Trong những trường hợp bất khả kháng phải di chuyển bằng máy bay, hãy chọn một vị trí giúp bạn tăng khả năng sống sót nếu không may gặp tai nạn.
Di chuyển bằng đường hàng không ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, liên tiếp những vụ tai nạn máy bay gần đây khiến nhiều người e ngại về phương tiện này.
Người trong ngành nói gì?
Vào ngày 8/7/2013, thế giới tranh cãi về nguyên nhân vụ tai nạn máy bay ở San Francisco khi các nhà điều tra Mỹ cho rằng máy bay bị trục trặc trước khi hạ cánh, còn hãng hàng không Asiana khăng khăng khẳng định máy bay vẫn hoạt động tốt.
Đây là vụ tai nạn gây tử vong đầu tiên liên quan đến một chiếc Boeing 777, do hãng Boeing sản xuất và đưa vào phục vụ từ năm 1995. Đây cũng là vụ tai nạn hàng không thương mại chết người đầu tiên tại Mỹ, kể từ vụ tai nạn năm 2009.
Sau đó một ngày, Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) lại tiếp tục xác nhận thông tin về một vụ tai nạn hàng không khác xảy ra trên lãnh thổ nước Mỹ, khiến toàn bộ 10 hành khách trên máy bay thiệt mạng.
Hầu hết người làm trong ngành hàng không khi nói về những tai nạn máy bay đều cho rằng: “Mấy vụ sống sót hay thiệt mạng trên máy bay không liên quan tới chỗ ngồi của hành khách”.
“Ghế nào trên máy bay chẳng an toàn như nhau”. – Trích đăng từ website của hãng hãng không Boeing.
“Câu hỏi về chuyện an toàn này cũ quá rồi. Làm gì có chỗ nào/cách nào an toàn hơn để mà nói?”. – Trích lời Đại diện phát ngôn của Hiệp hội hàng không liên bang Hoa Kỳ.
“Không có ghế nào được xem là an toàn nhất”. – Trích đăng từ website Airsafe.com.
Và kết quả thống kê
Kết luận trên là kết quả kiểm chứng từ một nghiên cứu của tạp chí chuyên về khoa học và công nghệ Mỹ, có tên Popular Mechanics. Tạp chí này tiến hành nghiên cứu trên mọi vụ tai nạn hàng không xảy ra ở Mỹ kể từ năm 1971, đi kèm với các số liệu về số người tử vong và sống sót.
Dĩ nhiên, yếu tố này phải loại trừ trường hợp như bị tên lửa bắn như với MH17, do nó đã bị nổ tung trên không trung hay tình huống khủng bố bắt cóc, khống chế đưa máy bay lao vào cao ốc ở New York năm 2001.
Video: Cuộc tìm kiếm máy bay mất tích QZ 8501
Các trường hợp máy bay gặp tai nạn quá nặng cũng không thể đảm bảo áp dụng tốt được điều này. Đó là chưa kể còn rất nhiều tình huống khách quan xảy ra khi có tai nạn.
Tuy nhiên, đối với một số tai nạn nhỏ xảy ra khi máy bay đang cất, hạ cánh, va chạm nhẹ… chỉ mang đến hư hại không đáng kể như: gãy thân, cánh, cháy động cơ (dập tắt kịp lúc),… chứ không đến mức quá nguy hiểm thì cơ hội sống sót vẫn là có, thậm chí là rất cao nếu hành khách bình tĩnh và làm theo hướng dẫn.
Vào năm 2008, báo Daily Mail cho thấy rằng: Các nhà khoa học ở đại học Greenwich (Anh) đã nghiên cứu khoảng 2.000 người may mắn sống sót trong 105 vụ tai nạn máy bay trên toàn thế giới. Kết quả hành khách ngồi sát lối đi thì có khả năng thoát chết cao hơn những người ngồi sát cửa sổ.
Dưới đây là sơ đồ chỗ ngồi an toàn và có khả năng sống sót cao hơn, khi chẳng may gặp tai nạn.
Kết quả cuối cùng này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát ở Mỹ, trong 20 vụ tai nạn. Thống kê các nạn nhân thuộc 7 trong 11 vụ có khách hàng chuộng chỗ ngồi phía sau máy bay khá ấn tượng.
Ví dụ, trong 2 vụ tai nạn hàng không năm 1982 của hãng Air Florida ở Washington, D.C và vụ tai nạn năm 1972 của hãng Eastern Airlines tại sân bay Kennendy New York, nhóm những nạn nhân sống sót đều là những người ngồi ở những hàng ghế gần sát đuôi máy bay.
Hành khách ngồi tận cùng đuôi máy bay sẽ có tỷ lệ thoát chết cao ngang với người ngồi khoang VIP là 65%, thậm chí ngồi ở đuôi còn may mắn hơn rất nhiều.
Bằng chứng “sống” trong tai nạn thảm khốc
Trong vụ tai nạn của hãng United DC gần thành phố Portland, bang Oregon, năm 1978, tất cả 7 hành khách ngồi ở 4 hàng ghế đầu tiên của máy bay đều tử nạn. Chỉ có duy nhất có 1 vụ có hành khách ngồi ở hàng ghế đầu của máy bay được xác nhận là sống sót.
Ngày 12-8-1985, máy bay của hãng Japan Airlines đã đâm vào núi cách thủ đô Tokyo 112 km. Đây là 1 trong 3 vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất lịch sử thế giới. Có tới 520 người đã tử vong và tất nhiên là những người ngồi khoang VIP chết trước do đầu máy bay lao vào núi đầu tiên.
Nhưng thật may mắn có 4 người sống sót sau vụ tai nạn. Tất cả họ đều ngồi ở tận đuôi máy bay.
Đó là máy bay lao vào núi, còn nếu máy bay va chạm trên mặt đất thì những người ngồi khoang VIP vẫn dễ thoát nhất, cùng với họ là những người ở đuôi. Tiếp đến là những người ngồi ở phần cánh sát lối đi.
Thật sự, thì chẳng hành khách nào muốn chuyến bay của mình đi xảy ra tai nạn. Cũng không nhất thiết nếu phải đi máy bay bạn bắt buộc phải có chỗ ngồi phía đuôi thì mới chịu đi. Quan trọng là nó phải phù hợp với sở thích của bạn mà thôi.
Chẳng hạn, như bạn thích ngắm mấy trời thì ngồi gần cửa sổ. Muốn đỡ bất tiện khi đi vệ sinh mà không phải làm phiền hành khách kế bên thì ngồi gần lối đi. Chỉ khi nào có cơ hội được chọn ghế ngồi thì tốt nhất vẫn nên theo những con số thống kê mà thôi!
Video: Cổ phiếu của AirAsia giảm mạnh vì máy bay mất tích
Theo Tiền Phong
Bình luận