(VTC News) - Chủ tịch Hà Nội khẳng định: "Đây hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích."
Không phải thay thế cây để kiếm chác
Ngày 19/3, tại phiên họp thường kỳ của UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã phê bình các đơn vị triển khai công tác chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố vì thông tin quá kém, không rõ ràng, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ dẫn đến việc người dân không hiểu hết vấn đề.
Chủ tịch Hà Nội cho rằng, việc thông tin không đẩy đủ khiến người dân hiểu rằng thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Trong khi thực tế, kế hoạch chỉ là từng bước thay thế những cây sâu mọt, già cỗi, cong nghiêng, không đúng chủng loại…
Người đứng đầu UBND TP Hà Nội cũng khẳng định, việc thực hiện thay thế các cây này là chủ trương đúng đắn, được rất nhiều đơn vị ủng hộ. Ngân sách Thành phố chưa phải bố trí một đồng nào cho việc này.
"Đây hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích. Các đơn vị, doanh nghiệp, tư nhân ủng hộ và đóng góp những cây rất có giá trị, đúng chủng loại theo quy hoạch thay thế. Ngân sách không phải bố trí một đồng nào cho việc này”, ông Nguyễn Thế Thảo khẳng định.
Hơn 60 tỷ đồng thay thế 6.700 cây xanh
Theo UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát được trồng trên gần 3.000km đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ.
Hiện trạng hệ thống cây xanh đa dạng với khoảng 70 loài, trong đó, có các cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc và sau ngày giải phóng thủ đô đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục ở thân, gốc, rễ bị thối, dễ đổ gãy trong mùa mưa bão, nhất là cây xà cừ.
Nhiều cây cong, nghiêng, phát triển không đều như phượng, cơm nguội, quếch, bàng, xà xừ, long não… ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Đặc biệt, trên một số tuyến đường tồn tại nhiều cây lâm nghiệp không phải cây đô thị như keo, cành giòn dễ gãy, tuổi thọ ngắn. Ngoài ra, một số cây trên tuyến phố do người dân tự ý trồng các loài cây không thuộc chủng loại đô thị như dâu da, vông, dướng, bông gòn, trứng cá…
Để triển khai quy hoạch cây xanh trên địa bàn thành phố và thực hiện Năm trật tự văn minh đô thị, thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh tổng kiểm tra rà soát hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến phố, lập đề án huy động các nguồn lực để bảo tồn, cải tạo, từng bước thay thế cây xanh phù hợp với quy hoạch, đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.
Qua rà soát, trên địa bàn thành phố có khoảng 6.700 cây (tỷ lệ 5,58%) già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng giao thông, cây chết và gần chết, nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị. Vì vậy, các cây này cần được từng bước thay thế bằng các loài cây phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô thị đã được phê duyệt.
Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đã đề xuất thành phố cho thay thế 6.700 cây, thời gian thực hiện trong 3 năm (2015-2017), dự tính kinh phí xấp xỉ 60 tỷ đồng. Năm 2015, thành phố chưa bố trí kinh phí cho việc cải tạo, thay thế cây xanh.
Tuy nhiên, tranh thủ thời tiết mùa xuân thuận lợi cho việc thay thế cây và tránh mùa mưa bão, đồng thời, huy động các nguồn lực đóng góp xây dựng Thủ đô, thành phố có chủ trường kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ thay thế cây xanh trên các tuyến phố.
Đến nay, đã có một số đơn vị hưởng ứng, tham gia, thực hiện trên 17 tuyến phố, cụ thể như Tập đoàn Vincom, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng, Công ty cổ phần Thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành, Công an thành phố và một số tổ chức, cá nhân khác.
Trước khi triển khai thực hiện công tác thay thế cây, Sở Xây dựng đã xây dựng đề án và kế hoạch cụ thể. Trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng đã tổ chức họp báo và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thông báo đến người dân được biết và đồng thuận.
Hầu hết nhân dân tại các khu vực thực hiện thay thế cây đồng thuận, ủng hộ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số ý kiến góp ý khác nhau, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp thu và giải thích, làm rõ và vận động để nhân dân hiểu, đồng thuận.
Sau khi các đơn vị thực hiện thay thế cây xanh trên các tuyến phố, thành phố giao Sở Xây dựng, Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh tiếp nhận quản lý, duy trì, chăm sóc, theo đúng quy trình kỹ thuật. Cây đốn chặt quản lý theo đúng quy định.
Minh Quyết
Không phải thay thế cây để kiếm chác
Ngày 19/3, tại phiên họp thường kỳ của UBND TP Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã phê bình các đơn vị triển khai công tác chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố vì thông tin quá kém, không rõ ràng, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ dẫn đến việc người dân không hiểu hết vấn đề.
Chủ tịch Hà Nội cho rằng, việc thông tin không đẩy đủ khiến người dân hiểu rằng thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Trong khi thực tế, kế hoạch chỉ là từng bước thay thế những cây sâu mọt, già cỗi, cong nghiêng, không đúng chủng loại…
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo khẳng định việc thay thế 6.700 cây xanh là đúng đắn. |
Người đứng đầu UBND TP Hà Nội cũng khẳng định, việc thực hiện thay thế các cây này là chủ trương đúng đắn, được rất nhiều đơn vị ủng hộ. Ngân sách Thành phố chưa phải bố trí một đồng nào cho việc này.
"Đây hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích. Các đơn vị, doanh nghiệp, tư nhân ủng hộ và đóng góp những cây rất có giá trị, đúng chủng loại theo quy hoạch thay thế. Ngân sách không phải bố trí một đồng nào cho việc này”, ông Nguyễn Thế Thảo khẳng định.
Hơn 60 tỷ đồng thay thế 6.700 cây xanh
Theo UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát được trồng trên gần 3.000km đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ.
Hiện trạng hệ thống cây xanh đa dạng với khoảng 70 loài, trong đó, có các cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc và sau ngày giải phóng thủ đô đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục ở thân, gốc, rễ bị thối, dễ đổ gãy trong mùa mưa bão, nhất là cây xà cừ.
Nhiều cây cong, nghiêng, phát triển không đều như phượng, cơm nguội, quếch, bàng, xà xừ, long não… ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Đặc biệt, trên một số tuyến đường tồn tại nhiều cây lâm nghiệp không phải cây đô thị như keo, cành giòn dễ gãy, tuổi thọ ngắn. Ngoài ra, một số cây trên tuyến phố do người dân tự ý trồng các loài cây không thuộc chủng loại đô thị như dâu da, vông, dướng, bông gòn, trứng cá…
Để triển khai quy hoạch cây xanh trên địa bàn thành phố và thực hiện Năm trật tự văn minh đô thị, thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng, Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh tổng kiểm tra rà soát hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến phố, lập đề án huy động các nguồn lực để bảo tồn, cải tạo, từng bước thay thế cây xanh phù hợp với quy hoạch, đảm bảo an toàn, cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.
Qua rà soát, trên địa bàn thành phố có khoảng 6.700 cây (tỷ lệ 5,58%) già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng giao thông, cây chết và gần chết, nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị. Vì vậy, các cây này cần được từng bước thay thế bằng các loài cây phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô thị đã được phê duyệt.
Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đã đề xuất thành phố cho thay thế 6.700 cây, thời gian thực hiện trong 3 năm (2015-2017), dự tính kinh phí xấp xỉ 60 tỷ đồng. Năm 2015, thành phố chưa bố trí kinh phí cho việc cải tạo, thay thế cây xanh.
Tuy nhiên, tranh thủ thời tiết mùa xuân thuận lợi cho việc thay thế cây và tránh mùa mưa bão, đồng thời, huy động các nguồn lực đóng góp xây dựng Thủ đô, thành phố có chủ trường kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ thay thế cây xanh trên các tuyến phố.
Đến nay, đã có một số đơn vị hưởng ứng, tham gia, thực hiện trên 17 tuyến phố, cụ thể như Tập đoàn Vincom, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng, Công ty cổ phần Thương mại công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành, Công an thành phố và một số tổ chức, cá nhân khác.
Trước khi triển khai thực hiện công tác thay thế cây, Sở Xây dựng đã xây dựng đề án và kế hoạch cụ thể. Trong quá trình thực hiện, Sở Xây dựng đã tổ chức họp báo và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thông báo đến người dân được biết và đồng thuận.
Hầu hết nhân dân tại các khu vực thực hiện thay thế cây đồng thuận, ủng hộ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn một số ý kiến góp ý khác nhau, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở Xây dựng tiếp thu và giải thích, làm rõ và vận động để nhân dân hiểu, đồng thuận.
Sau khi các đơn vị thực hiện thay thế cây xanh trên các tuyến phố, thành phố giao Sở Xây dựng, Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh tiếp nhận quản lý, duy trì, chăm sóc, theo đúng quy trình kỹ thuật. Cây đốn chặt quản lý theo đúng quy định.
Minh Quyết
Bình luận