(VTC News) - Đó là đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh thị trường kinh tế thế giới đã có những diễn biến bất thường xảy ra trong thời gian vừa qua.
Chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn, thị trường kinh tế thế giới đã xảy ra hàng loạt những diễn biến khó lường, đáng chú ý nhất là việc Trung Quốc phá giá mạnh đồng nhân dân tệ và giá dầu đang liên tục trượt dốc xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 6 năm trở lại đây.
Rất nhiều lo ngại cho rằng, kinh tế Việt Nam đang phải chịu những tác động rất lớn bởi các diễn biến trên, đặc biệt là "sự cố" sụt giảm mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những ngày qua, cùng việc tiền đồng đã bị phá giá tới lần thứ 4 trong năm.
Tuy nhiên, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ diễn ra chiều ngày hôm qua, 25/8, sau khi nghe báo cáo của các Bộ ngành chức năng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá rằng: "Có thể nói chưa có dấu hiệu gì lớn làm đảo lộn tới nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam".
Sau khi phân tích diễn biến của tình hình kinh tế thế giới và những tác động tới nền kinh tế Việt Nam, lãnh đạo các Bộ, ngành hầu hết đều cho rằng, những phản ứng chính sách cũng như các giải pháp bước đầu mà Việt Nam đưa ra để ứng phó là phù hợp, kịp thời.
Về tình hình giá dầu thô giảm sâu, diễn biến này đã được dự báo ngay từ đầu năm 2015 và những tác động đến việc giảm thu ngân sách do giá dầu cũng đã được lường trước.
Do đó các Bộ, ngành chức năng đã báo cáo Chính phủ về các kịch bản nhằm ứng phó với tác động này, trong cả trường hợp giá dầu sẽ về ở mức đáy thấp nhất.
Hiện tại, với giá dầu tại thời điểm này thì Bộ Tài chính vẫn khẳng định rằng nguồn thu ngân sách vẫn đảm bảo đạt chỉ tiêu như kế hoạch đã đề ra, cùng đó là vẫn phấn đấu để vượt chỉ tiêu 8%.
Với tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam những tuần qua rơi vào tình trạng sụt giảm mạnh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như các Bộ, ngành đánh giá rằng, hiện tượng này xảy ra chủ yếu là do yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư.
Do đó, chỉ trong một thời gian nữa thì thị trường chứng khoán sẽ hồi phục trở lại, đồng thời sẽ tiếp tục có những dòng tiền mới được đưa vào thị trường.
Về tỷ giá và lãi suất, vấn đề được quan tâm chú ý nhất trong thời gian qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, việc tỷ giá bị đẩy lên sát trần cùng việc lãi suất trở nên bất thường ở một số thời điểm cũng là do yếu tố tâm lý, trong đó phải kể tới việc một số các trường hợp doanh nghiệp mua găm ngoại tệ.
“Chúng ta đã điều chỉnh tỷ giá khá lớn và không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền Việt Nam nữa. Vấn đề còn lại là niềm tin thị trường”, ngài Thống đốc nhận định.
Như vậy, qua những báo cáo, ý kiến của các lãnh đạo Bộ ngành, về tổng thể Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt kinh tế vĩ mô, do đó vẫn có thể đảm bảo các chỉ tiêu về tăng trưởng, lạm phát, thu ngân sách, kiểm soát bội chi cũng như sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu như mục tiêu đã đề ra.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá: “Qua những diễn biến vừa qua cũng như đánh giá của các Bộ, cơ quan chức năng, có thế nói chưa có dấu hiệu gì lớn làm đảo lộn kinh tế vĩ mô hay buộc chúng ta phải điều chính mục tiêu”.
Tuy nhiên, do thị trường kinh tế thế giới sẽ còn có thể diễn biến khó lường hơn nữa nên đòi hỏi vẫn phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ, phân tích, đánh giá đầy đủ và thông tin chính xác.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh rằng: “Luôn luôn tính toán các phương án khác nhau, kể cả phương án xấu nhất. Chỉ có như vậy chúng ta mới chủ động được. Đồng thời phải chủ động thông tin về tình hình, dự báo, các giải pháp để người dân, doanh nghiệp biết, chủ động, đồng thuận chính sách, không gây tâm lý hoang mang không cần thiết” .
Như vậy với tinh thần này, các mục tiêu điều hành đã đề ra vẫn sẽ được giữ nguyên, trong đó mục tiêu cao nhất vẫn là đảm bảo được sự ổn định cho nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn có khả năng diễn biến phức tạp và bất thường.
Huyền Trân
Chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn, thị trường kinh tế thế giới đã xảy ra hàng loạt những diễn biến khó lường, đáng chú ý nhất là việc Trung Quốc phá giá mạnh đồng nhân dân tệ và giá dầu đang liên tục trượt dốc xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 6 năm trở lại đây.
Rất nhiều lo ngại cho rằng, kinh tế Việt Nam đang phải chịu những tác động rất lớn bởi các diễn biến trên, đặc biệt là "sự cố" sụt giảm mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những ngày qua, cùng việc tiền đồng đã bị phá giá tới lần thứ 4 trong năm.
Tuy nhiên, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ diễn ra chiều ngày hôm qua, 25/8, sau khi nghe báo cáo của các Bộ ngành chức năng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá rằng: "Có thể nói chưa có dấu hiệu gì lớn làm đảo lộn tới nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam".
"Chưa có dấu hiệu gì lớn làm đảo lộn kinh tế vĩ mô Việt Nam", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá - Ảnh: Chinhphu.vn |
Về tình hình giá dầu thô giảm sâu, diễn biến này đã được dự báo ngay từ đầu năm 2015 và những tác động đến việc giảm thu ngân sách do giá dầu cũng đã được lường trước.
Do đó các Bộ, ngành chức năng đã báo cáo Chính phủ về các kịch bản nhằm ứng phó với tác động này, trong cả trường hợp giá dầu sẽ về ở mức đáy thấp nhất.
Hiện tại, với giá dầu tại thời điểm này thì Bộ Tài chính vẫn khẳng định rằng nguồn thu ngân sách vẫn đảm bảo đạt chỉ tiêu như kế hoạch đã đề ra, cùng đó là vẫn phấn đấu để vượt chỉ tiêu 8%.
Với tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam những tuần qua rơi vào tình trạng sụt giảm mạnh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như các Bộ, ngành đánh giá rằng, hiện tượng này xảy ra chủ yếu là do yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư.
Do đó, chỉ trong một thời gian nữa thì thị trường chứng khoán sẽ hồi phục trở lại, đồng thời sẽ tiếp tục có những dòng tiền mới được đưa vào thị trường.
Về tỷ giá và lãi suất, vấn đề được quan tâm chú ý nhất trong thời gian qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, việc tỷ giá bị đẩy lên sát trần cùng việc lãi suất trở nên bất thường ở một số thời điểm cũng là do yếu tố tâm lý, trong đó phải kể tới việc một số các trường hợp doanh nghiệp mua găm ngoại tệ.
“Chúng ta đã điều chỉnh tỷ giá khá lớn và không có lý do gì để tiếp tục phá giá đồng tiền Việt Nam nữa. Vấn đề còn lại là niềm tin thị trường”, ngài Thống đốc nhận định.
Như vậy, qua những báo cáo, ý kiến của các lãnh đạo Bộ ngành, về tổng thể Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt kinh tế vĩ mô, do đó vẫn có thể đảm bảo các chỉ tiêu về tăng trưởng, lạm phát, thu ngân sách, kiểm soát bội chi cũng như sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu như mục tiêu đã đề ra.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá: “Qua những diễn biến vừa qua cũng như đánh giá của các Bộ, cơ quan chức năng, có thế nói chưa có dấu hiệu gì lớn làm đảo lộn kinh tế vĩ mô hay buộc chúng ta phải điều chính mục tiêu”.
Tuy nhiên, do thị trường kinh tế thế giới sẽ còn có thể diễn biến khó lường hơn nữa nên đòi hỏi vẫn phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ, phân tích, đánh giá đầy đủ và thông tin chính xác.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh rằng: “Luôn luôn tính toán các phương án khác nhau, kể cả phương án xấu nhất. Chỉ có như vậy chúng ta mới chủ động được. Đồng thời phải chủ động thông tin về tình hình, dự báo, các giải pháp để người dân, doanh nghiệp biết, chủ động, đồng thuận chính sách, không gây tâm lý hoang mang không cần thiết” .
Như vậy với tinh thần này, các mục tiêu điều hành đã đề ra vẫn sẽ được giữ nguyên, trong đó mục tiêu cao nhất vẫn là đảm bảo được sự ổn định cho nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn có khả năng diễn biến phức tạp và bất thường.
Huyền Trân
Bình luận