Trên đường đến thăm chính thức nước Anh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại phát biểu đầy khiêu khích và gây hấn về vấn đề biển Đông.
Trả lời phỏng vấn Reuters trước khi đến Anh, ông Tập tuyên bố vô lý rằng biển Đông không phải là vùng biển quốc tế, mà là “ao nhà” của Trung Quốc. “Các đảo và đá trên biển Hoa Nam (cách Trung Quốc gọi biển Đông) là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại. Cha ông đã để lại chúng cho chúng tôi” - ông Tập ngang nhiên nói.
“Trung Quốc sẽ không cho phép bất cứ ai xâm phạm chủ quyền và lợi ích của chúng tôi trên biển Đông” - ông Tập khẳng định đầy đe dọa.
Có lẽ chủ tịch Trung Quốc cố tình "quên" việc lập luận "chủ quyền lịch sử" này đã bị các chuyên gia quốc tế bác bỏ từ lâu.
Một bằng chứng rõ rệt là tất cả những bản đồ cổ chính thức và không chính thức của Trung Quốc và quốc tế đều chỉ rõ rằng đảo Hải Nam là lãnh thổ cực nam của Trung Quốc.
Dù phát biểu gây hấn, ông Tập vẫn thanh minh rằng Trung Quốc “không muốn xảy ra bất ổn” trên biển Đông và bác bỏ cáo buộc nước này khiêu khích khi tấn công tàu nước ngoài ở vùng biển Đông Nam Á.
Theo AFP, hôm nay chính phủ Anh thông báo nhân chuyến thăm của ông Tập, hai nước sẽ ký các thỏa thuận thương mại trị giá 30 tỷ bảng, tương đương 46,4 tỷ USD. Văn phòng Thủ tướng Anh David Cameron cho biết các ngành bán lẻ, năng lượng, tài chính và hàng không sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc.
Các thỏa thuận sẽ tạo 3.900 công ăn việc làm ở Anh. Một trong những thỏa thuận lớn hai bên đang thảo luận là việc doanh nghiệp Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong dự án xây nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C ở tây nam nước Anh, trị giá 24,5 tỷ bảng.
Quan hệ giữa Anh và Trung Quốc xấu đi đáng kể từ năm 2012 khi Thủ tướng Anh Cameron tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma, người bị Bắc Kinh cáo buộc là lãnh đạo phong trào ly khai ở Tây Tạng. Báo chí Anh cho biết Thái tử Charles, người nhiều lần lên tiếng ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma, sẽ không dự lễ tiếp đón chính thức ông Tập.
Nguồn: Tuổi Trẻ
Trả lời phỏng vấn Reuters trước khi đến Anh, ông Tập tuyên bố vô lý rằng biển Đông không phải là vùng biển quốc tế, mà là “ao nhà” của Trung Quốc. “Các đảo và đá trên biển Hoa Nam (cách Trung Quốc gọi biển Đông) là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại. Cha ông đã để lại chúng cho chúng tôi” - ông Tập ngang nhiên nói.
Ông Tập Cận Bình và phu nhân tới London |
Có lẽ chủ tịch Trung Quốc cố tình "quên" việc lập luận "chủ quyền lịch sử" này đã bị các chuyên gia quốc tế bác bỏ từ lâu.
Một bằng chứng rõ rệt là tất cả những bản đồ cổ chính thức và không chính thức của Trung Quốc và quốc tế đều chỉ rõ rằng đảo Hải Nam là lãnh thổ cực nam của Trung Quốc.
Dù phát biểu gây hấn, ông Tập vẫn thanh minh rằng Trung Quốc “không muốn xảy ra bất ổn” trên biển Đông và bác bỏ cáo buộc nước này khiêu khích khi tấn công tàu nước ngoài ở vùng biển Đông Nam Á.
Theo AFP, hôm nay chính phủ Anh thông báo nhân chuyến thăm của ông Tập, hai nước sẽ ký các thỏa thuận thương mại trị giá 30 tỷ bảng, tương đương 46,4 tỷ USD. Văn phòng Thủ tướng Anh David Cameron cho biết các ngành bán lẻ, năng lượng, tài chính và hàng không sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc.
Các thỏa thuận sẽ tạo 3.900 công ăn việc làm ở Anh. Một trong những thỏa thuận lớn hai bên đang thảo luận là việc doanh nghiệp Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong dự án xây nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point C ở tây nam nước Anh, trị giá 24,5 tỷ bảng.
Quan hệ giữa Anh và Trung Quốc xấu đi đáng kể từ năm 2012 khi Thủ tướng Anh Cameron tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma, người bị Bắc Kinh cáo buộc là lãnh đạo phong trào ly khai ở Tây Tạng. Báo chí Anh cho biết Thái tử Charles, người nhiều lần lên tiếng ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma, sẽ không dự lễ tiếp đón chính thức ông Tập.
Nguồn: Tuổi Trẻ
Bình luận