này, với ý nghĩa kỷ niệm ngày chiến thắng giặc Nguyên năm 1288 trên biển Vân Đồn, tức trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ. Đền Quan Lạn thờ ba anh em họ Phạm, là phó tướng của Trần Khánh Dư, nên là nơi chính của ngày hội.
Ông Nguyễn Hữu Thuận, thủ từ đền Quan Lạn bên tấm bia ghi công ba tướng họ Phạm |
Lễ hội Quan Lạn quả thực rất độc đáo vì diễn ra trên biển, với thuyền rồng, với màn đánh trận giả giữa hai đội Đông Nam văn và Đoài Bắc võ, tái hiện lịch sử của cư dân trên đảo, thể hiện tinh thần thượng võ của hậu duệ nghĩa quân.
Hỏi về lai lịch của ba vị tướng họ Phạm, ông Thuận dẫn tôi đến chỗ tấm bia đá có vẻ như mới dựng vài năm nay, khắc chữ quốc ngữ. Tấm bia ghi rõ danh tính ba vị tướng họ Phạm, gồm Phạm Công Chính, Phạm Quý Công và Phạm Thuần Dụng. Ba ông là anh em một nhà.
Theo đó, ba ông là người xã Quan Lạn, đều lập công lớn trong ba lần chiến thắng Nguyên Mông. Đặc biệt là trong lần thứ ba (tháng 1/1288), dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Khánh Dư, ba tướng họ Phạm đã cùng với quân dân Vân Đồn tiêu diệt toàn bộ 500 chiến thuyền và trên 70 vạn hộc lương thực, cùng toàn bộ khí giới của triều đình nhà Nguyên.
Trận thắng trên biển Vân Đồn đóng góp to lớn để làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử tháng 4/1288. Bia đá viết: “Ba danh tướng tài năng, ba nhà quân sự sắc bén của quê hương Quan Lạn đã từng gắn bó sinh tử, ra sống vào chết để trấn giữ nơi cửa biển tiền tiêu phía đông bắc Tổ quốc và lập nên những chiến công to lớn trong công cuộc võ công vệ quốc”.
Tượng tướng Phạm Công Chính |
Bia đá ghi ngắn gọn như vậy, còn dân gian thì truyền nhiều câu chuyện liêu trai. Duy có điều khá đặc biệt, dù ba ông tướng này có đền thờ chung và đền thờ riêng trên đảo Quan Lạn, nhưng thân thế và sự nghiệp thì đến ông từ Nguyễn Hữu Thuận trông giữ, hương khói, kiêm cả hướng dẫn viên cũng không nắm được gì nhiều.
Lược bỏ những chi tiết thần thánh hóa, thì chỉ biết rằng, ba ông là anh em ruột, sinh ra và lớn lên trên hòn đảo này. Tổ tiên đã ở đây, lấy nghề đánh cá làm kế sinh nhai, nên cả ba anh em đều giỏi nghề đi biển, hiểu từng luồng lạch, con nước.
Trong lần thứ ba chống quân Nguyên, vị tướng Trần Khánh Dư mấy phen thất bại, nên bị triều đình vời về trị tội. Tướng Trần Khánh Dư đã nguyện mang tính mạng của mình để lấy công chuộc tội. Tướng Trần Khánh Dư đã đề xuất xin được mang quân thực hiện trận hải chiến ở cửa biển Vân Đồn.
Tranh minh họa hải chiến chống quân Nguyên (ảnh sưu tầm) |
Đem quân ra Vân Đồn, nhưng Trần Khánh Dư cũng hoang mang lắm. Quân địch thì đông, tàu địch thì lớn, mà khí thế ngút trời, khiến cả thế giới phải khiếp sợ. Đúng lúc đó, ba anh em họ Phạm đến gặp Trần Khánh Dư, nguyện đem hết tài năng, kinh nghiệm biển cả của mình để phục vụ nhà Trần. Ba anh em họ Phạm đã thề nguyện rằng, nếu không đánh chìm được các chiến thuyền của giặc Nguyên, thì sẽ gieo mình xuống biển cho cá mập ăn, chứ nhất quyết không đem mạng sống của mình vào bờ để phải hổ thẹn với nhân dân.
Nhân huệ vương, tướng trấn ải đông bắc Trần Khánh Dư gặp được ba anh em họ Phạm thì khí thế như rồng gặp nước.
Truyền thuyết kể rằng, ba vị tướng họ Phạm bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đã đề xuất đem thuyền giấu vào sương mờ dày đặc trên biển. Đoàn thuyền vận chuyển lương và quân tiếp vận của tướng giặc Trương Văn Hổ đi vào vùng biển Quan Lạn, đã bị những mũi tấn công thoắt ẩn thoắt hiện trong sương mù cắt đội hình, đánh cho tan tác. Toàn bộ 500 chiến thuyền, 70 vạn hộc lương và hàng vạn quân địch đã bị nhấn chìm xuống đáy biển.
Trận hải chiến thắng lợi lẫy lừng, nhưng cả ba vị tướng họ Phạm đều đã hy sinh. Xác ba ông trôi dạt vào bờ, được người dân vớt lên, chôn tại đảo và ba địa điểm chôn xác tướng họ Phạm đều đã dựng đền thờ.
Còn tiếp…
Dương Phạm
Bình luận