Một số mẹ than thở rằng mình chưa sắm sửa được gì vì còn chờ tiền lương thưởng của hai vợ chồng. Khi đó căn cứ vào số thu mới nghĩ được chuyện chi. Nhưng tựu chung lại, các khoản như biếu tiền hai bên nội ngoại, tiền lì xì, tiền mua sắm lặt vặt là những khoản không thể bỏ qua được.
FB N.D: “Mình chưa nghĩ nhiều đến chuyện sắm tết. Chắc trước tết tầm nửa tháng mới căn cứ số thu mà nghĩ chuyện chi, thêm nữa phải xem ai cho tặng cái gì thì mới chốt số mình sẽ mua. Chỉ đổi ít tiền mới để biếu ông bà dần rồi. Quần áo con cái, bố mẹ, ông bà mua rồi. Thực phẩm thì đơn giản vì nhà có và được cho nhiều. Còn lại một chút đồ lễ, và biếu ông bà bố mẹ. Mà cả biếu mình cũng ko cứng nhắc tùy tâm và điều kiện từng năm.
FB H.A.N: “Tầm này là để 1 khoản lo mừng tuổi, quà cáp, biếu xén nọ kia (khá lớn). Còn lại sắm ít đồ ăn nữa là xong. Mình đặt bánh mứt kẹo hết rồi, sát ngày mua hoa quả nữa thôi.”
FB H.T: “Em không phải sắm tết ạ. Biết ông nội 6 ttiệu, đổi 2 triệu tiền mừng tuổi, mua 2 giỏ bánh kẹo biếu nội ngoại thôi.”
Ngược lại, không ít chị em cũng đã hạch toán xong chi phí cho cái tết này của cả gia đình, biếu xén bao nhiêu, mừng tuổi thế nào, mua những gì…Nhiều người còn nhanh chân đưa trước tiền sắm tết cho bố mẹ chồng từ cả tháng nay rồi.
FB N.B: “Góp tiền ăn Tết với bà nội 5 triệu, biếu bà ngoại 2 triệu. Mua 1 kg thịt bò, ít rau, 1 kg ram tôm, làm ít sốt chanh leo. Mua lặt vặt hết tầm 2 triệu đổ lại. Xong hết.”
FB N.N: “Biếu ông bà nội ngoại, tiền mừng tuổi ông bà, các cháu, cơ quan . Chuẩn bị hoa, hoa quả, bánh kẹo, gà, xôi, măng, miến để cúng 30, mồng 1. Mua cây cảnh (đào/ quất/ quýt/ đồ trang trí). Mua đồ cúng nhà ông bà nội, ngoại, cô dì chú bác 2 bên. Chiều mồng 1 về ăn tết ông bà nội ngoại. Dự là tiết kiệm cũng từ 12-15 triệu. Năm ngoái là 17 triệu, đang muốn tiết kiệm mà chưa biết cắt khoản nào.”
FB L.V.T: “Em đã ngâm được 2 bình rượu nho để chuẩn bị Tết. Năm nay cố gắng làm thịt lợn khô và vài lọ bò ngâm dấm để nhâm nhi ăn Tết. Em ở cùng bố mẹ chồng nên khoản mua sắm chủ yếu mẹ chồng lo, thích mua thêm gì thì mua thôi. Quà Tết thì cũng chuẩn bị vừa đủ với ngân sách! Tóm lại chưa năm nào em hết háo hứ mong chờ Tết.”
FB K.N: “
Cuối cùng, các chị em đã cùng nhau rút ra 3 kinh nghiệm mua sắm cho tết này như sau:
- Chi tiêu thật hài hòa, đầy đủ và không lãng phí.
- Lên danh sách các khoản chi quan trọng nhất và cố gắng chi tiêu theo dự trù, kìm hãm các khoản phát sinh ở mức thấp nhất.
- Khảo giá trước khi mua sắm để mua được đúng giá và giảm chi phí.
Video: Nô nức sắm Tết ông Công, ông Táo ở 'chợ nhà giàu'
Các khoản chi quan trọng nhất theo ý kiến của các chị em bao gồm:
- Tiền biếu ông bà nội ngoại sắm tết.
- Tiền mừng tuổi bố mẹ, ông bà lúc sang canh.
- Tiền lì xì cho các cháu bé trong gia đình và bạn bè, hàng xóm.
- Tiền mua bánh kẹo và thực phẩm Tết (đồ thắp hương)
- Tiền mua sắm quần áo, đồ chơi cho con và bố mẹ.
- Tiền mua cây đào cho nhà mình, cho nhà bố mẹ chồng + đồ trang trí nhà cửa
Bình luận