(VTC News) - Nhắc đến ba từ “tam giác vàng”, cả thế giới đều biết đến, bởi đó là lãnh địa trồng thuốc phiện lớn nhất thế giới ở Myanma. Nhưng ít ai biết rằng, ở nước ta, cũng có một vùng đất, mà người ta gọi vui là “tam giác vàng” của Việt Nam. Đó là vùng đất nằm giữa núi cao và mây mù, giáp ranh giữa ba huyện Bắc Yên, Phù Yên (Sơn La) và Trạm Tấu (Yên Bái).
Háng Đồng gồm những bản của người Mông, sống heo hút trong rừng già, chìm khuất giữa đại ngàn pơ-mu, thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa Phù Bắc Yên. Đồng bào sống tách biệt hoàn toàn với thế giới văn minh.
Những năm gần đây, rừng bị tàn phá, thì những bản Mông heo hút này mới “lộ” ra. Háng Đồng trở nên nổi tiếng và trở thành điểm nóng bởi tình trạng nghiện ngập, trồng trọt thuốc phiện tràn lan.
Háng Đồng là xã có nhiều người nghiện nhất huyện Bắc Yên. Trong xã, hầu như nhà nào cũng có người nghiện. Thậm chí, có gia đình nghiện cả nhà.
Nổi tiếng nhất về sự nghiện ngập phải kể đến gia đình ông Mùa A Khai ở bản Háng Đồng C. Ông Khai 50 tuổi, đã nghiện 40 năm, vợ ông, bà Sồng Thị Ka mới 37 tuổi, song đã có 22 năm làm nô lệ của nàng tiên nâu.
Ông Khai, bà Ka đẻ được 8 người con, trong đó có 5 con trai, thì 4 người con trai hiện cũng đang dặt dẹo bên bàn đèn cùng với bố mẹ. Chỉ có 3 cô gái và một cậu con trai mới 5 tuổi là chưa bị nàng tiên nâu quyến rũ.
Khi tôi tìm đến nhà, đó là một túp lều rách nát, cả ông Khai và bà Ka đang trùm chăn chờ đàn con kiếm thuốc về. Ông Khai cũng kể thật với tôi rằng, để có thuốc phục vụ cho 6 người hút hít quanh năm, vợ chồng và con cái phải vào rừng sâu lén lút trồng thuốc phiện.
Để đối phó với lực lượng triệt phá, vợ chồng ông và đàn con mỗi người một ngả tiến vào rừng sâu, trồng thuốc phiện phân tán ở nhiều nơi, mỗi điểm một ít, để nhỡ mảnh nương này bị phát hiện, triệt phá, thì còn nương khác.
Hàng năm, đoàn liên ngành thường xuất phát vào “tam giác vàng” từ nhiều hướng, trong đó, hướng Làng Sáng thường thu được hiệu quả rất cao, bởi nơi đây cây anh túc được đồng bào “thâm canh tăng vụ” rất nhiều.
Hỏi han cả buổi rồi tôi cũng thuê được một thợ săn lão luyện tên Sồng A Phin với giá 400 ngàn cho một ngày dẫn đường vào rừng sâu. Phin bảo, bao nhiêu năm săn bắn trong rừng, thứ Phin gặp nhiều nhất không phải là thú rừng, mà người trồng thuốc phiện và lâm tặc.
Từ 5h sáng, tôi và Phin đã dao, súng, cơm nắm lên đường tiến vào rừng sâu. Phin bảo, con đường vào rừng được đồng bào gọi vui là “con đường pơ-mu”, bởi con đường này chủ yếu phục vụ đám lâm tặc kéo gỗ.
Giữa con đường mòn, hiện rõ vệt lõm sâu do trâu kéo những súc gỗ lớn tạo thành. Gỗ pơ-mu được kéo từ Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa Phù Bắc Yên ra bờ suối Sập ở Háng Đồng, rồi được vận chuyển vòng sang Phù Yên. Công an huyện Bắc Yên vừa tóm được tới 40m3 gỗ pơ-mu tập kết ở khu vực này.
Đến bờ suối Sập, đường mòn rẽ thành hai ngả. Một ngả tiến vào lõi khu bảo tồn phía Phù Yên, là đường khai thác gỗ của lâm tặc, một ngả tiến về phía thung lũng “máy bay rơi”, là con đường đồng bào Mông từ Háng Đồng, Tà Xùa đi vào để làm nương và tranh thủ canh tác thuốc phiện.
Tôi và Phin bám con đường mòn ven suối Sập đi. Phin bảo, cứ ngược con suối Sập này mà đi chừng 3 ngày thì lên đến đỉnh núi U Bò, nơi có rất nhiều máy bay đâm vào. Đỉnh U Bò là đầu nguồn của khá nhiều con suối. Đỉnh núi cao 2.500m này quanh năm mây mù bao phủ, mưa suốt ngày đêm, nên các con suối không bao giờ cạn nước.
Khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, lạnh giá quanh năm, nên khu vực xung quanh ngọn núi U Bò rất phù hợp với cây thuốc. Đồng bào Mông chỉ cần xới đất, gieo hạt, rồi vài tháng sau vào lấy nhựa, chứ không cần phải chăm bón gì.
Đi từ sáng đến gần trưa thì tôi thấy một số lán tạm hiện ra trên sườn những ngọn núi. Rừng bị đốn hạ, bị đốt rất nhiều. Đồng bào Mông đốt rừng, trồng ngô, sắn, khiến những ngọn núi giữa đại ngàn pơ-mu nhìn từ xa loang lổ như bị ghẻ lở.
Thấy tôi, người lạ, những đồng bào đang làm nương đều dừng lại nhìn với ánh mắt dò xét. Tuy nhiên, khi thấy Sồng A Phin đi cùng thì họ thoải mái hơn, bởi vì họ đều quen biết Phin. Tuy nhiên, hỏi chuyện nương thuốc phiện, họ đều lắc đầu quầy quậy “chư pâu” (không biết).
Từ chiếc lán dựng tạm bợ như cái ổ chuột bên bờ suối, tôi và Phin cắt qua nương sắn tiến lên phía đỉnh núi rồi thả dốc xuống một thung lũng.
Thật không thể tin vào mắt mình, một nương thuốc phiện khá rộng nằm trong khe hai mỏm núi. Cây anh túc mới chỉ cao đến đầu gối nhưng đã nở bung những bông hoa tím ngắt. Lác đác đã có quả bằng ngón chân cái, được người trồng dùng dao khía rỉ mủ đen sì.
Nương thuốc phiện lên không đều, cây cao, cây thấp, cây mới lún phún trồi lên khỏi mặt đất, cây đã cho thu hoạch. Sồng A Phin giải thích rằng, đó là cách đối phó với lực lượng triệt phá của những người trồng thuốc phiện.
Đồng bào thường gieo hạt anh túc xen kẽ nhiều lần trên một khoảnh nương. Nếu lực lượng triệt phá phát hiện, chỉ đủ sức phạt những cây đã mọc cao, chứ không đủ sức lực và thời gian để nhổ từng cây nhỏ xíu như cái tăm dưới mặt đất. Do đó, nếu bị triệt phá, những cây nhỏ lại tiếp tục mọc lên.
Vượt qua nương thuốc phiện này, tiến sang triền núi khác, những nương thuốc phiện như những mảnh nương lạc, nương vừng lại hiện ra trước mắt. Thuốc phiện được trồng tràn lan trên cả ha đất, cũng có khi được trồng xen lẫn với nương sắn, nương ngô, hoặc vườn rau cải.
Những cây cải to như cái phích, bẹ to bằng bàn tay xòe. Theo lời Phin, những cây cải Mông trồng xen với thuốc phiện lớn rất nhanh, ăn cực ngon, không loại rau nào sánh bằng, là đặc sản của những bản Mông sống trong rừng thẳm. Tôi đã từng được Chủ tịch xã Suối Tọ Sồng A Lừ đãi món cải Mông trồng trong vườn thuốc phiện, và quả thực nó rất ngon.
Mỗi chuyến đi săn dài ngày trong rừng, Phin thường vặt lá thuốc phiện nấu canh, ăn rất ngon, bổ, và đặc biệt sau khi ăn, khả năng phục hồi sức khỏe rất nhanh. Cứ mỗi bữa ăn nắm lá thuốc phiện, Phin có thể đi rừng cả ngày không mệt.
Khi tôi đang hí hoáy chụp ảnh thì một số đồng bào Mông thập thò đứng từ xa quan sát. Một lúc sau họ đến gần. Tôi hỏi một gã thanh niên: “Vườn thuốc phiện này của ai thế?”. Gã lắc đầu bảo không biết. Rồi gã hỏi: “Công an à?”. Tôi bảo: “Khách du lịch thôi”. Phin ghé tai tôi bảo: “Vườn thuốc phiện của nó đấy! Nó sợ công an nên không nhận đâu!”.
Theo lời Phin, càng vào sâu trong rừng, nhất là khu vực thung lũng “máy bay rơi” càng gặp nhiều nương thuốc phiện. Những nương thuốc phiện trong các hẻm núi, sâu trong rừng rất khó phát hiện, triệt phá. Lực lượng triệt phá thường chỉ phát hiện được những nương thuốc phiện ở gần các con đường mòn, nằm trên hành trình tiến vào khu vực giáp ranh giữa ba huyện Phù Yên, Bắc Yên, Trạm Tấu.
Sau khi chụp được hàng trăm bức ảnh, tôi và Phin rời “tam giác vàng” để về bản Làng Sáng trước khi trời tối. Lãnh địa của những kẻ trồng trọt thuốc phiện lại chìm nghỉm trong mây mù, mưa núi.
Còn tiếp…
Quân Lê
Con đường từ đỉnh Tà Xùa vào xã Háng Đồng cứ lúc chìm lúc nổi trên mây. Đường nhỏ, đá hộc lổn nhổn, chênh vênh bên vách những ngọn núi cao trên 2.000m so với mặt nước biển.
Háng Đồng vốn gồm 4 bản Háng Đồng 1, Háng Đồng 2, Háng Đồng 3 và Làng Sáng của xã Tà Xùa, mới tách ra từ 3 năm trước.
Lực lượng liên ngành triệt phá cây thuốc phiện ở Háng Đồng. |
Háng Đồng gồm những bản của người Mông, sống heo hút trong rừng già, chìm khuất giữa đại ngàn pơ-mu, thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa Phù Bắc Yên. Đồng bào sống tách biệt hoàn toàn với thế giới văn minh.
Những năm gần đây, rừng bị tàn phá, thì những bản Mông heo hút này mới “lộ” ra. Háng Đồng trở nên nổi tiếng và trở thành điểm nóng bởi tình trạng nghiện ngập, trồng trọt thuốc phiện tràn lan.
Háng Đồng là xã có nhiều người nghiện nhất huyện Bắc Yên. Trong xã, hầu như nhà nào cũng có người nghiện. Thậm chí, có gia đình nghiện cả nhà.
Nổi tiếng nhất về sự nghiện ngập phải kể đến gia đình ông Mùa A Khai ở bản Háng Đồng C. Ông Khai 50 tuổi, đã nghiện 40 năm, vợ ông, bà Sồng Thị Ka mới 37 tuổi, song đã có 22 năm làm nô lệ của nàng tiên nâu.
Ông Mùa A Khai nằm ôm bàn đèn. |
Ông Khai, bà Ka đẻ được 8 người con, trong đó có 5 con trai, thì 4 người con trai hiện cũng đang dặt dẹo bên bàn đèn cùng với bố mẹ. Chỉ có 3 cô gái và một cậu con trai mới 5 tuổi là chưa bị nàng tiên nâu quyến rũ.
Khi tôi tìm đến nhà, đó là một túp lều rách nát, cả ông Khai và bà Ka đang trùm chăn chờ đàn con kiếm thuốc về. Ông Khai cũng kể thật với tôi rằng, để có thuốc phục vụ cho 6 người hút hít quanh năm, vợ chồng và con cái phải vào rừng sâu lén lút trồng thuốc phiện.
Để đối phó với lực lượng triệt phá, vợ chồng ông và đàn con mỗi người một ngả tiến vào rừng sâu, trồng thuốc phiện phân tán ở nhiều nơi, mỗi điểm một ít, để nhỡ mảnh nương này bị phát hiện, triệt phá, thì còn nương khác.
Hoa anh túc ở Háng Đồng. |
Hàng năm, đoàn liên ngành thường xuất phát vào “tam giác vàng” từ nhiều hướng, trong đó, hướng Làng Sáng thường thu được hiệu quả rất cao, bởi nơi đây cây anh túc được đồng bào “thâm canh tăng vụ” rất nhiều.
Hỏi han cả buổi rồi tôi cũng thuê được một thợ săn lão luyện tên Sồng A Phin với giá 400 ngàn cho một ngày dẫn đường vào rừng sâu. Phin bảo, bao nhiêu năm săn bắn trong rừng, thứ Phin gặp nhiều nhất không phải là thú rừng, mà người trồng thuốc phiện và lâm tặc.
Từ 5h sáng, tôi và Phin đã dao, súng, cơm nắm lên đường tiến vào rừng sâu. Phin bảo, con đường vào rừng được đồng bào gọi vui là “con đường pơ-mu”, bởi con đường này chủ yếu phục vụ đám lâm tặc kéo gỗ.
Thứ "hoa ăn thịt người" đẹp đến nao lòng. |
Giữa con đường mòn, hiện rõ vệt lõm sâu do trâu kéo những súc gỗ lớn tạo thành. Gỗ pơ-mu được kéo từ Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa Phù Bắc Yên ra bờ suối Sập ở Háng Đồng, rồi được vận chuyển vòng sang Phù Yên. Công an huyện Bắc Yên vừa tóm được tới 40m3 gỗ pơ-mu tập kết ở khu vực này.
Đến bờ suối Sập, đường mòn rẽ thành hai ngả. Một ngả tiến vào lõi khu bảo tồn phía Phù Yên, là đường khai thác gỗ của lâm tặc, một ngả tiến về phía thung lũng “máy bay rơi”, là con đường đồng bào Mông từ Háng Đồng, Tà Xùa đi vào để làm nương và tranh thủ canh tác thuốc phiện.
Tôi và Phin bám con đường mòn ven suối Sập đi. Phin bảo, cứ ngược con suối Sập này mà đi chừng 3 ngày thì lên đến đỉnh núi U Bò, nơi có rất nhiều máy bay đâm vào. Đỉnh U Bò là đầu nguồn của khá nhiều con suối. Đỉnh núi cao 2.500m này quanh năm mây mù bao phủ, mưa suốt ngày đêm, nên các con suối không bao giờ cạn nước.
Rau cải trồng lẫn với nương thuốc phiện là đặc sản của vùng Phù Yên và Bắc Yên. |
Khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, lạnh giá quanh năm, nên khu vực xung quanh ngọn núi U Bò rất phù hợp với cây thuốc. Đồng bào Mông chỉ cần xới đất, gieo hạt, rồi vài tháng sau vào lấy nhựa, chứ không cần phải chăm bón gì.
Đi từ sáng đến gần trưa thì tôi thấy một số lán tạm hiện ra trên sườn những ngọn núi. Rừng bị đốn hạ, bị đốt rất nhiều. Đồng bào Mông đốt rừng, trồng ngô, sắn, khiến những ngọn núi giữa đại ngàn pơ-mu nhìn từ xa loang lổ như bị ghẻ lở.
Thấy tôi, người lạ, những đồng bào đang làm nương đều dừng lại nhìn với ánh mắt dò xét. Tuy nhiên, khi thấy Sồng A Phin đi cùng thì họ thoải mái hơn, bởi vì họ đều quen biết Phin. Tuy nhiên, hỏi chuyện nương thuốc phiện, họ đều lắc đầu quầy quậy “chư pâu” (không biết).
Lều tạm trong rừng của những kẻ trồng thuốc phiện. |
Từ chiếc lán dựng tạm bợ như cái ổ chuột bên bờ suối, tôi và Phin cắt qua nương sắn tiến lên phía đỉnh núi rồi thả dốc xuống một thung lũng.
Thật không thể tin vào mắt mình, một nương thuốc phiện khá rộng nằm trong khe hai mỏm núi. Cây anh túc mới chỉ cao đến đầu gối nhưng đã nở bung những bông hoa tím ngắt. Lác đác đã có quả bằng ngón chân cái, được người trồng dùng dao khía rỉ mủ đen sì.
Nương thuốc phiện lên không đều, cây cao, cây thấp, cây mới lún phún trồi lên khỏi mặt đất, cây đã cho thu hoạch. Sồng A Phin giải thích rằng, đó là cách đối phó với lực lượng triệt phá của những người trồng thuốc phiện.
Một nương thuốc phiện trong khe núi. |
Đồng bào thường gieo hạt anh túc xen kẽ nhiều lần trên một khoảnh nương. Nếu lực lượng triệt phá phát hiện, chỉ đủ sức phạt những cây đã mọc cao, chứ không đủ sức lực và thời gian để nhổ từng cây nhỏ xíu như cái tăm dưới mặt đất. Do đó, nếu bị triệt phá, những cây nhỏ lại tiếp tục mọc lên.
Vượt qua nương thuốc phiện này, tiến sang triền núi khác, những nương thuốc phiện như những mảnh nương lạc, nương vừng lại hiện ra trước mắt. Thuốc phiện được trồng tràn lan trên cả ha đất, cũng có khi được trồng xen lẫn với nương sắn, nương ngô, hoặc vườn rau cải.
Những cây cải to như cái phích, bẹ to bằng bàn tay xòe. Theo lời Phin, những cây cải Mông trồng xen với thuốc phiện lớn rất nhanh, ăn cực ngon, không loại rau nào sánh bằng, là đặc sản của những bản Mông sống trong rừng thẳm. Tôi đã từng được Chủ tịch xã Suối Tọ Sồng A Lừ đãi món cải Mông trồng trong vườn thuốc phiện, và quả thực nó rất ngon.
Hàng năm, lực lượng liên ngành đều vào Háng Đồng triệt phá cây thuốc phiện. |
Mỗi chuyến đi săn dài ngày trong rừng, Phin thường vặt lá thuốc phiện nấu canh, ăn rất ngon, bổ, và đặc biệt sau khi ăn, khả năng phục hồi sức khỏe rất nhanh. Cứ mỗi bữa ăn nắm lá thuốc phiện, Phin có thể đi rừng cả ngày không mệt.
Khi tôi đang hí hoáy chụp ảnh thì một số đồng bào Mông thập thò đứng từ xa quan sát. Một lúc sau họ đến gần. Tôi hỏi một gã thanh niên: “Vườn thuốc phiện này của ai thế?”. Gã lắc đầu bảo không biết. Rồi gã hỏi: “Công an à?”. Tôi bảo: “Khách du lịch thôi”. Phin ghé tai tôi bảo: “Vườn thuốc phiện của nó đấy! Nó sợ công an nên không nhận đâu!”.
Theo lời Phin, càng vào sâu trong rừng, nhất là khu vực thung lũng “máy bay rơi” càng gặp nhiều nương thuốc phiện. Những nương thuốc phiện trong các hẻm núi, sâu trong rừng rất khó phát hiện, triệt phá. Lực lượng triệt phá thường chỉ phát hiện được những nương thuốc phiện ở gần các con đường mòn, nằm trên hành trình tiến vào khu vực giáp ranh giữa ba huyện Phù Yên, Bắc Yên, Trạm Tấu.
Sau khi chụp được hàng trăm bức ảnh, tôi và Phin rời “tam giác vàng” để về bản Làng Sáng trước khi trời tối. Lãnh địa của những kẻ trồng trọt thuốc phiện lại chìm nghỉm trong mây mù, mưa núi.
Còn tiếp…
Quân Lê
Bình luận