Đó là ví von của ông Nguyễn Phước Lộc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Ban Dân vận Trung ương, khi nói về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) hiện nay với bà con cử tri quận 6 (TP.HCM) trong buổi vận động bầu cử cùng với đơn vị bầu cử số 3 - đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV vào sáng 14/5.
Tại hội nghị, cử tri quận 6 không ngừng nêu ý kiến, bức xúc về vấn đề ATVSTP đang gây nhức nhối hiện nay.
Cử tri Nguyễn Thị Tuyến Phượng (phường 6) đề nghị trong chương trình hành động của các ứng cử viên ĐBQH nên có những biện pháp thật cụ thể về vấn đề ATVSTP.
“Thử hỏi ai ra chợ mà không phân vân khi chọn thực phẩm để chuẩn bị cho bữa cơm gia đình. Không ăn thì chết vì đói, ăn thì chết vì bệnh. Thực phẩm bẩn cứ nhan nhản như vậy. Đất nước muốn giàu mạnh thì phải có dân tộc phải có sức khỏe” - bà Phượng bức xúc.
Cử tri Phượng kể mới đây các phương tiện truyền thông đại chúng có phản ánh việc một cơ sở sản xuất trân châu (dùng cho trà sữa) lấy từ nguyên liệu là vỏ xe cao su, xay nhuyễn ra, bỏ vào hàn the và phụ gia màu; mỗi ngày sản xuất một tấn tiêu thụ trên thị trường khiến bà con vô cùng hoang mang. “Khi xem thông tin tôi cảm thấy phẫn nộ và kinh sợ vô cùng” - bà bức xúc nói.
Về vấn đề ATVSTP, ứng cử viên Nguyễn Phước Lộc ví von: “Chưa bao giờ chất lượng bữa ăn lại có cự ly nhanh và ngắn với bệnh viện, nghĩa địa như vậy”. Ông thừa nhận hiện nay ATVSTP không đảm bảo, chất độc từng ngày ngấm dần vào cơ thể, để lại tác hại vô cùng nghiêm trọng.
Theo ông Lộc, một phần nguyên nhân là tình trạng nhập hàng gian, giả, kém chất lượng mà giá cả thấp làm cho doanh nghiệp trong nước đình đốn, người dân nuôi trồng sản phẩm không được bao tiêu nên dẫn đến bơm hóa chất độc hại cho dễ bán.
Không chỉ người dân đối diện với bệnh tật mà còn liên quan đến chất lượng nòi giống của thế hệ con cháu. Nếu không xử lý nhanh thì cái ác và vì lợi nhuận, người Việt hại người Việt, làm cho xã hội suy yếu.
Do đó theo ông Nguyễn Phước Lộc, phải tập trung cải cách về thể chế cho đồng bộ. Hiện nay vấn đề ATVSTP có tới ba bộ quản lý: Bộ Công Thương quản lý hàng hóa, Bộ NN&PTNT quản lý nuôi trồng, Bộ Y tế quản lý ATVSTP, có vấn đề gì thì ba bộ ngồi lại để bàn nhưng cuối cùng phối hợp không đồng bộ, kéo dài gây bức xúc, làm người dân không an lòng. Chính vì lẽ đó phải có đề xuất đồng bộ, UBND TP trở xuống nên có một cơ quan thường trực xử lý vấn đề vi phạm ATVSTP.
Ngoài ra, ông Lộc còn cho rằng việc xử lý vấn đề ATVSTP không dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính mà phải hình sự hóa mới đủ tính răn đe.
Sau những bức xúc về vấn đề ATVSTP, bà con cử tri còn lo lắng khi hàng hóa nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Cử tri Võ Quang Trí (phường 7) nêu ý kiến: “Bà con đang rất thắc mắc, lo lắng, không hiểu tại sao hàng hóa Thái Lan lại tràn vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam; hướng giải quyết sắp tới của Nhà nước ta là thế nào. Các ĐBQH phải làm thế nào để hàng hóa chúng ta cạnh tranh được. Không khéo thị trường của mình bị nước ngoài chiếm hết”.
Đồng băn khoăn với các cử tri trên, cử tri Đoàn Văn Nên (phường 5) đặt câu hỏi: “Các ứng cử viên cho biết hiện nay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, kinh tế Việt Nam trước các làn sóng hội nhập kinh tế như thế nào? Chúng ta đang bị thao túng, bị chiếm lĩnh bởi thị trường, doanh nghiệp nước ngoài. Thực hư vấn đề này ra sao?".
Trước những bức xúc của cử tri quận 6, ứng cử viên Diệp Dũng - Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Thương mại TP cho biết khi được tin Big C sẽ bán chuỗi siêu thị của Big C tại Việt Nam, ông Dũng đã tham gia vào thương vụ mua bán Big C để giữ lấy hệ thống phân phối để giữ được hệ thống kinh doanh quốc gia nhưng không mua được.
“Lý do mà Sài Gòn Co.opMart không mua được Big C là vì thủ tục xin phép đầu tư ra nước ngoài của chúng ta nhiêu khê trong khi Thái Lan chỉ thương lượng 12 tiếng đồng hồ đã mua được Big C” - ông Dũng lý giải.
Tại hội nghị, cử tri quận 6 không ngừng nêu ý kiến, bức xúc về vấn đề ATVSTP đang gây nhức nhối hiện nay.
Cử tri Nguyễn Thị Tuyến Phượng (phường 6) đề nghị trong chương trình hành động của các ứng cử viên ĐBQH nên có những biện pháp thật cụ thể về vấn đề ATVSTP.
“Thử hỏi ai ra chợ mà không phân vân khi chọn thực phẩm để chuẩn bị cho bữa cơm gia đình. Không ăn thì chết vì đói, ăn thì chết vì bệnh. Thực phẩm bẩn cứ nhan nhản như vậy. Đất nước muốn giàu mạnh thì phải có dân tộc phải có sức khỏe” - bà Phượng bức xúc.
Cử tri Nguyễn Thị Tuyến Phượng (phường 6) bức xúc về vấn đề ATVSTP. Ảnh: LÊ THOA |
Cử tri Phượng kể mới đây các phương tiện truyền thông đại chúng có phản ánh việc một cơ sở sản xuất trân châu (dùng cho trà sữa) lấy từ nguyên liệu là vỏ xe cao su, xay nhuyễn ra, bỏ vào hàn the và phụ gia màu; mỗi ngày sản xuất một tấn tiêu thụ trên thị trường khiến bà con vô cùng hoang mang. “Khi xem thông tin tôi cảm thấy phẫn nộ và kinh sợ vô cùng” - bà bức xúc nói.
Về vấn đề ATVSTP, ứng cử viên Nguyễn Phước Lộc ví von: “Chưa bao giờ chất lượng bữa ăn lại có cự ly nhanh và ngắn với bệnh viện, nghĩa địa như vậy”. Ông thừa nhận hiện nay ATVSTP không đảm bảo, chất độc từng ngày ngấm dần vào cơ thể, để lại tác hại vô cùng nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Phước Lộc cho rằng nên xử lý hình sự nếu vi phạm ATVSTP. Ảnh: LÊ THOA |
Theo ông Lộc, một phần nguyên nhân là tình trạng nhập hàng gian, giả, kém chất lượng mà giá cả thấp làm cho doanh nghiệp trong nước đình đốn, người dân nuôi trồng sản phẩm không được bao tiêu nên dẫn đến bơm hóa chất độc hại cho dễ bán.
Không chỉ người dân đối diện với bệnh tật mà còn liên quan đến chất lượng nòi giống của thế hệ con cháu. Nếu không xử lý nhanh thì cái ác và vì lợi nhuận, người Việt hại người Việt, làm cho xã hội suy yếu.
Do đó theo ông Nguyễn Phước Lộc, phải tập trung cải cách về thể chế cho đồng bộ. Hiện nay vấn đề ATVSTP có tới ba bộ quản lý: Bộ Công Thương quản lý hàng hóa, Bộ NN&PTNT quản lý nuôi trồng, Bộ Y tế quản lý ATVSTP, có vấn đề gì thì ba bộ ngồi lại để bàn nhưng cuối cùng phối hợp không đồng bộ, kéo dài gây bức xúc, làm người dân không an lòng. Chính vì lẽ đó phải có đề xuất đồng bộ, UBND TP trở xuống nên có một cơ quan thường trực xử lý vấn đề vi phạm ATVSTP.
Ngoài ra, ông Lộc còn cho rằng việc xử lý vấn đề ATVSTP không dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính mà phải hình sự hóa mới đủ tính răn đe.
Sau những bức xúc về vấn đề ATVSTP, bà con cử tri còn lo lắng khi hàng hóa nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Cử tri Đoàn Văn Nên (phường 5) băn khoăn khi hàng Thái chiếm lĩnh thị trường Việt. Ảnh: LÊ THOA |
Cử tri Võ Quang Trí (phường 7) nêu ý kiến: “Bà con đang rất thắc mắc, lo lắng, không hiểu tại sao hàng hóa Thái Lan lại tràn vào chiếm lĩnh thị trường Việt Nam; hướng giải quyết sắp tới của Nhà nước ta là thế nào. Các ĐBQH phải làm thế nào để hàng hóa chúng ta cạnh tranh được. Không khéo thị trường của mình bị nước ngoài chiếm hết”.
Đồng băn khoăn với các cử tri trên, cử tri Đoàn Văn Nên (phường 5) đặt câu hỏi: “Các ứng cử viên cho biết hiện nay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, kinh tế Việt Nam trước các làn sóng hội nhập kinh tế như thế nào? Chúng ta đang bị thao túng, bị chiếm lĩnh bởi thị trường, doanh nghiệp nước ngoài. Thực hư vấn đề này ra sao?".
Trước những bức xúc của cử tri quận 6, ứng cử viên Diệp Dũng - Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Thương mại TP cho biết khi được tin Big C sẽ bán chuỗi siêu thị của Big C tại Việt Nam, ông Dũng đã tham gia vào thương vụ mua bán Big C để giữ lấy hệ thống phân phối để giữ được hệ thống kinh doanh quốc gia nhưng không mua được.
“Lý do mà Sài Gòn Co.opMart không mua được Big C là vì thủ tục xin phép đầu tư ra nước ngoài của chúng ta nhiêu khê trong khi Thái Lan chỉ thương lượng 12 tiếng đồng hồ đã mua được Big C” - ông Dũng lý giải.
Video: Phanh phui hàng loạt vụ thực phẩm bẩn gây chấn động
Nguồn: Pháp luật TP.HCM
Bình luận