(VTC News) - Những củ sâm hoang dã, sâm già, có hàm lượng saponin tổng hợp lên tới 40%, cao gấp 4 lần sâm Triều Tiên, Hàn Quốc.
Theo các nhà nghiên cứu, sâm Ngọc Linh là thứ thảo dược quý hiếm nhất thế giới. Các kết quả nghiên cứu, phân tích thành phần đều chứng minh sâm Ngọc Linh có hàm lượng saponin tổng hợp cao hơn cả sâm Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc. Thậm chí, những củ sâm hoang dã, sâm già, có hàm lượng saponin tổng hợp lên tới 40%, cao gấp 4 lần sâm Triều Tiên, Hàn Quốc.
Ngoài ra, sâm Ngọc Linh còn có nhiều loại saponin và những hoạt chất đặc biệt mà không loài sâm nào trên thế giới có. Sâm Ngọc Linh quý như vậy, nhưng ít ai biết rằng, người phát hiện ra thứ thảo dược quý hiếm nhất thế giới này là dược sĩ Đào Kim Long. Lần đầu tiên dược sĩ Long đã công bố những chi tiết đặc biệt, thậm chí suýt bị thủ tiêu, trong hành trình đi tìm báu vật của nước Việt.
Khôi phục Nam y
Quanh co mãi ở làng Thượng Thụy (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội), rồi tôi cũng tìm thấy nhà dược sĩ Đào Kim Long. Khác với hình dung của tôi, rằng sẽ có rất nhiều bệnh nhân chầu chực để được khám bệnh, phát thuốc, thì ngôi nhà cửa cuốn đóng im ỉm.
Bấm chuông xong, thì thấy tiếng nói phát ra từ cái loa phía trên, hỏi tên khách. Một cụ bà có khuôn mặt phúc hậu mở cửa đón, dẫn tôi theo cầu thang máy lên tầng trên cùng của tòa nhà khang trang.
Ngôi nhà rộng mênh mông, nhiều tầng, có cầu thang máy, nhưng chỉ có hai người già ở. Cụ ông Đào Kim Long dáng người nhỏ, nhanh nhẹn, miệng cười tươi, rung rung bộ râu trắng xóa dài đến ngực ngồi ở căn phòng trên cùng đợi khách.
Thấy tôi thắc mắc chuyện không thấy bệnh nhân đâu cả, cụ Long cười rung râu bảo: "Cả đời tớ khám, chữa bệnh cho hàng vạn người ở cả trăm quốc gia rồi, giờ là lúc tớ phải nghỉ ngơi chứ, sống được mấy nữa đâu.
Lúc này, tớ chỉ chuyên tâm vào nghiên cứu các bài thuốc, phương pháp chữa bệnh ung thư, thứ bệnh mà tớ đã dành gần như cả đời, cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu rồi. Bệnh nhân của tớ vẫn đông lắm, nhưng tớ chuyển hết cho các học trò của tớ. Tớ chỉ chữa bệnh vào các ngày thứ 3, thứ 6 và chủ nhật thôi và chỉ nhận những ca khó. Các ngày khác nhất định không khám chữa bệnh.
Nền Nam y nước nhà dù rất mạnh cả ngàn năm qua, nhưng hiện thời nó lại đang yếu thế so với Tây y, nên thay đổi suy nghĩ của mọi người, đặc biệt là các bác sĩ Tây y, các nhà quản lý không phải dễ dàng. Tớ vẫn âm thầm nghiên cứu, tổng hợp tài liệu và công bố những chuyện đặc biệt về nền Nam y nước nhà. Tớ làm không xong, thì sẽ có các học trò tiếp nối".
Câu chuyện khôi phục Nam y, nền y học mà ông khẳng định là của người Việt, chứ không phải Đông y một cách chung chung, gồm cả Trung Quốc, là câu chuyện rất dài, nói không biết bao ngày mới hết. Tuy nhiên, qua đó, cũng có thể hiểu tấm lòng, tâm sức của vị lương y già này với đất nước, người bệnh.
Tôi cắt ngang dòng suy nghĩ của ông về những câu chuyện con người biết chữa bệnh từ thuở ăn lông ở lỗ, để chuyển qua đề tài về sâm Ngọc Linh, dược sĩ Đào Kim Long chợt chưng hửng, nhưng rồi ông lại hào hứng hơn, khi câu chuyện bất tận về thứ thảo dược mà ông cho là quý nhất thế giới cuốn tâm trí ông theo.
Dược sĩ Đào Kim Long sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề thuốc. Tuy nhiên, chính bản thân ông lại là người chứng kiến cái chết dần mòn, đau đớn của người em gái, khi mới 16 tuổi, vì mắc bệnh tim.
Nỗi đau ấy, khiến chàng trai Đào Kim Long muốn tiến xa hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng phương pháp trị bệnh, chứ không bó hẹp trong những bài thuốc gia truyền có sẵn của đời trước, nên ông đã thi tuyển vào trường Đại học Dược. Học xong, ông được giữ lại trường làm giảng viên.
Năm 1970, đoàn công tác điều tra về cây thuốc miền Trung, do ông Vũ Đức Minh dẫn đầu, bị trực thăng Mỹ càn quét, xả đạn ở Phù Cát (Bình Định), hy sinh toàn bộ, nên Vụ 1, Bộ Y tế đã tìm người thay thế.
Khi đó, ông Đào Kim Long đang là giảng viên, là bí thư đoàn trường, có năng lực tốt về bộ môn thực vật, nên được cử vào miền Trung, lập đoàn công tác mới, để điều tra về cây thuốc.
Trong thời gian làm giảng viên ở trường, ông Long có nhiều năm lăn lộn ở các tỉnh miền núi, đặc biệt là dãy núi Hoàng Liên Sơn để điều tra thực vật. Ông nghiên cứu rất sâu, kỹ về các loại sâm như vũ diệp sâm, tiết trúc sâm, một số loại tam thất và ngũ da bì gai… là những cây thuốc quý, chưa được biết đến nhiều.
Vào miền Trung tìm thuốc
Nhận nhiệm vụ, chàng trai Đào Kim Long lập tức lên đường. Sau hơn 1 tháng tập leo núi ở Hòa Bình, trang bị thêm kiến thức địa thực vật, di cư, phân tán, thì ông lên đường ngay, mà không quay về Hà Nội.
Hành trang trên vai là 40kg trang thiết bị, trong đó, chiếm 1/3 là các loại sách về thực vật. Từ Hòa Bình, cứ lang thang trên rừng, ông vượt qua Bắc Trường Sơn, đi tận vào Tây Trường Sơn, qua tất cả các đỉnh cao, dốc núi, rừng thẳm để tìm cây thuốc. Những cây thuốc quý, những loài thực vật chưa từng được biết đến cuốn hút ông, đưa bước chân ông vào đến tận Ngã 3 Đông Dương ở Tây Nguyên.
Kết thúc cuộc hành trình dọc Bắc Trường Sơn, đến tận Tây Trường Sơn, ông điều tra được tổng cộng 400 loài thảo dược quý và mới. Chuyến đi kéo dài 3 năm đã hoàn thành, nhưng ông không xin ra Bắc, mà xin Ban Dân y của Quân Khu 5 cho tiếp tục điều tra ở Đông Trường Sơn, xuống các vùng Thăng Bình (Quảng Nam), Hoài Ân, Hoài Sơn (Bình Định), Ba Tơ (Quảng Ngãi).
Sau 3 năm lăn lộn ở vùng Đông Trường Sơn, ông chép thêm được 400 loài thảo dược nữa vào nhật ký hành trình, nâng tổng số loài thảo dược mà ông nghiên cứu lên đến 800 loài.
Sau 2 năm lang bạt ở Tây Trường Sơn, thì tháng 6/1972, ông tham gia báo cáo tại Hội nghị dược liệu Quân khu 5 ở Trà My. Trong hội nghị đó, các nhà khoa học đã nói về việc tìm kiếm sâm ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Nhiều người tỏ ra sốt ruột khi các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc đều đã công bố phát hiện sâm, nhưng ở Việt Nam thì chưa tìm thấy sâm, chỉ mới phát hiện ra một số loại sâm kém giá trị ở miền núi phía Bắc.
Thời điểm đó, ông Long chưa phát hiện được sâm ở miền Trung. Trong bài phát biểu của mình tại hội nghị, ông Long nói: "Tôi đã đi dọc miền Trung, nhưng vẫn chưa tìm thấy sâm. Nếu Nhật Bản tìm thấy sâm, thì theo nguyên tắc lục địa trôi về phân bố thực vật, sâm có thể tìm thấy ở vùng Quảng Ninh, tuy nhiên, ở Quảng Ninh cũng không có sâm, dù phát hiện nhiều thực vật tương tự ở Nhật.
Nếu miền Trung có sâm thì phải tìm ở núi Ngọc Lĩnh (theo dược sĩ Đào Kim Long, thời điểm đó, núi Ngọc Linh có tên là Ngọc Lĩnh), bởi Ngọc Lĩnh là núi tổ của Trường Sơn, cao nhất dãy Trường Sơn. Nếu có sâm ở đỉnh núi này, thì nó sẽ phân lưu đi các hướng đông, tây, nam. Còn theo nguyên tắc địa lý, thì ở khu vực này không thể có loài sâm của Nhật Bản, Hàn Quốc…".
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Theo các nhà nghiên cứu, sâm Ngọc Linh là thứ thảo dược quý hiếm nhất thế giới. Các kết quả nghiên cứu, phân tích thành phần đều chứng minh sâm Ngọc Linh có hàm lượng saponin tổng hợp cao hơn cả sâm Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc. Thậm chí, những củ sâm hoang dã, sâm già, có hàm lượng saponin tổng hợp lên tới 40%, cao gấp 4 lần sâm Triều Tiên, Hàn Quốc.
Ngoài ra, sâm Ngọc Linh còn có nhiều loại saponin và những hoạt chất đặc biệt mà không loài sâm nào trên thế giới có. Sâm Ngọc Linh quý như vậy, nhưng ít ai biết rằng, người phát hiện ra thứ thảo dược quý hiếm nhất thế giới này là dược sĩ Đào Kim Long. Lần đầu tiên dược sĩ Long đã công bố những chi tiết đặc biệt, thậm chí suýt bị thủ tiêu, trong hành trình đi tìm báu vật của nước Việt.
Khôi phục Nam y
Quanh co mãi ở làng Thượng Thụy (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội), rồi tôi cũng tìm thấy nhà dược sĩ Đào Kim Long. Khác với hình dung của tôi, rằng sẽ có rất nhiều bệnh nhân chầu chực để được khám bệnh, phát thuốc, thì ngôi nhà cửa cuốn đóng im ỉm.
Bấm chuông xong, thì thấy tiếng nói phát ra từ cái loa phía trên, hỏi tên khách. Một cụ bà có khuôn mặt phúc hậu mở cửa đón, dẫn tôi theo cầu thang máy lên tầng trên cùng của tòa nhà khang trang.
Ngôi nhà rộng mênh mông, nhiều tầng, có cầu thang máy, nhưng chỉ có hai người già ở. Cụ ông Đào Kim Long dáng người nhỏ, nhanh nhẹn, miệng cười tươi, rung rung bộ râu trắng xóa dài đến ngực ngồi ở căn phòng trên cùng đợi khách.
Dược sĩ Đào Kim Long và bình rượu ngâm củ sâm Ngọc Linh nhiều năm tuổi |
Thấy tôi thắc mắc chuyện không thấy bệnh nhân đâu cả, cụ Long cười rung râu bảo: "Cả đời tớ khám, chữa bệnh cho hàng vạn người ở cả trăm quốc gia rồi, giờ là lúc tớ phải nghỉ ngơi chứ, sống được mấy nữa đâu.
Lúc này, tớ chỉ chuyên tâm vào nghiên cứu các bài thuốc, phương pháp chữa bệnh ung thư, thứ bệnh mà tớ đã dành gần như cả đời, cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu rồi. Bệnh nhân của tớ vẫn đông lắm, nhưng tớ chuyển hết cho các học trò của tớ. Tớ chỉ chữa bệnh vào các ngày thứ 3, thứ 6 và chủ nhật thôi và chỉ nhận những ca khó. Các ngày khác nhất định không khám chữa bệnh.
Nền Nam y nước nhà dù rất mạnh cả ngàn năm qua, nhưng hiện thời nó lại đang yếu thế so với Tây y, nên thay đổi suy nghĩ của mọi người, đặc biệt là các bác sĩ Tây y, các nhà quản lý không phải dễ dàng. Tớ vẫn âm thầm nghiên cứu, tổng hợp tài liệu và công bố những chuyện đặc biệt về nền Nam y nước nhà. Tớ làm không xong, thì sẽ có các học trò tiếp nối".
Ông Đào Kim Long (ngồi giữa) trong lần trở lại vườn sâm trồng trên núi Ngọc Linh. (Ảnh ông Long cung cấp) |
Câu chuyện khôi phục Nam y, nền y học mà ông khẳng định là của người Việt, chứ không phải Đông y một cách chung chung, gồm cả Trung Quốc, là câu chuyện rất dài, nói không biết bao ngày mới hết. Tuy nhiên, qua đó, cũng có thể hiểu tấm lòng, tâm sức của vị lương y già này với đất nước, người bệnh.
Tôi cắt ngang dòng suy nghĩ của ông về những câu chuyện con người biết chữa bệnh từ thuở ăn lông ở lỗ, để chuyển qua đề tài về sâm Ngọc Linh, dược sĩ Đào Kim Long chợt chưng hửng, nhưng rồi ông lại hào hứng hơn, khi câu chuyện bất tận về thứ thảo dược mà ông cho là quý nhất thế giới cuốn tâm trí ông theo.
Dược sĩ Đào Kim Long sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề thuốc. Tuy nhiên, chính bản thân ông lại là người chứng kiến cái chết dần mòn, đau đớn của người em gái, khi mới 16 tuổi, vì mắc bệnh tim.
Nỗi đau ấy, khiến chàng trai Đào Kim Long muốn tiến xa hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng phương pháp trị bệnh, chứ không bó hẹp trong những bài thuốc gia truyền có sẵn của đời trước, nên ông đã thi tuyển vào trường Đại học Dược. Học xong, ông được giữ lại trường làm giảng viên.
Năm 1970, đoàn công tác điều tra về cây thuốc miền Trung, do ông Vũ Đức Minh dẫn đầu, bị trực thăng Mỹ càn quét, xả đạn ở Phù Cát (Bình Định), hy sinh toàn bộ, nên Vụ 1, Bộ Y tế đã tìm người thay thế.
Khi đó, ông Đào Kim Long đang là giảng viên, là bí thư đoàn trường, có năng lực tốt về bộ môn thực vật, nên được cử vào miền Trung, lập đoàn công tác mới, để điều tra về cây thuốc.
Trong thời gian làm giảng viên ở trường, ông Long có nhiều năm lăn lộn ở các tỉnh miền núi, đặc biệt là dãy núi Hoàng Liên Sơn để điều tra thực vật. Ông nghiên cứu rất sâu, kỹ về các loại sâm như vũ diệp sâm, tiết trúc sâm, một số loại tam thất và ngũ da bì gai… là những cây thuốc quý, chưa được biết đến nhiều.
Vào miền Trung tìm thuốc
Nhận nhiệm vụ, chàng trai Đào Kim Long lập tức lên đường. Sau hơn 1 tháng tập leo núi ở Hòa Bình, trang bị thêm kiến thức địa thực vật, di cư, phân tán, thì ông lên đường ngay, mà không quay về Hà Nội.
Hành trang trên vai là 40kg trang thiết bị, trong đó, chiếm 1/3 là các loại sách về thực vật. Từ Hòa Bình, cứ lang thang trên rừng, ông vượt qua Bắc Trường Sơn, đi tận vào Tây Trường Sơn, qua tất cả các đỉnh cao, dốc núi, rừng thẳm để tìm cây thuốc. Những cây thuốc quý, những loài thực vật chưa từng được biết đến cuốn hút ông, đưa bước chân ông vào đến tận Ngã 3 Đông Dương ở Tây Nguyên.
Kết thúc cuộc hành trình dọc Bắc Trường Sơn, đến tận Tây Trường Sơn, ông điều tra được tổng cộng 400 loài thảo dược quý và mới. Chuyến đi kéo dài 3 năm đã hoàn thành, nhưng ông không xin ra Bắc, mà xin Ban Dân y của Quân Khu 5 cho tiếp tục điều tra ở Đông Trường Sơn, xuống các vùng Thăng Bình (Quảng Nam), Hoài Ân, Hoài Sơn (Bình Định), Ba Tơ (Quảng Ngãi).
Sau 3 năm lăn lộn ở vùng Đông Trường Sơn, ông chép thêm được 400 loài thảo dược nữa vào nhật ký hành trình, nâng tổng số loài thảo dược mà ông nghiên cứu lên đến 800 loài.
Ông Long dẫn các học trò vào Ngọc Linh tìm hiểu về sâm. (Ảnh ông Long cung cấp) |
Sau 2 năm lang bạt ở Tây Trường Sơn, thì tháng 6/1972, ông tham gia báo cáo tại Hội nghị dược liệu Quân khu 5 ở Trà My. Trong hội nghị đó, các nhà khoa học đã nói về việc tìm kiếm sâm ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Nhiều người tỏ ra sốt ruột khi các nước như Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc đều đã công bố phát hiện sâm, nhưng ở Việt Nam thì chưa tìm thấy sâm, chỉ mới phát hiện ra một số loại sâm kém giá trị ở miền núi phía Bắc.
Thời điểm đó, ông Long chưa phát hiện được sâm ở miền Trung. Trong bài phát biểu của mình tại hội nghị, ông Long nói: "Tôi đã đi dọc miền Trung, nhưng vẫn chưa tìm thấy sâm. Nếu Nhật Bản tìm thấy sâm, thì theo nguyên tắc lục địa trôi về phân bố thực vật, sâm có thể tìm thấy ở vùng Quảng Ninh, tuy nhiên, ở Quảng Ninh cũng không có sâm, dù phát hiện nhiều thực vật tương tự ở Nhật.
Nếu miền Trung có sâm thì phải tìm ở núi Ngọc Lĩnh (theo dược sĩ Đào Kim Long, thời điểm đó, núi Ngọc Linh có tên là Ngọc Lĩnh), bởi Ngọc Lĩnh là núi tổ của Trường Sơn, cao nhất dãy Trường Sơn. Nếu có sâm ở đỉnh núi này, thì nó sẽ phân lưu đi các hướng đông, tây, nam. Còn theo nguyên tắc địa lý, thì ở khu vực này không thể có loài sâm của Nhật Bản, Hàn Quốc…".
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận