(VTC News) - Người dân xóm Chăm còn đồn rằng, đó là linh vật do con vua Thủy Tề hóa thành, rất linh thiêng.
Kỳ 1: Linh vật "con vua Thủy Tề"
Bảo tàng Hòa Bình khá đa dạng và phong phú vật trưng bày, tuy nhiên, hiện vật thu hút nhiều người xem nhất là con "ba ba" khổng lồ đặt dưới nền đất, ngay cửa bảo tàng cũ kỹ.
Những người chưa tìm hiểu về rùa Hồ Gươm, hoặc loài giải khổng lồ, thì đều khó tin trên đời lại có con "ba ba" to như thế, nặng đến 121kg, dài 1,53m, rộng tới 0,8m.
Theo như thông tin ngắn gọn thì con "ba ba" này bị một nhóm thanh niên ở xóm Mát bắt được ở đầm Quỳnh Lâm, thuộc địa phận thành phố Hòa Bình vào năm 1993.
Lần theo vài dòng thông tin ngắn ngủi, tôi tìm về xóm Chăm, thuộc xã Dân Chủ (TP. Hòa Bình). Hỏi chuyện con "ba ba" khổng lồ, những người lớn tuổi ở xóm Chăm đều biết rõ, thậm chí họ còn kể rành mạch chuyện cả tỉnh, cả nước kéo về xóm Chăm xem "ba ba" khổng lồ, khiến đường làng tắc nghẽn.
Người dân xóm Chăm còn đồn rằng, đó là linh vật do con vua Thủy Tề hóa thành, rất linh thiêng, nên những người tham gia bắt linh vật đều gặp vận rủi.
Theo chỉ dẫn của người dân, tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Nở. Ngồi chờ đến 11 giờ trưa thì anh Nở trong bộ dạng nhem nhuốc đạp xe lọc cọc về nhà. Ở tuổi 55, anh Nở vẫn vất vả với công việc phu hồ, thợ xây, làm việc quanh năm suốt tháng để kiếm miếng ăn.
Nhắc lại chuyện con rùa khổng lồ, đôi mắt anh Nở chợt đầy lo âu. Anh bảo: "Con ba ba ấy làm cả xóm này khốn khổ nhà báo ạ. Bản thân tôi thì không vấn đề gì, nhưng cả làng bị mất vía vì nó. Lúc ấy, chúng tôi chỉ nghĩ nó là con ba ba, mà thường ngày vẫn bắt về làm thịt, chứ đâu có biết nó là rùa khổng lồ, loài rùa sống ở Hồ Gươm đâu. Đến giờ nghĩ lại vẫn còn hoảng, may mà chúng tôi không xẻ thịt để ăn, không thì tai họa không biết sẽ như thế nào".
Quay lại chuyện hơn 20 năm trước, từng khoảnh khắc vẫn còn in rõ trong tâm trí của anh Nở.
Hồi đó, toàn bộ vùng Chăm Mát là đầm Quỳnh Lâm vây quanh. Trước khi xây dựng thủy điện Hòa Bình, đầm Quỳnh Lâm rộng đến vài trăm héc-ta, thông với sông Đà. Đầm Quỳnh Lâm bao quanh thành phố Hòa Bình, kéo dài vào tận trong núi. Nhiều điểm trũng, sâu đến vài mét, còn hầu hết là chỉ sâu 1-2m.
Những khu vực nước cạn, lau lác mọc um tùm. Cá mú trong đầm nhiều không kể xiết. Chim chóc tìm về làm tổ, bay lượn cả đàn đen đặc mặt đầm. Những con ba ba nặng vài kg rất nhiều, người dân bắt được thường xuyên để làm thịt. Hàng ngàn người dân sống nhờ vào sản vật thu hoạch từ đầm nước khổng lồ này.
Thế nhưng, khi xây dựng thủy điện Hòa Bình, thì đầm Quỳnh Lâm cứ teo tóp lại. Nước sông Đà bị con đập ngăn lại, nên đầm Quỳnh Lâm vì thế mà cạn trơ đáy, chỉ còn lại những vũng nước sâu rải rác khắp khu vực từng là đầm nước rộng lớn. Đầm cạn, người dân khắp nơi đổ về đắp bờ làm ao, xây dựng nhà cửa, chia đầm Quỳnh Lâm thành những ô như bàn cờ.
Đầu hè năm 1993, anh Nở cùng 5 thanh niên trong xóm, gồm anh Minh, anh Xứng, anh Quang, anh Việt, anh Binh kéo nhau đi làm thuê cho ông Nguyễn Văn Bàn ở xóm Trại.
Hồi đó, ông Bàn thuộc hàng đại gia đất Hòa Bình. Ông Bàn thuê nhóm thanh niên xóm Mát đào ao, đắp bờ, lập trang trại để làm giàu ở giữa đầm Quỳnh Lâm, thuộc khu vực Phú Nghĩa. Chỗ đó giờ là khu phòng cháy chữa cháy của tỉnh Hòa Bình.
Ông Bàn cải tạo một vũng nước chỗ con ngòi chảy ra, để tiến hành nuôi cá. Sau mấy tháng trời làm việc ròng rã, thì cái ao rộng tới 2 mẫu cũng hoàn thành, được bao quanh bởi bờ đất rất cao.
Đắp bờ xong, thì tiến hành cắt cỏ lau, nạo vét bùn để thả cá. Nhóm thanh niên cắt lau sậy suốt buổi sáng, rất mệt nhọc mà chỉ được một ô nhỏ. Những cây sậy to bằng ngón chân cái, cao tới vài mét, cứng như thép, khiến lưỡi cưa cùn rất nhanh.
Buổi sáng hôm đó, trong lúc dọn ao, mọi người đã bắt được một con cá trê bằng cổ chân và một con lươn bằng chuôi dao, nên đốt rơm nướng ngay bờ ao, khói mùi mịt, thơm nức.
Trong bữa ăn, anh Quang bảo: "Chiều nay mà kiếm được vài con ba ba đem bán thì bỏ luôn cái ao, không làm nữa". Trong bữa ăn, mọi người đều bàn tán rôm rả về ba ba, vì khi cắt lau lác, nếu có ba ba thì chúng sẽ bị dồn vào một góc, rất dễ tóm.
Khi mọi người còn đang chè chén, thì anh Nở đạp xe về thành phố mua cái dũa để mài răng cưa cắt cỏ, vì lưỡi cưa bị cùn.
Lúc quay về, khoảng 3 giờ chiều, anh Quang hồ hởi thông báo: "Thấy rồi Nở à, thấy con ba ba to bằng cái vành nón rồi, đúng là cầu được ước thấy nhé!".
Theo thông tin mọi người cung cấp, thì khi mọi người đang cắt lau lác, thì một con ba ba to tướng đã nhô cái lưng lên, rồi lại lặn mất tăm dưới nước. Cứ theo cái đường tăm, thì nó tiến về phía con ngòi, rồi nằm im ở đó. Thi thoảng lại thấy ít tăm nổi lên đúng chỗ đó, kèm theo bùn đen ngầu lên.
Nghe anh Quang nói có ba ba bằng cái nón, anh Nở và anh Bàn không tin lắm. Ba ba ở đầm Quỳnh Lâm thường nặng 2-3kg, con to nhất thì cỡ 4-5kg, chứ to bằng vành nón thì phải cỡ chục kg.
Thấy anh Quang khẳng định như đinh đóng cột, nên anh Nở và anh Việt quyết định xuống ao mò thử.
Anh Nở nhớ lại: "Lúc đó, con ba ba này đi đến đâu, chúng tôi đều biết. Nó to như thế, nên chỉ cần cử động nhẹ là cũng cày tăm lên. Biết chỗ rồi, nên tôi và anh Việt lội ra kiểm tra thử.
Chỗ đó nước sâu đến cổ. Tôi vừa lò dò mò ra vừa vác theo cái cưa hiệu Cá Mập. Tôi lao cái cưa xuống thì nghe tiếng cộp cộp. Nghe tiếng cộp cộp thì chắc chắn không phải là đá, mà chỉ có thể là gỗ hoặc lưng con ba ba.
Nghe tôi khẳng định vậy, anh Việt đòi kiểm tra. Anh Việt dẫm chân lên, liền bảo có tảng đá trơn lắm. Khi đứng lên "tảng đá", thì anh Việt trượt trên tảng đá đó, rồi ngã dúi dụi. Anh Việt bảo, cứ như dẫm lên tảng đá, mà không phải tảng đá, vì hơi mềm mềm.
Khi anh Việt trượt ngã, bơi ra, thì tôi lần vào dẫm thử. Khi vừa dẫm chân lên, thì tảng đá biết cựa quậy, khiến tôi cũng bị trượt chân. Lúc đó thì chắc chắn là có con ba ba rất to rồi. Thấy động, nó bò về chỗ nước sâu hơn, phía đầu con ngòi".
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Kỳ 1: Linh vật "con vua Thủy Tề"
Bảo tàng Hòa Bình khá đa dạng và phong phú vật trưng bày, tuy nhiên, hiện vật thu hút nhiều người xem nhất là con "ba ba" khổng lồ đặt dưới nền đất, ngay cửa bảo tàng cũ kỹ.
Những người chưa tìm hiểu về rùa Hồ Gươm, hoặc loài giải khổng lồ, thì đều khó tin trên đời lại có con "ba ba" to như thế, nặng đến 121kg, dài 1,53m, rộng tới 0,8m.
Theo như thông tin ngắn gọn thì con "ba ba" này bị một nhóm thanh niên ở xóm Mát bắt được ở đầm Quỳnh Lâm, thuộc địa phận thành phố Hòa Bình vào năm 1993.
Lần theo vài dòng thông tin ngắn ngủi, tôi tìm về xóm Chăm, thuộc xã Dân Chủ (TP. Hòa Bình). Hỏi chuyện con "ba ba" khổng lồ, những người lớn tuổi ở xóm Chăm đều biết rõ, thậm chí họ còn kể rành mạch chuyện cả tỉnh, cả nước kéo về xóm Chăm xem "ba ba" khổng lồ, khiến đường làng tắc nghẽn.
Người dân xóm Chăm còn đồn rằng, đó là linh vật do con vua Thủy Tề hóa thành, rất linh thiêng, nên những người tham gia bắt linh vật đều gặp vận rủi.
Tiêu bản rùa khổng lồ trưng bày ở Bảo tàng Hòa Bình |
Theo chỉ dẫn của người dân, tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Nở. Ngồi chờ đến 11 giờ trưa thì anh Nở trong bộ dạng nhem nhuốc đạp xe lọc cọc về nhà. Ở tuổi 55, anh Nở vẫn vất vả với công việc phu hồ, thợ xây, làm việc quanh năm suốt tháng để kiếm miếng ăn.
Nhắc lại chuyện con rùa khổng lồ, đôi mắt anh Nở chợt đầy lo âu. Anh bảo: "Con ba ba ấy làm cả xóm này khốn khổ nhà báo ạ. Bản thân tôi thì không vấn đề gì, nhưng cả làng bị mất vía vì nó. Lúc ấy, chúng tôi chỉ nghĩ nó là con ba ba, mà thường ngày vẫn bắt về làm thịt, chứ đâu có biết nó là rùa khổng lồ, loài rùa sống ở Hồ Gươm đâu. Đến giờ nghĩ lại vẫn còn hoảng, may mà chúng tôi không xẻ thịt để ăn, không thì tai họa không biết sẽ như thế nào".
Anh Nguyễn Văn Nở |
Quay lại chuyện hơn 20 năm trước, từng khoảnh khắc vẫn còn in rõ trong tâm trí của anh Nở.
Hồi đó, toàn bộ vùng Chăm Mát là đầm Quỳnh Lâm vây quanh. Trước khi xây dựng thủy điện Hòa Bình, đầm Quỳnh Lâm rộng đến vài trăm héc-ta, thông với sông Đà. Đầm Quỳnh Lâm bao quanh thành phố Hòa Bình, kéo dài vào tận trong núi. Nhiều điểm trũng, sâu đến vài mét, còn hầu hết là chỉ sâu 1-2m.
Những khu vực nước cạn, lau lác mọc um tùm. Cá mú trong đầm nhiều không kể xiết. Chim chóc tìm về làm tổ, bay lượn cả đàn đen đặc mặt đầm. Những con ba ba nặng vài kg rất nhiều, người dân bắt được thường xuyên để làm thịt. Hàng ngàn người dân sống nhờ vào sản vật thu hoạch từ đầm nước khổng lồ này.
Video đưa rùa về Bảo tàng thiên nhiên
Thế nhưng, khi xây dựng thủy điện Hòa Bình, thì đầm Quỳnh Lâm cứ teo tóp lại. Nước sông Đà bị con đập ngăn lại, nên đầm Quỳnh Lâm vì thế mà cạn trơ đáy, chỉ còn lại những vũng nước sâu rải rác khắp khu vực từng là đầm nước rộng lớn. Đầm cạn, người dân khắp nơi đổ về đắp bờ làm ao, xây dựng nhà cửa, chia đầm Quỳnh Lâm thành những ô như bàn cờ.
Đầu hè năm 1993, anh Nở cùng 5 thanh niên trong xóm, gồm anh Minh, anh Xứng, anh Quang, anh Việt, anh Binh kéo nhau đi làm thuê cho ông Nguyễn Văn Bàn ở xóm Trại.
Hồi đó, ông Bàn thuộc hàng đại gia đất Hòa Bình. Ông Bàn thuê nhóm thanh niên xóm Mát đào ao, đắp bờ, lập trang trại để làm giàu ở giữa đầm Quỳnh Lâm, thuộc khu vực Phú Nghĩa. Chỗ đó giờ là khu phòng cháy chữa cháy của tỉnh Hòa Bình.
Ông Bàn cải tạo một vũng nước chỗ con ngòi chảy ra, để tiến hành nuôi cá. Sau mấy tháng trời làm việc ròng rã, thì cái ao rộng tới 2 mẫu cũng hoàn thành, được bao quanh bởi bờ đất rất cao.
Đắp bờ xong, thì tiến hành cắt cỏ lau, nạo vét bùn để thả cá. Nhóm thanh niên cắt lau sậy suốt buổi sáng, rất mệt nhọc mà chỉ được một ô nhỏ. Những cây sậy to bằng ngón chân cái, cao tới vài mét, cứng như thép, khiến lưỡi cưa cùn rất nhanh.
Rùa khổng lồ do nhóm anh Nở bắt được ở đầm Quỳnh Lâm. Ảnh tư liệu |
Buổi sáng hôm đó, trong lúc dọn ao, mọi người đã bắt được một con cá trê bằng cổ chân và một con lươn bằng chuôi dao, nên đốt rơm nướng ngay bờ ao, khói mùi mịt, thơm nức.
Trong bữa ăn, anh Quang bảo: "Chiều nay mà kiếm được vài con ba ba đem bán thì bỏ luôn cái ao, không làm nữa". Trong bữa ăn, mọi người đều bàn tán rôm rả về ba ba, vì khi cắt lau lác, nếu có ba ba thì chúng sẽ bị dồn vào một góc, rất dễ tóm.
Khi mọi người còn đang chè chén, thì anh Nở đạp xe về thành phố mua cái dũa để mài răng cưa cắt cỏ, vì lưỡi cưa bị cùn.
Lúc quay về, khoảng 3 giờ chiều, anh Quang hồ hởi thông báo: "Thấy rồi Nở à, thấy con ba ba to bằng cái vành nón rồi, đúng là cầu được ước thấy nhé!".
Theo thông tin mọi người cung cấp, thì khi mọi người đang cắt lau lác, thì một con ba ba to tướng đã nhô cái lưng lên, rồi lại lặn mất tăm dưới nước. Cứ theo cái đường tăm, thì nó tiến về phía con ngòi, rồi nằm im ở đó. Thi thoảng lại thấy ít tăm nổi lên đúng chỗ đó, kèm theo bùn đen ngầu lên.
Nghe anh Quang nói có ba ba bằng cái nón, anh Nở và anh Bàn không tin lắm. Ba ba ở đầm Quỳnh Lâm thường nặng 2-3kg, con to nhất thì cỡ 4-5kg, chứ to bằng vành nón thì phải cỡ chục kg.
Thấy anh Quang khẳng định như đinh đóng cột, nên anh Nở và anh Việt quyết định xuống ao mò thử.
Anh Nở nhớ lại: "Lúc đó, con ba ba này đi đến đâu, chúng tôi đều biết. Nó to như thế, nên chỉ cần cử động nhẹ là cũng cày tăm lên. Biết chỗ rồi, nên tôi và anh Việt lội ra kiểm tra thử.
Chỗ đó nước sâu đến cổ. Tôi vừa lò dò mò ra vừa vác theo cái cưa hiệu Cá Mập. Tôi lao cái cưa xuống thì nghe tiếng cộp cộp. Nghe tiếng cộp cộp thì chắc chắn không phải là đá, mà chỉ có thể là gỗ hoặc lưng con ba ba.
Nghe tôi khẳng định vậy, anh Việt đòi kiểm tra. Anh Việt dẫm chân lên, liền bảo có tảng đá trơn lắm. Khi đứng lên "tảng đá", thì anh Việt trượt trên tảng đá đó, rồi ngã dúi dụi. Anh Việt bảo, cứ như dẫm lên tảng đá, mà không phải tảng đá, vì hơi mềm mềm.
Khi anh Việt trượt ngã, bơi ra, thì tôi lần vào dẫm thử. Khi vừa dẫm chân lên, thì tảng đá biết cựa quậy, khiến tôi cũng bị trượt chân. Lúc đó thì chắc chắn là có con ba ba rất to rồi. Thấy động, nó bò về chỗ nước sâu hơn, phía đầu con ngòi".
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận