Vụ tự sát của ông Sung Woan-jong, Chủ tịch Keangnam, vào chiều 9/4 khiến cho cuộc điều tra hoạt động lập quỹ đen trái phép và hối lộ, biển thủ công quỹ của nhiều tập đoàn gặp khó, trong đó có nhiều tên tuổi không xa lạ với người Việt, như Lotte, Keangnam, Posco E&C…
Vì sao Chủ tịch Keangnam tự tử?
Thời báo Hàn Quốc (Korea Times) đưa tin, lúc 3h32 chiều qua, thứ Năm, 9/4, cảnh sát tìm thấy thi thể ông Sung Woan-jong treo trên một thân cây gần đền Jeongto trên núi Bukhan, phía bắc thủ đô Seoul. Ông được dự đoán đã treo cổ tự tử.
Sáng hôm qua, con trai ông đã báo cảnh sát là tìm thấy thư tuyệt mệnh của cha mình trong nhà riêng của họ ở Gangnam, phía nam Seoul. Trong thư, ông Sung viết rằng, ông muốn kết thúc cuộc đời mình và điều đó sẽ chứng minh rằng ông vô tội.
“Tôi không làm những việc mà người ta cáo buộc tôi, hãy chôn cất tôi cạnh thân mẫu tôi”, lá thư viết. Theo kế hoạch, ông Sung sắp phải ra hầu tòa, để quan tòa quyết định xem có cần phải giam giữ ông theo đề nghị của viện công tố hay không.
Ông Sung – Chủ tịch Keangnam Enterprise, là nhân vật trung tâm của cuộc điều tra về “ngoại giao năng lượng”, đã thất bại dưới thời cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Được biết, ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông Sung còn là một nhà lập pháp, và là trợ lý thân cận của Tổng thống Lee.
Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát, ông Sung đã gây ảnh hưởng với chính quyền và “xào nấu” sổ sách kế toán của công ty trong thời gian 2006-2013, để được vay nợ 80 tỷ won (tương đương 74 triệu đôla Mỹ) từ ngân sách của Chính phủ Hàn Quốc, nhằm tài trợ cho các dự án bất động sản ở nước ngoài.
Ông cũng bị cáo buộc đã biển thủ 25 tỷ won từ quỹ đầu tư của công ty, chuyển vào tài khoản cá nhân của các thành viên gia đình ông. Ông còn dính dáng vào một vụ gian lận kế toán có quy mô lên tới 950 tỷ won.
Trước khi tự tử một ngày, vào hôm thứ Tư, 8/4, ông Sung đã tổ chức họp báo bác bỏ tất cả các cáo buộc chống lại ông, và cho biết có tới 86 công ty Hàn Quốc vay vốn để đầu tư ra nước ngoài vào thời điểm đó.Tháng trước, viện kiểm sát đã kiểm tra nhà riêng cùng văn phòng của ông ở Keangnam, và cho biết họ đã lấy được lời khai của ông Han –Phó chủ tịch công ty, cho thấy ông Sung đã chỉ đạo lập quỹ đen thông qua các công ty con của tập đoàn Keangnam.
Lotte có lập quỹ đen không?
Cũng hôm qua, thứ Năm, Viện công tố quận trung tâm Seoul cho biết, họ đang theo dõi dòng tiền khả nghi liên quan tới Công ty Lotte Shopping, theo thông tin mà Đội Tình báo Tài chính Hàn quốc cung cấp.
Theo Viện công tố, trong hai năm 201-2012, đã có hàng chục tỷ won được chuyển từ trụ sở chính của Lotte Shopping tới các công ty thành viên, gồm Lotte Department Store, Lotte Mart, Lotte Super và Lotte Cinema. Sau đó chúng được rút ra bằng tiền mặt, mà lý do của việc chuyển tiền này không rõ ràng.
Cơ quan công tố đã xem xét tài khoản của một số nhân viên Lotte Shopping, và đầu năm nay đã triệu tập 5 nhân viên tới tra hỏi về nguyên nhân chuyển tiền, cũng như mục đích chi tiêu các khoản tiền này.
Tuy các viên chức quản lý Lotte Shopping phủ nhận mọi cáo buộc về quỹ đen, song cơ quan công tố vẫn không loại trừ khả năng tồn tại một dạng quỹ đen ở tập đoàn Lotte Shopping. Vì trong quá khứ họ đã từng phát hiện các công ty con của tập đoàn này lập quỹ đen, thông qua tài khoản cá nhân của một số viên chức quản lý.
Đặc điểm chung của các doanh nghiệp này là quan hệ thân thiết với cựu Tổng thống Lee Myung-bak và chính phủ tiền nhiệm. Qua đó họ nhận được rất nhiều ưu đãi trong kinh doanh và đầu tư. Trọng tâm của sự ưu đãi dựa trên quan hệ này là các công ty dầu khí, được chính phủ của ông Lee rót rất nhiều vốn để thâu tóm các nguồn năng lượng ở nước ngoài, nhưng hầu hết đều thất bại.
Khi bà Park Geun-hye lên làm tổng thống Hàn Quốc, với chủ trương làm trong sạch bộ máy, thị trường đã đồn đoán về một cuộc điều tra quy mô lớn, và đến nay, lời đồn đó tỏ ra khá thực tế.
SK Innovation: hối lộ để khỏi nộp lợi nhuận?
Hôm qua, thứ Năm 9/4, Công ty công nghệ SK Innovation – thành viên của tập đoàn SK Group, trở thành mục tiêu mới nhất của chiến dịch điều tra. Văn phòng Công tố quận trung tâm Seoul cho biết, họ đang xem xét các cáo buộc công ty này đưa hối lộ cho các quan chức cao cấp, để được ưu đãi về kinh doanh.
Theo Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra (BAI), tiền hối lộ đã được đưa năm 2011 cho 3 quan chức cao cấp của Bộ Kinh tế tri thức – bây giờ là Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, và 2 quan chức của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Hàn Quốc (KNOC).
Theo cáo buộc của BAI, vào năm 2000, SK Innovation đã mua 3 lô trong một mỏ dầu ở Brazil, với giá 750 triệu đôla Mỹ. Trong số vốn này có hơn 10% (77 triệu đôla) là tiền vay của ngân sách chính phủ. Theo thỏa thuận, nếu dự án kinh doanh thua lỗ thì chính phủ sẽ “xóa nợ”, ngược lại, nếu dự án có hiệu quả thì ngoài tiền lãi vay cố định SK Innovation phải nộp cho chính phủ từ 4% đến 20% lợi nhuận thu được.
Tháng 12/2010, dự án đầu tư ở Brazil được SK Innovation bán lại cho một công ty Đan Mạch với giá 2,4 tỷ đôla Mỹ, hơn 3 lần giá vốn. Lẽ ra công ty này phải nộp cho chính phủ Hàn Quốc 658 triệu đôla Mỹ.
Nhưng theo tố cáo của Ủy ban chống tham nhũng và quyền dân sự Hàn Quốc, thay vì nộp lợi nhuận như hợp đồng, Công ty SK Innovation đã chọn cách hối lộ cho các quan chức phụ trách việc này ở bộ và tập đoàn KNOC.
Điều tra hiện trường tại 8 quốc gia
Ngoài việc kiểm tra nhà riêng, trụ sở các công ty nói trên tại Hàn Quốc, bắt đầu từ thứ Tư vừa qua, Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc (BAI) cũng đã cử các đoàn kiểm tra đến 8 quốc gia mà các công ty này hoạt động, để kiểm tra tại hiện trường.
Theo tin từ cuộc họp báo của BAI hôm nay, thứ Sáu 10/4, đã có 5 đoàn kiểm tra đến làm việc tại các dự án mỏ than đá ở Úc, mỏ đồng ở Chile, mỏ dầu ở Canada. Các đoàn kiểm tra cũng rà soát 13 chi nhánh nước ngoài của Tập đoàn Dầu mỏ Hàn Quốc (KNOC), Tập đoàn Khí đốt (Korea Gas Corp.) và Tập đoàn Tài nguyên Hàn Quốc (Korea Resources Corp.), tất cả đều là doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài ra, các Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Bộ Tài chính và Chiến lược cũng bị điều tra. Vì đây là các cơ quan tham mưu chính phê duyệt các dự án vay vốn ngân sách để đầu tư ra nước ngoài dưới thời ông Lee, làm thất thoát hàng chục triệu đô la tiền đóng thuế.
Trong buổi họp báo sáng nay, người đứng đầu cơ quan BAI, ông Kim Young-ho tiết lộ, chỉ riêng 3 tập đoàn dầu khí đã vay của ngân sách 31.400 tỷ won, tương đương 28,7 tỷ đôla Mỹ, để đầu tư vào 116 dự án ở nước ngoài; trong số này có 27.000 tỷ won được vay dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak và hiện đã thất thoát 3.400 tỷ won. Kết quả điều tra của BAI có thể được công bố vào tháng Bảy tới.
Quốc hội Hàn Quốc đã quyết định cho phép cuộc điều tra hiện nay kéo dài tới ngày 2/5/2015. Hiện đảng cầm quyền Saenuri không đồng ý với đề xuất của đảng đối lập NPAD, đòi cựu Tổng thống Lee và 4 quan chức cao cấp khác phải ra điều trần trước Quốc hội về sự kiện này.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Vì sao Chủ tịch Keangnam tự tử?
Thời báo Hàn Quốc (Korea Times) đưa tin, lúc 3h32 chiều qua, thứ Năm, 9/4, cảnh sát tìm thấy thi thể ông Sung Woan-jong treo trên một thân cây gần đền Jeongto trên núi Bukhan, phía bắc thủ đô Seoul. Ông được dự đoán đã treo cổ tự tử.
Sáng hôm qua, con trai ông đã báo cảnh sát là tìm thấy thư tuyệt mệnh của cha mình trong nhà riêng của họ ở Gangnam, phía nam Seoul. Trong thư, ông Sung viết rằng, ông muốn kết thúc cuộc đời mình và điều đó sẽ chứng minh rằng ông vô tội.
Tòa nhà Keangnam Landmark 72 ở Hà Nội - một dự án đầu tư tại Việt Nam của tập đoàn Keangnam Hàn Quốc. |
Ông Sung – Chủ tịch Keangnam Enterprise, là nhân vật trung tâm của cuộc điều tra về “ngoại giao năng lượng”, đã thất bại dưới thời cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak. Được biết, ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông Sung còn là một nhà lập pháp, và là trợ lý thân cận của Tổng thống Lee.
Theo cáo buộc của Viện Kiểm sát, ông Sung đã gây ảnh hưởng với chính quyền và “xào nấu” sổ sách kế toán của công ty trong thời gian 2006-2013, để được vay nợ 80 tỷ won (tương đương 74 triệu đôla Mỹ) từ ngân sách của Chính phủ Hàn Quốc, nhằm tài trợ cho các dự án bất động sản ở nước ngoài.
Ông cũng bị cáo buộc đã biển thủ 25 tỷ won từ quỹ đầu tư của công ty, chuyển vào tài khoản cá nhân của các thành viên gia đình ông. Ông còn dính dáng vào một vụ gian lận kế toán có quy mô lên tới 950 tỷ won.
Trước khi tự tử một ngày, vào hôm thứ Tư, 8/4, ông Sung đã tổ chức họp báo bác bỏ tất cả các cáo buộc chống lại ông, và cho biết có tới 86 công ty Hàn Quốc vay vốn để đầu tư ra nước ngoài vào thời điểm đó.Tháng trước, viện kiểm sát đã kiểm tra nhà riêng cùng văn phòng của ông ở Keangnam, và cho biết họ đã lấy được lời khai của ông Han –Phó chủ tịch công ty, cho thấy ông Sung đã chỉ đạo lập quỹ đen thông qua các công ty con của tập đoàn Keangnam.
Lotte có lập quỹ đen không?
Cũng hôm qua, thứ Năm, Viện công tố quận trung tâm Seoul cho biết, họ đang theo dõi dòng tiền khả nghi liên quan tới Công ty Lotte Shopping, theo thông tin mà Đội Tình báo Tài chính Hàn quốc cung cấp.
Theo Viện công tố, trong hai năm 201-2012, đã có hàng chục tỷ won được chuyển từ trụ sở chính của Lotte Shopping tới các công ty thành viên, gồm Lotte Department Store, Lotte Mart, Lotte Super và Lotte Cinema. Sau đó chúng được rút ra bằng tiền mặt, mà lý do của việc chuyển tiền này không rõ ràng.
Cơ quan công tố đã xem xét tài khoản của một số nhân viên Lotte Shopping, và đầu năm nay đã triệu tập 5 nhân viên tới tra hỏi về nguyên nhân chuyển tiền, cũng như mục đích chi tiêu các khoản tiền này.
Tuy các viên chức quản lý Lotte Shopping phủ nhận mọi cáo buộc về quỹ đen, song cơ quan công tố vẫn không loại trừ khả năng tồn tại một dạng quỹ đen ở tập đoàn Lotte Shopping. Vì trong quá khứ họ đã từng phát hiện các công ty con của tập đoàn này lập quỹ đen, thông qua tài khoản cá nhân của một số viên chức quản lý.
Video: Thang máy tòa nhà Lotte rơi tự do từ tầng 63
Tập đoàn Lotte Shopping cũng đã từng bị xử tội trốn thuế năm 2013 và bị phạt 60 tỷ won.Công ty Posco E&C – nhánh chuyên xây dựng của tập đoàn thép Posco, cũng đang bị điều tra về lập quỹ đen trong các dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam.Keangnam, Posco, Lotte, SK Innovation… chỉ là một số trường hợp nổi trội trong hàng loạt doanh nghiệp đang đối mặt với các vụ điều tra vê quỹ đen, hối lộ… mà chính phủ Hàn Quốc đang tiến hành.Đặc điểm chung của các doanh nghiệp này là quan hệ thân thiết với cựu Tổng thống Lee Myung-bak và chính phủ tiền nhiệm. Qua đó họ nhận được rất nhiều ưu đãi trong kinh doanh và đầu tư. Trọng tâm của sự ưu đãi dựa trên quan hệ này là các công ty dầu khí, được chính phủ của ông Lee rót rất nhiều vốn để thâu tóm các nguồn năng lượng ở nước ngoài, nhưng hầu hết đều thất bại.
Khi bà Park Geun-hye lên làm tổng thống Hàn Quốc, với chủ trương làm trong sạch bộ máy, thị trường đã đồn đoán về một cuộc điều tra quy mô lớn, và đến nay, lời đồn đó tỏ ra khá thực tế.
SK Innovation: hối lộ để khỏi nộp lợi nhuận?
Hôm qua, thứ Năm 9/4, Công ty công nghệ SK Innovation – thành viên của tập đoàn SK Group, trở thành mục tiêu mới nhất của chiến dịch điều tra. Văn phòng Công tố quận trung tâm Seoul cho biết, họ đang xem xét các cáo buộc công ty này đưa hối lộ cho các quan chức cao cấp, để được ưu đãi về kinh doanh.
Theo Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra (BAI), tiền hối lộ đã được đưa năm 2011 cho 3 quan chức cao cấp của Bộ Kinh tế tri thức – bây giờ là Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, và 2 quan chức của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Hàn Quốc (KNOC).
Theo cáo buộc của BAI, vào năm 2000, SK Innovation đã mua 3 lô trong một mỏ dầu ở Brazil, với giá 750 triệu đôla Mỹ. Trong số vốn này có hơn 10% (77 triệu đôla) là tiền vay của ngân sách chính phủ. Theo thỏa thuận, nếu dự án kinh doanh thua lỗ thì chính phủ sẽ “xóa nợ”, ngược lại, nếu dự án có hiệu quả thì ngoài tiền lãi vay cố định SK Innovation phải nộp cho chính phủ từ 4% đến 20% lợi nhuận thu được.
Tháng 12/2010, dự án đầu tư ở Brazil được SK Innovation bán lại cho một công ty Đan Mạch với giá 2,4 tỷ đôla Mỹ, hơn 3 lần giá vốn. Lẽ ra công ty này phải nộp cho chính phủ Hàn Quốc 658 triệu đôla Mỹ.
Nhưng theo tố cáo của Ủy ban chống tham nhũng và quyền dân sự Hàn Quốc, thay vì nộp lợi nhuận như hợp đồng, Công ty SK Innovation đã chọn cách hối lộ cho các quan chức phụ trách việc này ở bộ và tập đoàn KNOC.
Điều tra hiện trường tại 8 quốc gia
Ngoài việc kiểm tra nhà riêng, trụ sở các công ty nói trên tại Hàn Quốc, bắt đầu từ thứ Tư vừa qua, Ủy ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc (BAI) cũng đã cử các đoàn kiểm tra đến 8 quốc gia mà các công ty này hoạt động, để kiểm tra tại hiện trường.
Theo tin từ cuộc họp báo của BAI hôm nay, thứ Sáu 10/4, đã có 5 đoàn kiểm tra đến làm việc tại các dự án mỏ than đá ở Úc, mỏ đồng ở Chile, mỏ dầu ở Canada. Các đoàn kiểm tra cũng rà soát 13 chi nhánh nước ngoài của Tập đoàn Dầu mỏ Hàn Quốc (KNOC), Tập đoàn Khí đốt (Korea Gas Corp.) và Tập đoàn Tài nguyên Hàn Quốc (Korea Resources Corp.), tất cả đều là doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài ra, các Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Bộ Tài chính và Chiến lược cũng bị điều tra. Vì đây là các cơ quan tham mưu chính phê duyệt các dự án vay vốn ngân sách để đầu tư ra nước ngoài dưới thời ông Lee, làm thất thoát hàng chục triệu đô la tiền đóng thuế.
Trong buổi họp báo sáng nay, người đứng đầu cơ quan BAI, ông Kim Young-ho tiết lộ, chỉ riêng 3 tập đoàn dầu khí đã vay của ngân sách 31.400 tỷ won, tương đương 28,7 tỷ đôla Mỹ, để đầu tư vào 116 dự án ở nước ngoài; trong số này có 27.000 tỷ won được vay dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak và hiện đã thất thoát 3.400 tỷ won. Kết quả điều tra của BAI có thể được công bố vào tháng Bảy tới.
Quốc hội Hàn Quốc đã quyết định cho phép cuộc điều tra hiện nay kéo dài tới ngày 2/5/2015. Hiện đảng cầm quyền Saenuri không đồng ý với đề xuất của đảng đối lập NPAD, đòi cựu Tổng thống Lee và 4 quan chức cao cấp khác phải ra điều trần trước Quốc hội về sự kiện này.
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Bình luận