• Zalo

Chủ nợ của UBND Quận 9, Quận 4 và Tân Bình: 'Đã nghèo còn mắc cái eo'

Kinh tếThứ Sáu, 27/07/2018 07:55:00 +07:00Google News

Mặc dù đang phải đối mặt với tình hình kinh doanh bết bát song Công ty Cổ phần Lương thực TP.HCM (FCS) vẫn bị 3 địa phương tại TP.HCM xù nợ.

Báo điện tử VTC News đưa tin về khoản nợ xấu bí ẩn của UBND Quận 9, Quận 4 và Quận Tân Bình chỉ từ vài trăm nghìn đồng tới vài triệu đồng nhưng 2 năm không chịu trả cho Công ty Cổ phần Lương thực TP.HCM (FCS).

Theo đó, UBND Quận 9 nợ xấu hơn 6,5 triệu đồng tại FCS. FCS xác định giá trị có thể thu hồi được của khoản nợ này là 0 đồng. Vì vậy, công ty phải dành 6,5 triệu đồng để trích lập dự phòng.

UBND Quận 4 có nợ xấu hơn 1,2 triệu đồng tại FCS. FCS phải chi 1,2 triệu đồng để trích lập dự phòng vì xác định không thể thu hồi được khoản nợ này. 

foodcomartsaigon_compressed

Mặc dù đang phải đối mặt với tình hình kinh doanh bết bát song Công ty Cổ phần Lương thực TP.HCM (FCS) vẫn bị 3 địa phương tại TP.HCM "xù nợ". 

Đặc biệt nhất, UBND Quận Tân Bình với khoản nợ xấu chỉ 800.000 đồng. Có thể nói, đây là hành vi "quỵt nợ" không trả cho doanh nghiệp. Trong khi đó, Công ty Cổ phần Lương thực TP.HCM đang trong giai đoạn khó khăn, thua lỗ triền miên.

FCS tiền thân là Công ty kinh doanh Lương thực trực thuộc Sở Lương thực TP.HCM. Kể từ thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đến nay, Công ty không có sự thay đổi về chủ sở hữu, do đó mức vốn điều lệ được giữ nguyên là 294,5 tỷ đồng. Tại thời điểm ngày 30/6/2018, tổng tài sản của FCS đạt 856,3 tỷ đồng.

XEM BÀI TRƯỚC TẠI ĐÂY:
>> Khoản nợ xấu bí ẩn của UBND Quận 4, Quận 9 và Tân Bình: 800.000 đồng nhưng 2 năm không trả

Ngành nghề kinh doanh chính của FSC là: Kinh doanh lương thực, thực phẩm và công nghệ thực phẩm; thu mua, chế biến và xuất khẩu mặt hàng gạo các loại; kinh doanh xăng dầu. 

Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Quang Tâm, người đại điện pháp luật là Tổng Giám đốc Trần Anh Vũ. Cổ đông lớn nhất của FCS là Công ty Lương thực miền Nam với hơn 15 triệu cổ phần, tương đương 58,78%. Cổ đông lớn thứ 2 là CTCP Đầu tư SFC với 9,69 triệu cổ phần, tương đương 37.98%.

Có nhiều lợi thế nhưng FCS đang xuống dốc trông thấy. Cổ đông xót xa khi chứng kiến FCS lỗ chồng lỗ. Theo báo cáo tài chính quý 2/2018, trong kỳ, công ty thua lỗ gần 6 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ 6 tháng đầu năm lên 14 tỷ đồng. Dù vậy, con số hao hụt 14 tỷ đồng vẫn thua kém hơn rất nhiều so với con số 42 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2017.

Doanh thu sụt giảm là nguyên nhân chính khiến FCS chìm trong thua lỗ. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 2/2018 của FCS chỉ đạt 152 tỷ đồng, giảm 141 tỷ đồng so với quý 2/2017; lũy kế 6 tháng đầu năm FSC đạt doanh thu 268 tỷ đồng, giảm 384 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu liên tục sụt giảm khiến FCS phải chứng kiến lỗ chồng lỗ. Tại thời điểm cuối quý 2, lỗ lũy kế của doanh nghiệp này lên tới 109 tỷ đồng.

Với kết quả kinh doanh yếu kém, cổ phiếu FCS không còn là mã được nhà đầu tư yêu thích. Cổ phiếu FCS giao dịch trên UpCom từ ngày 3/3/2017. Thế nhưng, trong cả năm 2017 khi thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng khá mạnh với nhiều cổ phiếu tăng giá, thì FCS vẫn thụt lùi.

Video: Gần 1 năm cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam giờ ra sao?

Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của năm 2017, FCS dừng ở mức 10.500 đồng/CP, giảm 1.500 đồng/CP, tương ứng 12,5% so với mức giá chào sàn ngày 3/3/2017. Sang năm 2018, FCS thậm chí còn bi đát hơn. Chốt phiên giao dịch ngày 18/7, FCS dừng ở mức 9.000 đồng/CP sau khi giảm 1.500 đồng/CP, tương ứng 14,3% so với phiên cuối năm 2017.

Điều đáng nói, thanh khoản của FCS đáng báo động, khi không cổ phiếu FCS nào được giao dịch thành công trong phiên giao dịch gần đây; khiến khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất của FCS chỉ đạt 580 đơn vị.

Báo điện tử VTC News sẽ tiếp tục thông tin.

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn