• Zalo

Chuyện chưa biết về nam sinh Quảng Trị chế tạo ‘cánh tay robot’ giành giải Ba ở Mỹ

Giáo dụcThứ Ba, 10/04/2018 07:55:00 +07:00Google News

Chế tạo thiết bị “cánh tay robot” để hỗ trợ cử động cơ bản cho những người khuyết tật tay là sản phẩm giành giải Ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc tế 2017 của nam sinh Quảng Trị Phạm Quang Huy.

Đam mê khoa học từ bé

Từ lâu, chàng trai 18 tuổi Phạm Quang Huy (lớp 11A3, trường THPT thị xã Quảng Trị) được nhiều người ngưỡng mộ khi chế tạo “cánh tay robot” dành cho người khuyết tật tay do chiến tranh hay do tai nạn giao thông.

“Cánh tay robot” của Huy cũng từng là một trong 5 đề tài giành giải Nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia khu vực phía Bắc năm học 2017. Vì vậy, sản phẩm này được Bộ GĐ- ĐT cử đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF 2017) tại California, Mỹ.

Tham gia cuộc thi Intel ISEF 2017, sản phẩm đã giúp Huy giành giải Ba ở hạng mục "Robot và máy móc thông minh".

Ngoài ra, Huy còn được nhận một giải thưởng phụ khác là giải Ba do Viện Kỹ nghệ và Điện tử Quốc tế trao tặng.

tuoitre

 Phạm Quang Huy chế tạo cánh tay robot cho người khuyết tật. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Được biết, từ năm lớp 8, Huy đã bắt đầu tìm hiểu về cánh tay robot. Trong 2 năm đầu, cậu đã tìm hiểu thuật toán để thực hiện đề tài và tiến hành hoàn thiện sản phẩm.

Huy tâm sự: “Từ nhỏ, bản thân đã có niềm đam mê với hoa học kỹ thuật. Lớn lên, niềm đam mê đó là động lực giúp em quyết tâm nghiên cứu, tìm tòi. Cách đây vài năm, khi nhìn thấy những sản phẩm dành cho người khuyết tật, em đã tìm hiểu kỹ nhưng thấy giá thành quá cao và chỉ bán ở nước ngoài nên rất khó để người khuyết tật ở Việt Nam tiếp cận được.

Sau đó, em tìm hiểu về người khuyết tật ở địa phương mình ở. Đặc biệt là những người khuyết tật ở tay – sau khi mất đi công cụ lao động chính ở cơ thể, họ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế nên càng khó khăn hơn để họ tiếp cận được sản phẩm này.

Chính điều này đã thôi thúc em tìm hiểu, chế tạo sản phẩm cánh tay robot với giá thành phải chăng, hữu ích như cánh tay thật của con người”.

Video: Huy giành giải Ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF 2017) tại California, Mỹ (VNN)

Chế tạo “cánh tay robot” cho người khuyết tật chỉ với 3 triệu đồng

Sản phẩm “Cánh tay robot” của Phạm Quang Huy từng đạt giải Ba cuộc thi Khoa học Kỹ thuật Quốc tế (Intel ISEF) 2017 tổ chức tại Mỹ, khi là học sinh lớp 11 trường THPT Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Đây là giải thưởng cao nhất trong 5 giải mà đoàn Việt Nam được ban tổ chức cuộc thi trao tặng.

Trước đó, hồi tháng 5/2017, Phạm Huy cùng đoàn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi Intel ISEF 2017 tại Mỹ. Cuộc thi có 1.700 thí sinh từ hơn 70 Quốc gia tham dự, trong đó có nhiều nước là cường quốc khoa học công nghệ.

long

 Thầy giáo Lê Công Long là người hướng dẫn Huy làm nên sản phẩm hữu ích, không chỉ đạt các giải thưởng ở Việt Nam và quốc tế mà còn góp phần giúp đỡ người khuyết tật.

Huy cho biết, năm học lớp 8, ý tưởng thiết kế cánh tay robot bắt đầu xuất hiện. Cậu mò mẫm tìm hiểu và bắt đầu hình dung chế tạo cánh tay robot điều khiển từ bộ cảm ứng lắp đặt ở giày và cổ chân người khuyết tật.

Sản phẩm của Huy được làm ra với 3 triệu đồng, trên thị trường các sản phẩm cùng giá chỉ dừng lại ở cánh tay bằng gỗ hoặc nhựa mà không có mạch điện kết hợp.

Những sản phẩm hiện đại điều khiển bằng sóng não lại có giá thành rất đắt. Vì vậy, người khuyết tật Việt Nam khó tiếp cận sản phẩm, đặc biệt, cơ chế vận hành cũng khá phức tạp.

Từ đây, Huy hình thành ý tưởng tạo ra sản phẩm cánh tay robot vừa có giá thành rẻ, vừa có khả năng cầm nắm và thực hiện được những cử chỉ thiết yếu của một sản phẩm như một cánh tay bình thường cho người khuyết tật.

Quang Huy chia sẻ: “Sau thời gian lập trình và chạy thử cánh tay robot thì sản phẩm không chạy. Tuy nhiên, em đã chỉnh đi sửa lại và cuối cùng sản phẩm đã chạy được. Đó là khoảnh khắc vui nhất, khiến mình rất nhớ”.

Thầy giáo Lê Công Long (Bộ môn Vật lý, trường THPT thị xã Quảng Trị) là người trực tiếp hướng dẫn hỗ trợ Huy hiện thực hóa ý tưởng về một cánh tay robot.

Quang Huy cho biết: “Ban đầu, em làm cánh tay robot từ vật liệu nhựa mica. Sau đó, khi nhận thấy tính thẩm mỹ không cao, giữa các ngón tay không được trơn tru. Vì vậy, mình và thầy Long đã sử dụng nhựa PLA và công nghệ in 3D.

Em vẽ lại phần vỏ và tiến hành mua máy gia công tại nhà. Cách làm của em khiến giá thành sản phẩm giảm thêm một triệu đồng và các khớp ngón tay của robot cũng cử động linh hoạt hơn. Đến nay, sản phẩm của em nghiên cứu mang tính ứng dụng cao giành cho người khuyết tật đã được thử nghiệm, kiểm chứng nhiều lần”.

Khi được hỏi về nguyên lý hoạt động của cánh tay robot, chàng trai cho biết: “Nguyên lý của sản phẩm này rất đơn giản, đó là dùng cử động của ngón chân, bàn chân để điều khiển cử động các ngón tay, bàn tay và cánh tay. Sản phẩm sử dụng các bộ cảm biến làm mạch phát tín hiệu gửi đến mạch điện tử gắn trên cánh tay robot bằng sóng điện từ”.

Huy chia sẻ: "Em đã vẽ lại phần vỏ, đồng thời mua máy gia công tại nhà". Với cách làm này, giá thành sản phẩm giảm thêm một triệu đồng và các khớp ngón tay của robot cử động linh hoạt hơn.

29526480_1945441515477321_1897635937_o 3

 Phạm Quang Huy giành giải “10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu” năm 2017.

Với thành tích xuất sắc, Quang Huy được nhiều trường đại học ở Việt Nam "tuyển thẳng". Tuy nhiên, cậu quyết định chọn ngành Kỹ thuật phần mềm, Đại học FPT với suất học bổng toàn phần.

Nam sinh này cho biết, sẽ tiếp tục theo đuổi việc sáng chế. Sau cánh tay robot cho người khuyết tật, Huy ấp ủ nghiên cứu loại robot nhỏ, sử dụng AI (trí thông minh nhân tạo).

Mới đây, nam sinh này rất vui và bất ngờ khi là 1 trong “10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu” năm 2017. Bản thân cậu cảm thấy dường như phải cố gắng hơn trong những năm tiếp để cống hiến nhiều hơn nữa.

Video: 2 học sinh trường làng chế tạo thành công cánh tay robot cho người khuyết tật

Lưu Ly
Bình luận
vtcnews.vn