(VTC News) - Ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết và cũng không thể thiếu mâm cỗ cúng Tất niên vào ngày cuối năm.
Ý nghĩa
Tất niên còn gọi là lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày cuối năm. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới.
Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúm và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.
Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.
Chuẩn bị trang hoàng bàn thờ, nhà cửa
Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Thần linh, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa, đèn nến đầy đủ.
Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất v.v..
Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.
Theo GS Nguyễn Tiến Đích, đồ lễ cúng Tất niên gồm lễ chay cho bàn thờ Phật; lễ chay và lễ mặn cho bàn thờ Thần linh và Gia tiên.
Đồ lễ gồm có: Hương nến (hoặc đèn dầu) nước, hoa, mâm ngũ quả (có cho cả bàn thờ Phật, Thần linh và Gia tiên), trái cây, kẹo bánh ngọt, oản phẩm, trầu cau, tiền thật, mâm cơm rượu cúng tất niên có bánh chưng và các bánh tết khác nếu có. Nên có hoa Đào hoặc hoa Mai. Mâm ngũ quả giữ đến hết 3 ngày tết. Thắp hương vòng liên tục cho hết 3 ngày tết.
GS Đích cũng lưu ý: Mọi đồ lễ đều phải tươi thơm, không bị ôi thiu hoặc nhiễm hóa chất độc.
Chuẩn bị sắm mâm cỗ cúng tất niên
Lễ cúng Tất niên là một lễ truyền thống, lễ vật thiết cúng không cần quá cầu kỳ mà chủ yếu là “giàu làm kép hẹp làn đơn” miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ để gọi là tri ân đât, trời, Phật thánh, thần linh, người khuất mặt kẻ khuất mày đã gia hộ bình an gia đạo trong một năm qua...
Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng trời, đât, âm linh, cô hồn ở khoảng sân trước nhà.
Mỗi mầm cỗ cũng tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình gọi là “tùy tiền mãi lễ” đừng quá lãng phí mà nên “lễ bạc lòng thành” thì thần linh sẽ cảm cách, chứng giám.
Do đó, việc sắm dọn bàn thờ cúng cuối năm thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Tuỳ theo truyền thống tín ngưỡng từng nhà mà chọn cách trang trí và sắp đặt bàn thờ cho phù hợp. Nhưng phải luôn hiểu và tôn kính bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới tâm linh do vậy mà phải thật trang nghiêm, ấm cúng.
Trước hết là hương và đèn, hương là tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên ban thờ) rồi thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng gia đình, trong từng vùng miền văn hóa khác nhau mà có thêm những vật cụ khác nhau để tượng trưng cho tấm lòng của gia đình cầu tài, cầu lộc, hay cầu bình an trong gia đạo, sau đó là mâm cỗ.
Mâm cơm đạm bạc, chỉ cần có đầy đủ các vị, các hàng đại diện cho các món mặn, chay, thể hiện được sự phong phú trong đời sống hàng ngày của cuộc sống, trước là để cúng thần linh, ông bà tổ tiên, sau là cấp cho con chau mọi thành viên trong gia đình cùng hưởng lộc và nói chuyện trò vui vẻ trong một năm đã qua, động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong gia đình.
Cỗ cúng và cách bày biện
Ngày nay, dù nhịp sống hiện đại gấp gáp, nhưng mọi gia đình vẫn duy trì cúng cơm tất niên như một nghi thức tốt đẹp. Việc mua sắm đồ lễ cũng nhanh gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo đủ 2 mâm cỗ: mâm ngũ quả và cỗ mặn hoặc chay.
Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị tùy từng vùng miền mà cỗ cúng có những đặc trưng riêng.
Cỗ mặn miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào...; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua...; miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò...
Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm "cành vàng lá ngọc" (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Nhân Hòa (tổng hợp)
Ý nghĩa
Tất niên còn gọi là lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày cuối năm. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới.
Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúm và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.
Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.
Chuẩn bị trang hoàng bàn thờ, nhà cửa
Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Thần linh, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa, đèn nến đầy đủ.
Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất v.v..
Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.
Theo GS Nguyễn Tiến Đích, đồ lễ cúng Tất niên gồm lễ chay cho bàn thờ Phật; lễ chay và lễ mặn cho bàn thờ Thần linh và Gia tiên.
Đồ lễ gồm có: Hương nến (hoặc đèn dầu) nước, hoa, mâm ngũ quả (có cho cả bàn thờ Phật, Thần linh và Gia tiên), trái cây, kẹo bánh ngọt, oản phẩm, trầu cau, tiền thật, mâm cơm rượu cúng tất niên có bánh chưng và các bánh tết khác nếu có. Nên có hoa Đào hoặc hoa Mai. Mâm ngũ quả giữ đến hết 3 ngày tết. Thắp hương vòng liên tục cho hết 3 ngày tết.
GS Đích cũng lưu ý: Mọi đồ lễ đều phải tươi thơm, không bị ôi thiu hoặc nhiễm hóa chất độc.
Chuẩn bị sắm mâm cỗ cúng tất niên
Lễ cúng Tất niên là một lễ truyền thống, lễ vật thiết cúng không cần quá cầu kỳ mà chủ yếu là “giàu làm kép hẹp làn đơn” miễn sao thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ để gọi là tri ân đât, trời, Phật thánh, thần linh, người khuất mặt kẻ khuất mày đã gia hộ bình an gia đạo trong một năm qua...
Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ, một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng trời, đât, âm linh, cô hồn ở khoảng sân trước nhà.
Mỗi mầm cỗ cũng tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình gọi là “tùy tiền mãi lễ” đừng quá lãng phí mà nên “lễ bạc lòng thành” thì thần linh sẽ cảm cách, chứng giám.
Do đó, việc sắm dọn bàn thờ cúng cuối năm thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà. Tuỳ theo truyền thống tín ngưỡng từng nhà mà chọn cách trang trí và sắp đặt bàn thờ cho phù hợp. Nhưng phải luôn hiểu và tôn kính bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới tâm linh do vậy mà phải thật trang nghiêm, ấm cúng.
Trước hết là hương và đèn, hương là tượng trưng cho tinh tú là sự nối kết giữa âm và dương, đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời (do đó luôn phải có 2 cây đèn ở hai bên ban thờ) rồi thì tùy theo văn hóa tín ngưỡng của từng gia đình, trong từng vùng miền văn hóa khác nhau mà có thêm những vật cụ khác nhau để tượng trưng cho tấm lòng của gia đình cầu tài, cầu lộc, hay cầu bình an trong gia đạo, sau đó là mâm cỗ.
Mâm cơm đạm bạc, chỉ cần có đầy đủ các vị, các hàng đại diện cho các món mặn, chay, thể hiện được sự phong phú trong đời sống hàng ngày của cuộc sống, trước là để cúng thần linh, ông bà tổ tiên, sau là cấp cho con chau mọi thành viên trong gia đình cùng hưởng lộc và nói chuyện trò vui vẻ trong một năm đã qua, động viên nhau cố gắng, tạo nên một không khí gia đình đầm ấm trong gia đình.
Cỗ cúng và cách bày biện
Ngày nay, dù nhịp sống hiện đại gấp gáp, nhưng mọi gia đình vẫn duy trì cúng cơm tất niên như một nghi thức tốt đẹp. Việc mua sắm đồ lễ cũng nhanh gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo đủ 2 mâm cỗ: mâm ngũ quả và cỗ mặn hoặc chay.
Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị tùy từng vùng miền mà cỗ cúng có những đặc trưng riêng.
Cỗ mặn miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào...; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua...; miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò...
Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm "cành vàng lá ngọc" (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.
Nhân Hòa (tổng hợp)
Bình luận