Trong số cụm di tích văn hóa của Hồ Tây, nơi qui tụ hàng trăm đình, chùa, miếu, đền gắn với lịch sử ngàn năm của đất Thăng Long văn hiến, chùa Bà Già (thuộc thôn Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) gắn với truyền tích về ngôi làng nuôi giữ hàng ngàn tù binh Chăm từ gần một ngàn năm trước…
Chùa Bà Già niên đại hơn 1000 năm
Chùa Bà Già được giới thiệu là một công trình kiến trúc có niên đại hơn 1000 năm. Khách đến thăm có cảm nhận chùa Bà Già còn vắng hơn cả chùa Bà Đanh. Một số tài liệu nói chùa nằm trong thôn Bà Già nên được gọi là chùa Bà Già. Nhưng cái tên “Bà Già” có nghĩa là gì, huyền tích về “Bà Già” như thế nào thì ít sách báo nói đến, thậm chí việc tìm ra địa danh “thôn Bà Già” đã gặp phải khó khăn trong một thời gian dài.
Thôn Bà Già là một vùng đất có lai lịch bí ẩn, vì xưa kia địa danh này được nhắc đến trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, đoạn viết về tướng tài Trần Nhật Duật: “Nhật Duật thích chơi với người nước ngoài, thường cưỡi voi đến chơi ở thôn Bà Già (thôn này có từ hồi Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, bắt được người Chiêm cho ở đấy, lấy tiếng Chiêm đặt tên là Đa Gia Ly, sau gọi sai thành Bà Già).
Nhật Duật đến chơi, có khi đến ba, bốn ngày mới về. Lại hay đến chơi chùa Tường Phù, nói chuyện với nhà sư người Tống, ở lại đến hôm sau mới về. Người nước ngoài đến kinh sư, thường kéo đến nhà ông. Nếu là khách Tống thì ông kéo ghế ngồi gần, chuyện trò suốt buổi; nếu là người Chiêm hay người các man khác, thì đều theo phong tục nước họ mà tiếp đãi” (năm 1330, Kỷ nhà Trần, Hiến Tông hoàng đế).
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc là một trong những người dày công tìm lai lịch “thôn Bà Già”. Năm 1985, ông Nguyễn Vinh Phúc được đọc “Bản xã thần ký” ghi chép về thần của làng Phú Gia. Nhờ đó mà nghi vấn “thôn Bà Già” đã được làm sáng tỏ. “Bản xã thần ký” của làng có đoạn: “Thôn Phú Gia xưa có tên là thôn Bà Già, có sông Già La chảy qua. Già La là tên cổ của sông Thiên Phù. Từ thời Bắc thuộc, nơi đây đã có miếu thờ thổ thần”.
Cũng theo các bậc cao niên, từ những năm 1980, một cố lão làng Phú Gia là Công Nghĩa Lẫm đã dịch cuốn “Bản xã thần ký”. Nội dung thần tích có nói thuở xa xưa, làng quê này có tên là Bà Già hương (hương Bà Già). Đến thời kỳ nước ta bị nhà Đường đô hộ (thế kỷ VIII), hương Bà Già được đổi là An Dưỡng phường.
Thế kỷ XIII, vua Trần huy động dân phường An Dưỡng đến sửa chữa bến Đông Bộ Đầu và đắp thành Đại La để chống quân Nguyên xâm lược, Vua đã cho đổi gọi là An Dưỡng thành Phú Gia. Ở Phú Gia, từ thời Bắc thuộc đã có nhiều miếu thờ thổ thần và đền thờ, có một đền thờ thổ thần từ lâu đời. Đến năm Thiệu Long đời Trần Thánh Tông (1258-1272), thiền sư Văn Thao đã sửa lại đền, đổi thành chùa An Dưỡng. Sau chùa bị hư hỏng nhiều, đã dời về gò Con Quy.
Vẫn theo thần tích xã Phú Gia, vào thời Hồng Đức (1470-1497) nhà Lê, người Phú Gia có ông Nghĩa Đạt đã đỗ Nhất giáp Tiến sĩ, làm quan Phó đô ngự sử, đã hưng công cho chuyển ngôi đình làng từ chỗ giáp làng Quán La về thân đất, ông gọi là hình nhân bái tướng, còn chùa An Dưỡng (chùa Bà Già) tọa lạc cạnh đình, trên gò Con Quy.
Ngày nay, chùa Bà Già và đình Phú Gia nằm ở phố Phú Gia, thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Năm tháng qua đi, làng Phú Gia đã lên phố, giao thông nối với trung tâm thành phố rất thuận tiện nhưng mảnh đất này vẫn cổ kính, thanh bình như chưa hề bị đô thị hóa.
Ngôi làng giữ cả ngàn tù binh Chăm
Năm 1069, trước khi chống Tống vào năm 1077, nhà Lý đã phải dẹp yên sự quấy nhiễu của Chiêm Thành để có hậu phương vững chắc. Mỗi lần nước Chiêm thua trận, nhà Lý đã cho bắt hàng vạn tù binh và đem nhốt ở vùng đất phía Tây Bắc thành Thăng Long.
Đời Lý Thánh Tông có ghi lại một trận đánh Chiêm như sau: “Kỷ Dậu, Thiên Huống Bảo Tượng năm thứ 2 1069 (từ tháng 7 về sau là niên hiệu Thần Vũ năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người […]. Mùa thu, tháng 7, vua từ Chiêm Thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ 1, Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tội. Vua bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước”.
Tù binh Chăm được mang về như một chiến lợi phẩm, nhưng dần dần lại định cư và kết hôn với người Việt. Những ngôi làng giữ người Chăm có sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ, đặc biệt là tôn giáo giữa người Chăm – Việt thời ấy, thể hiện rõ ở tín ngưỡng đình, chùa.
Vùng ven hồ Tây ngày nay còn lưu lại dấu tích để minh chứng quá trình giao thoa ấy như chùa Bà Già, chùa Bà Đanh, đình Phú Gia.
Ông Hy Phú (thuộc Ban quản lý di tích Phú Gia) cho biết: “Về gốc gác của làng, nơi đây trước kia là một ngôi làng bắt giữ hàng ngàn tù binh Chăm như một nhà tù. Đến tận bây giờ, ở Phú Gia còn có hai dòng họ lớn là minh chứng cho gốc tích của người Chăm. Đó là họ Hy và họ Công trong làng. Trước kia họ gốc là họ Ông và họ Bố. Hai họ này chính là họ của người Chăm khi xưa nhưng do người dân muốn trốn tránh triều đình mà phải đổi họ”.
Ngoài cách lý giải cái tên Bà Già xuất phát từ gốc tích Chăm, còn có một truyền tích thế này: “Mảnh đất này xưa kia có chùa An Dưỡng tọa lạc. Do bị hư hại nặng, có hai chị em gái chuyên nghề buôn muối, đã phát tâm bồ đề bỏ tiền ra xây dựng, tu sửa lại chùa, tạc tượng Phật, dựng gác chuông đồng.
Khi hai bà mất đi, để tỏ lòng biết ơn, dân trong vùng đã đúc tượng hai bà và rước vào chùa thờ, gọi là tượng hậu Phật, từ đó chùa được gọi là chùa Bà Già”.
Chưa hết, có người lại suy đoán từ “Bà Già” có thể bắt nguồn từ âm Pala (Ba La) với từ gốc là Pipala (Lá Đề), trong đạo Phật có ý nghĩa là trí tuệ, giác ngộ, giải thoát, sau được đọc chệch mà thành.
Quan tâm đến vấn đề này, trong cuốn “Mặt gương Tây Hồ” của Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc có viết: “Thực tế cho phép nghĩ rằng đây nguyên là một khu vực mà triều Trần (hoặc triều Lý) tập trung người Chiêm Thành, những người tự nguyện theo hoặc những tù binh. Họ có chùa riêng, chùa của làng Đa-da-li. Cái tên Bà Già mà Toàn thư cho là đọc chệch cụm từ Đa-da-li là một bằng chứng.
Dù sao, Bà Già không có nghĩa là một bà lão già nua mà gốc là một danh từ Chăm. Song, nghĩa Đa-da-li là gì thì mời các bạn Chăm giải thích. Khi sách đã lên khuôn, chúng tôi được ông Phạm Xuân Thông và các bạn Chăm ở thị xã Phan Rang giải thích: Trong ngôn ngữ Chăm không có từ Đa-gia-li nhưng có từ Đi-gia-lề (cũng đọc là A–tà-lề), có hai nghĩa: a) một vùng trù phú; b) vị khai phá ra làng xóm, như vị khai canh của người Kinh”.
Như vậy, có chứng cứ lịch sử về việc khu vực Phú Gia nói riêng và ven Hồ Tây nói chung xưa kia là nơi sinh sống của đồng bào Chăm cả nghìn năm trước. Nhưng đáng buồn, những dấu ấn Chăm còn sót lại ở Hà Nội minh chứng cho sự giao thoa văn hóa độc đáo lại đang bị lãng quên.
Ngày nay rất ít người biết từng có dấu tích Chăm giữa lòng Hà Nội…
Còn tiếp…
Nguồn: Mỹ Hạnh(PLVN)
Chùa Bà Già niên đại hơn 1000 năm
Chùa Bà Già được giới thiệu là một công trình kiến trúc có niên đại hơn 1000 năm. Khách đến thăm có cảm nhận chùa Bà Già còn vắng hơn cả chùa Bà Đanh. Một số tài liệu nói chùa nằm trong thôn Bà Già nên được gọi là chùa Bà Già. Nhưng cái tên “Bà Già” có nghĩa là gì, huyền tích về “Bà Già” như thế nào thì ít sách báo nói đến, thậm chí việc tìm ra địa danh “thôn Bà Già” đã gặp phải khó khăn trong một thời gian dài.
Thôn Bà Già là một vùng đất có lai lịch bí ẩn, vì xưa kia địa danh này được nhắc đến trong “Đại Việt sử ký toàn thư”, đoạn viết về tướng tài Trần Nhật Duật: “Nhật Duật thích chơi với người nước ngoài, thường cưỡi voi đến chơi ở thôn Bà Già (thôn này có từ hồi Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, bắt được người Chiêm cho ở đấy, lấy tiếng Chiêm đặt tên là Đa Gia Ly, sau gọi sai thành Bà Già).
Nhật Duật đến chơi, có khi đến ba, bốn ngày mới về. Lại hay đến chơi chùa Tường Phù, nói chuyện với nhà sư người Tống, ở lại đến hôm sau mới về. Người nước ngoài đến kinh sư, thường kéo đến nhà ông. Nếu là khách Tống thì ông kéo ghế ngồi gần, chuyện trò suốt buổi; nếu là người Chiêm hay người các man khác, thì đều theo phong tục nước họ mà tiếp đãi” (năm 1330, Kỷ nhà Trần, Hiến Tông hoàng đế).
Chùa Bà Già có lịch sử từ hàng ngàn năm trước. |
Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc là một trong những người dày công tìm lai lịch “thôn Bà Già”. Năm 1985, ông Nguyễn Vinh Phúc được đọc “Bản xã thần ký” ghi chép về thần của làng Phú Gia. Nhờ đó mà nghi vấn “thôn Bà Già” đã được làm sáng tỏ. “Bản xã thần ký” của làng có đoạn: “Thôn Phú Gia xưa có tên là thôn Bà Già, có sông Già La chảy qua. Già La là tên cổ của sông Thiên Phù. Từ thời Bắc thuộc, nơi đây đã có miếu thờ thổ thần”.
Cũng theo các bậc cao niên, từ những năm 1980, một cố lão làng Phú Gia là Công Nghĩa Lẫm đã dịch cuốn “Bản xã thần ký”. Nội dung thần tích có nói thuở xa xưa, làng quê này có tên là Bà Già hương (hương Bà Già). Đến thời kỳ nước ta bị nhà Đường đô hộ (thế kỷ VIII), hương Bà Già được đổi là An Dưỡng phường.
Thế kỷ XIII, vua Trần huy động dân phường An Dưỡng đến sửa chữa bến Đông Bộ Đầu và đắp thành Đại La để chống quân Nguyên xâm lược, Vua đã cho đổi gọi là An Dưỡng thành Phú Gia. Ở Phú Gia, từ thời Bắc thuộc đã có nhiều miếu thờ thổ thần và đền thờ, có một đền thờ thổ thần từ lâu đời. Đến năm Thiệu Long đời Trần Thánh Tông (1258-1272), thiền sư Văn Thao đã sửa lại đền, đổi thành chùa An Dưỡng. Sau chùa bị hư hỏng nhiều, đã dời về gò Con Quy.
Vẫn theo thần tích xã Phú Gia, vào thời Hồng Đức (1470-1497) nhà Lê, người Phú Gia có ông Nghĩa Đạt đã đỗ Nhất giáp Tiến sĩ, làm quan Phó đô ngự sử, đã hưng công cho chuyển ngôi đình làng từ chỗ giáp làng Quán La về thân đất, ông gọi là hình nhân bái tướng, còn chùa An Dưỡng (chùa Bà Già) tọa lạc cạnh đình, trên gò Con Quy.
Ngày nay, chùa Bà Già và đình Phú Gia nằm ở phố Phú Gia, thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Năm tháng qua đi, làng Phú Gia đã lên phố, giao thông nối với trung tâm thành phố rất thuận tiện nhưng mảnh đất này vẫn cổ kính, thanh bình như chưa hề bị đô thị hóa.
Ngôi làng giữ cả ngàn tù binh Chăm
Năm 1069, trước khi chống Tống vào năm 1077, nhà Lý đã phải dẹp yên sự quấy nhiễu của Chiêm Thành để có hậu phương vững chắc. Mỗi lần nước Chiêm thua trận, nhà Lý đã cho bắt hàng vạn tù binh và đem nhốt ở vùng đất phía Tây Bắc thành Thăng Long.
Đời Lý Thánh Tông có ghi lại một trận đánh Chiêm như sau: “Kỷ Dậu, Thiên Huống Bảo Tượng năm thứ 2 1069 (từ tháng 7 về sau là niên hiệu Thần Vũ năm thứ 1; Tống Hy Ninh năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người […]. Mùa thu, tháng 7, vua từ Chiêm Thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ 1, Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tội. Vua bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước”.
Một góc làng Phú Gia |
Tù binh Chăm được mang về như một chiến lợi phẩm, nhưng dần dần lại định cư và kết hôn với người Việt. Những ngôi làng giữ người Chăm có sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ, đặc biệt là tôn giáo giữa người Chăm – Việt thời ấy, thể hiện rõ ở tín ngưỡng đình, chùa.
Vùng ven hồ Tây ngày nay còn lưu lại dấu tích để minh chứng quá trình giao thoa ấy như chùa Bà Già, chùa Bà Đanh, đình Phú Gia.
Ông Hy Phú (thuộc Ban quản lý di tích Phú Gia) cho biết: “Về gốc gác của làng, nơi đây trước kia là một ngôi làng bắt giữ hàng ngàn tù binh Chăm như một nhà tù. Đến tận bây giờ, ở Phú Gia còn có hai dòng họ lớn là minh chứng cho gốc tích của người Chăm. Đó là họ Hy và họ Công trong làng. Trước kia họ gốc là họ Ông và họ Bố. Hai họ này chính là họ của người Chăm khi xưa nhưng do người dân muốn trốn tránh triều đình mà phải đổi họ”.
Ngoài cách lý giải cái tên Bà Già xuất phát từ gốc tích Chăm, còn có một truyền tích thế này: “Mảnh đất này xưa kia có chùa An Dưỡng tọa lạc. Do bị hư hại nặng, có hai chị em gái chuyên nghề buôn muối, đã phát tâm bồ đề bỏ tiền ra xây dựng, tu sửa lại chùa, tạc tượng Phật, dựng gác chuông đồng.
Khi hai bà mất đi, để tỏ lòng biết ơn, dân trong vùng đã đúc tượng hai bà và rước vào chùa thờ, gọi là tượng hậu Phật, từ đó chùa được gọi là chùa Bà Già”.
Chưa hết, có người lại suy đoán từ “Bà Già” có thể bắt nguồn từ âm Pala (Ba La) với từ gốc là Pipala (Lá Đề), trong đạo Phật có ý nghĩa là trí tuệ, giác ngộ, giải thoát, sau được đọc chệch mà thành.
Lân và phượng gỗ thế kỉ XVII ở đình Phú Gia, Phú Thượng, Tây Hồ. |
Quan tâm đến vấn đề này, trong cuốn “Mặt gương Tây Hồ” của Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc có viết: “Thực tế cho phép nghĩ rằng đây nguyên là một khu vực mà triều Trần (hoặc triều Lý) tập trung người Chiêm Thành, những người tự nguyện theo hoặc những tù binh. Họ có chùa riêng, chùa của làng Đa-da-li. Cái tên Bà Già mà Toàn thư cho là đọc chệch cụm từ Đa-da-li là một bằng chứng.
Dù sao, Bà Già không có nghĩa là một bà lão già nua mà gốc là một danh từ Chăm. Song, nghĩa Đa-da-li là gì thì mời các bạn Chăm giải thích. Khi sách đã lên khuôn, chúng tôi được ông Phạm Xuân Thông và các bạn Chăm ở thị xã Phan Rang giải thích: Trong ngôn ngữ Chăm không có từ Đa-gia-li nhưng có từ Đi-gia-lề (cũng đọc là A–tà-lề), có hai nghĩa: a) một vùng trù phú; b) vị khai phá ra làng xóm, như vị khai canh của người Kinh”.
Như vậy, có chứng cứ lịch sử về việc khu vực Phú Gia nói riêng và ven Hồ Tây nói chung xưa kia là nơi sinh sống của đồng bào Chăm cả nghìn năm trước. Nhưng đáng buồn, những dấu ấn Chăm còn sót lại ở Hà Nội minh chứng cho sự giao thoa văn hóa độc đáo lại đang bị lãng quên.
Ngày nay rất ít người biết từng có dấu tích Chăm giữa lòng Hà Nội…
Còn tiếp…
Nguồn: Mỹ Hạnh(PLVN)
Bình luận