(VTC News) - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh thúc đẩy hợp tác kinh tế biển trên cơ sở cùng có lợi bảo đảm hài hòa lợi ích của các thành viên APEC.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Phiên thảo luận toàn thể thứ hai về 'Phát triển sáng tạo, cải cách và tăng trưởng kinh tế' của Hội nghị thượng đỉnh APEC: "Trước những thách thức và nguy cơ bất ổn hiện nay về môi trường an ninh và phát triển ở khu vực, vấn đề then chốt là chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy đối thoại và mọi nỗ lực phù hợp với luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xử khu vực nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và cùng hợp tác phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á và Biển Đông".
Chủ tịch nước khẳng định, với quyết tâm đẩy mạnh đổi mới, Việt Nam đang triển khai mạnh tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững và tiếp tục đồng hành cùng các thành viên APEC thúc đẩy phát triển sáng tạo, cải cách và tăng trưởng kinh tế.
Trước đó, phát biểu tại phiên họp toàn thể thứ nhất Hội nghị Cấp cao APEC 22 với nội dung 'Thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực' - một trong ba ưu tiên hợp tác của APEC trong năm 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tin tưởng Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn, trong đó có 18 thành viên APEC.
Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ đánh giá chung về ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Cấp cao APEC năm nay cũng như vai trò và những đóng góp của Diễn đàn kể từ khi thành lập.
Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam đánh giá cao và hoàn toàn ủng hộ việc thông qua các biện pháp đẩy mạnh triển khai Gói cam kết Bali, tăng cường thực hiện các Mục tiêu Bogor và các biện pháp thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư.
Chủ tịch nước đề nghị, để bảo đảm liên kết khu vực hiệu quả, cần gắn kết chặt chẽ các nỗ lực liên kết với nội hàm phát triển bền vững, thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 cũng như các nỗ lực ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Đồng thời, APEC cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế-kỹ thuật và hỗ trợ nâng cao năng lực của các thành viên đang phát triển, đặc biệt trong các vấn đề kinh tế, thương mại thế hệ mới.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, với tiềm năng về kinh tế, khoa học và công nghệ, các thành viên và doanh nghiệp APEC cần tham gia và hỗ trợ các chương trình liên kết tiểu vùng và khu vực, trong đó có ASEAN, ASEAN lục địa và tiểu vùng Mekong.
Tùng Đinh (Tổng hợp)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Phiên thảo luận toàn thể thứ hai về 'Phát triển sáng tạo, cải cách và tăng trưởng kinh tế' của Hội nghị thượng đỉnh APEC: "Trước những thách thức và nguy cơ bất ổn hiện nay về môi trường an ninh và phát triển ở khu vực, vấn đề then chốt là chúng ta cần tiếp tục thúc đẩy đối thoại và mọi nỗ lực phù hợp với luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xử khu vực nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và cùng hợp tác phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á và Biển Đông".
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hội nghị APEC ở Bắc Kinh |
Trước đó, phát biểu tại phiên họp toàn thể thứ nhất Hội nghị Cấp cao APEC 22 với nội dung 'Thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực' - một trong ba ưu tiên hợp tác của APEC trong năm 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tin tưởng Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lưới liên kết kinh tế rộng lớn, trong đó có 18 thành viên APEC.
Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ đánh giá chung về ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Cấp cao APEC năm nay cũng như vai trò và những đóng góp của Diễn đàn kể từ khi thành lập.
Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam đánh giá cao và hoàn toàn ủng hộ việc thông qua các biện pháp đẩy mạnh triển khai Gói cam kết Bali, tăng cường thực hiện các Mục tiêu Bogor và các biện pháp thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại và đầu tư.
Chủ tịch nước đề nghị, để bảo đảm liên kết khu vực hiệu quả, cần gắn kết chặt chẽ các nỗ lực liên kết với nội hàm phát triển bền vững, thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ và xây dựng Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 cũng như các nỗ lực ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Đồng thời, APEC cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế-kỹ thuật và hỗ trợ nâng cao năng lực của các thành viên đang phát triển, đặc biệt trong các vấn đề kinh tế, thương mại thế hệ mới.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, với tiềm năng về kinh tế, khoa học và công nghệ, các thành viên và doanh nghiệp APEC cần tham gia và hỗ trợ các chương trình liên kết tiểu vùng và khu vực, trong đó có ASEAN, ASEAN lục địa và tiểu vùng Mekong.
Tùng Đinh (Tổng hợp)
Bình luận