(VTC News) - Cái tên Nguyễn Tuấn Anh bỗng “nổi như cồn” sao khi cầu thủ này được đích thân HLV của Arsenal - ông Arsene Wenger chấm điểm cao nhất.
Chúng tôi bắt đầu tìm hiểu nhân vật này bằng chuyến hành trình về Thái Bình.
Mảnh đất Thái Bình gần như không có tên trong bản đồ bóng đá dù là quê gốc của các tuyển thủ Công Tuyền, thủ môn Quang Huy, anh em nhà Danh Ngọc – Nhật Nam, Văn Biển, Thanh Hải.
Nói là không có danh hiệu nào thì cũng không đúng vì đội U.11 Thái Bình chính là đội vô đich giải Nhi Đồng toàn quốc lần đầu tiên – năm 1997. Đó là năm cậu bé Nguyễn Tuấn Anh mới được 2 tuổi.
Hành trình nào đã khiến một chú bé được sinh ra ở nơi tưởng chừng như không thể phát triển bóng đá lại được nhập học ở Học viện HAGL – Arsenal từ năm 11 tuổi và được đánh giá là một trong những học viên xuất sắc nhất?
Thông tin về Nguyễn Tuấn Anh không nhiều, chúng tôi chỉ có duy nhất dòng địa chỉ: xã An Quý – huyện Quỳnh Phụ – tỉnh Thái Bình.
Rời trung tâm Hà Nội lúc 7 giờ sáng trong tiết trời mưa phùn đầu xuân lạnh giá, chúng tôi chọn đi xe máy cá nhân để có thể dễ dàng làm chủ cuộc hành trình.
Công nghệ rõ ràng là giúp ích rất nhiều cho chuyến đi này dù chặng đường dài gần 100km.
Khi đi đến thị trấn Quỳnh Côi (thủ phủ của huyện Quỳnh Phụ), dừng chân ở quán nước ven đường, chúng tôi bất ngờ bởi cái tên Nguyễn Tuấn Anh đã... khá nổi tiếng. “Tuấn Anh đá bóng hả? Có đấy, nhà nó cách đây gần… 10km” ông chủ quán nước hồ hởi kể sau đó chỉ đường tận tình như thể gới thiệu về một niềm tự hào không chỉ của Quỳnh Phụ mà còn của cả Thái Bình.
Có mặt tại UBND xã An Quý đúng lúc cán bộ đảng viên chuẩn bị rời trụ sở để về nhà nghỉ trưa. Nhưng khi chúng tôi hỏi nhà Tuấn Anh thì ông Phó Bí thư Chi bộ đã nhiệt tình tới mức cắt cử hẳn bà Chủ tịch công đoàn xã, cũng là người cùng thôn Mai Trang với cầu thủ Tuấn Anh để đưa chúng tôi về tận nơi.
Con trai vị bác sĩ
Nhà Tuấn Anh ở xã An Quý khang trang hơn nhiều so với hình dung ban đầu khi chúng tôi. Lâu nay, nhiều người cho rằng đa số cầu thủ ở vùng quê do nhà nghèo, không phát triển được con đường học hành thì mới tìm đến bóng đá.
Tuấn Anh có vẻ không như trường hợp khác, thậm chí bố cầu thủ này là một tri thức… xịn. Ông Nguyễn Văn Dung – bố của Tuấn Anh – từng tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và hiện là Phó giám đốc bệnh viện đa khoa Phụ Dực, Huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình.
Nghe có khách đến tìm, ông Dung đã “đánh” hẳn chiếc xe... cấp cứu về nhà. Ấn tượng ban đầu của tôi về ông Dung là một người niềm nở, dễ gần và đặc biệt là khá trẻ trung so với cái tuổi 54 của mình.
“Nhà neo người, chị Tuấn Anh đang làm việc ở Hà Nội. Tuấn Anh là con út – ông Dung kể – ngay từ khi còn bé, gia đình chúng tôi đã tâm nguyện cho Tuấn Anh theo nghề bố hay chí ít cũng học hành để làm… cán bộ. Từ nhỏ Nguyễn Tuấn Anh đã tỏ ra là đứa sáng dạ, nó học rất giỏi, năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến xuất sắc.
Ngoài việc học, Tuấn Anh còn đam mê khác là bóng đá. Lúc đầu tôi cũng nghĩ là trẻ con thì cho chúng đá bóng đá banh chẳng sao cho đến một hôm tôi được đột xuất gọi lên Ủy ban xã. Những tưởng Tuấn Anh nghịch ngợm dại dột gì, hóa ra là vị cán bộ xã có việc đi qua thôn Mai Trang, thấy có thằng trẻ con đá bóng hay quá bèn gọi bố nó lên… để hỏi thăm. Lúc ấy tôi mới tin rằng Tuấn Anh có năng khiếu thật”, ông Dung nhớ lại.
Bà Đoan, mẹ của Tuấn Anh còn cho biết thêm: “Gần như từ khi biết chạy nhảy Tuấn Anh đã thích đá bóng, hết đá cùng chúng bạn ở sân bãi đầu làng hắn lại tự đá một mình ở sân nhà, thậm chí nằm trên giường nhưng tay thì vẫn không rời quả bóng. Ham chơi là vậy nhưng Tuấn Anh rất chăm học và thông minh, bản tính hắn nhút nhát, rất ngại tiếp xúc với mọi người..”
* Còn nữa...
Từ đây, hai CLB của Hy Lạp đã đặt vấn đề để có chữ ký của Nguyễn Tuấn Anh trong tương lai gần.
Điều gì đã khiến một cậu bé ở Thái Bình – nơi không có nổi lấy một đội bóng hạng ba – lại trở thành một “Sao mai điểm hẹn” của bóng đá nước nhà với những biệt danh như “báu vật của bầu Đức”, “Ronaldinho Việt Nam”.
Tuấn Anh là một trong những "báu vật" của bầu Đức (Ảnh: Quang Minh) |
Chúng tôi bắt đầu tìm hiểu nhân vật này bằng chuyến hành trình về Thái Bình.
Mảnh đất Thái Bình gần như không có tên trong bản đồ bóng đá dù là quê gốc của các tuyển thủ Công Tuyền, thủ môn Quang Huy, anh em nhà Danh Ngọc – Nhật Nam, Văn Biển, Thanh Hải.
Nói là không có danh hiệu nào thì cũng không đúng vì đội U.11 Thái Bình chính là đội vô đich giải Nhi Đồng toàn quốc lần đầu tiên – năm 1997. Đó là năm cậu bé Nguyễn Tuấn Anh mới được 2 tuổi.
Hành trình nào đã khiến một chú bé được sinh ra ở nơi tưởng chừng như không thể phát triển bóng đá lại được nhập học ở Học viện HAGL – Arsenal từ năm 11 tuổi và được đánh giá là một trong những học viên xuất sắc nhất?
Thông tin về Nguyễn Tuấn Anh không nhiều, chúng tôi chỉ có duy nhất dòng địa chỉ: xã An Quý – huyện Quỳnh Phụ – tỉnh Thái Bình.
Rời trung tâm Hà Nội lúc 7 giờ sáng trong tiết trời mưa phùn đầu xuân lạnh giá, chúng tôi chọn đi xe máy cá nhân để có thể dễ dàng làm chủ cuộc hành trình.
Công nghệ rõ ràng là giúp ích rất nhiều cho chuyến đi này dù chặng đường dài gần 100km.
Khi đi đến thị trấn Quỳnh Côi (thủ phủ của huyện Quỳnh Phụ), dừng chân ở quán nước ven đường, chúng tôi bất ngờ bởi cái tên Nguyễn Tuấn Anh đã... khá nổi tiếng. “Tuấn Anh đá bóng hả? Có đấy, nhà nó cách đây gần… 10km” ông chủ quán nước hồ hởi kể sau đó chỉ đường tận tình như thể gới thiệu về một niềm tự hào không chỉ của Quỳnh Phụ mà còn của cả Thái Bình.
Có mặt tại UBND xã An Quý đúng lúc cán bộ đảng viên chuẩn bị rời trụ sở để về nhà nghỉ trưa. Nhưng khi chúng tôi hỏi nhà Tuấn Anh thì ông Phó Bí thư Chi bộ đã nhiệt tình tới mức cắt cử hẳn bà Chủ tịch công đoàn xã, cũng là người cùng thôn Mai Trang với cầu thủ Tuấn Anh để đưa chúng tôi về tận nơi.
Con trai vị bác sĩ
Nhà Tuấn Anh ở xã An Quý khang trang hơn nhiều so với hình dung ban đầu khi chúng tôi. Lâu nay, nhiều người cho rằng đa số cầu thủ ở vùng quê do nhà nghèo, không phát triển được con đường học hành thì mới tìm đến bóng đá.
Tuấn Anh có vẻ không như trường hợp khác, thậm chí bố cầu thủ này là một tri thức… xịn. Ông Nguyễn Văn Dung – bố của Tuấn Anh – từng tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và hiện là Phó giám đốc bệnh viện đa khoa Phụ Dực, Huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình.
Nghe có khách đến tìm, ông Dung đã “đánh” hẳn chiếc xe... cấp cứu về nhà. Ấn tượng ban đầu của tôi về ông Dung là một người niềm nở, dễ gần và đặc biệt là khá trẻ trung so với cái tuổi 54 của mình.
Chàng trai quê lúa (ngoài cùng bên trái) trên đất Anh |
“Nhà neo người, chị Tuấn Anh đang làm việc ở Hà Nội. Tuấn Anh là con út – ông Dung kể – ngay từ khi còn bé, gia đình chúng tôi đã tâm nguyện cho Tuấn Anh theo nghề bố hay chí ít cũng học hành để làm… cán bộ. Từ nhỏ Nguyễn Tuấn Anh đã tỏ ra là đứa sáng dạ, nó học rất giỏi, năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến xuất sắc.
Ngoài việc học, Tuấn Anh còn đam mê khác là bóng đá. Lúc đầu tôi cũng nghĩ là trẻ con thì cho chúng đá bóng đá banh chẳng sao cho đến một hôm tôi được đột xuất gọi lên Ủy ban xã. Những tưởng Tuấn Anh nghịch ngợm dại dột gì, hóa ra là vị cán bộ xã có việc đi qua thôn Mai Trang, thấy có thằng trẻ con đá bóng hay quá bèn gọi bố nó lên… để hỏi thăm. Lúc ấy tôi mới tin rằng Tuấn Anh có năng khiếu thật”, ông Dung nhớ lại.
Bà Đoan, mẹ của Tuấn Anh còn cho biết thêm: “Gần như từ khi biết chạy nhảy Tuấn Anh đã thích đá bóng, hết đá cùng chúng bạn ở sân bãi đầu làng hắn lại tự đá một mình ở sân nhà, thậm chí nằm trên giường nhưng tay thì vẫn không rời quả bóng. Ham chơi là vậy nhưng Tuấn Anh rất chăm học và thông minh, bản tính hắn nhút nhát, rất ngại tiếp xúc với mọi người..”
* Còn nữa...
Bình luận