Cùng trong một ngày, ngày 13/1, có hai sự kiện liên quan đến chuyện… chức vụ.
Câu chuyện ở Quảng Ninh còn được nhắc đến nhiều, được ví như cuộc cách mạng trong việc lựa chọn lãnh đạo: thi tuyển công khai, bỏ tiền lệ “sống lâu lên lão làng”, qua đời “trưởng” thì hiển nhiên “phó” sẽ lên thay. Cuộc thi tuyển này cũng là để lớp trẻ tài năng, có trình độ và tâm huyết có cơ hội thể hiện ở một trọng trách mới.
Hiển nhiên, không phải là không có dư luận và nghi ngờ rằng tổ chức thi chỉ là để “hợp thức hóa” quá trình “vượt cấp”, thậm chí là nghi ngờ về việc “chạy chọt” ở đây. Song những người trong cuộc đều khẳng định cuộc thi minh bạch.
Câu hỏi nêu ra là: Nếu không có những cuộc thi như vậy, liệu một lãnh đạo cấp phòng bao giờ mới tiếp cận được vị trí lãnh đạo cấp sở?
Ở đây là câu chuyện của bóng đá: nếu như HLV Phan Thanh Hùng không từ chức, nếu các HLV Huỳnh Đức, Hữu Thắng, Hoàng Anh Tuấn không “đầu hàng” bởi “đề thi quá khó của VFF và Tổng cục về chuyện phải chuyên trách thì cái ghế HLV trưởng ĐTQG còn lâu mới đến lượt HLV Hoàng Văn Phúc.
Ông Phúc thì có gì? Chỉ là thành tích “coi được” khi dẫn dắt các đội tuyển trẻ tron khi thành tích ở V.League – giải đấu cao nhất chỉ là con số 0. Bởi vậy cũng chẳng ngạc nhiên khi ông Hoàng Văn Phúc bị nghi ngờ về khả năng, thậm chí đối với cả những HLV lão làng bình luận rằng: “Vị trí HLV trưởng ĐTQG quá tầm đối với HLV Hoàng Văn Phúc”.
Kể ra, nếu VFF tổ chức hẳn một “cuộc thi” làm HLV trưởng ĐTQG thì những nghi ngờ (về năng lực) của người được chọn sẽ ít hơn và chí ít là qua “bài thi” ấy, người ta hình dung ra ông HLV trưởng ĐTQG định thể hiện triết lý bóng đá nào với đội tuyển, lối chơi, cách chọn người, thậm chí là các phương án giải tỏa áp lực ở những giải đấu quan trọng….
Ông Phúc được chọn trong một cuộc thi không chính thức (các thí sinh bỏ cuộc hết) và người ta lại phải hy vọng.
Cũng may là chữ HLV “tạm quyền”. Ông Hoàng Văn Phúc còn hai bài thi nữa trước mắt, đó là hai trận đấu vòng loại Asian Cup. Đó mới là bài thi quan trọng mà “giám khảo” không chỉ là mấy ông lãnh đạo VFF, Tổng cục mà còn là cả triệu người hâm mộ.
Và hy vọng ông Phúc chứng minh được, cái ghế HLV trưởng là xứng đáng với mình chứ không phải là kết quả của quá trình “hợp thức hóa”, hay như người ta nói là “chạy chức, chạy quyền”.
Sự kiện thứ nhất, buổi tối ngày 13/1, lãnh đạo VFF đã thống nhất việc đề nghị với Tổng cục TDTT ra quyết định cử HLV Hoàng Văn Phúc làm quyền HLV trưởng ĐT Việt Nam trong hai trận vòng loại Asian Cup 2015. Coi như VFF đã chọn được ra “thuyền trưởng” cho ĐT Việt Nam.
Sự kiện thứ hai, cũng trong ngày 13/1, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã tổ chức họp báo công khai kết quả cuộc thi tuyển lãnh đạo lần đầu tiên.
Đây là cuộc thi giữa 5 ứng viên thi tuyển chức danh trưởng ban quản lý Vịnh Hạ Long và 6 ứng viên thi tuyển chức danh Phó giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông. Kết quả sau hai ngày thi tuyển, Quảng Ninh đã có hai lãnh đạo mới, đều là nữ.
Ông Phúc được chọn trong một cuộc thi không chính thức |
Câu chuyện ở Quảng Ninh còn được nhắc đến nhiều, được ví như cuộc cách mạng trong việc lựa chọn lãnh đạo: thi tuyển công khai, bỏ tiền lệ “sống lâu lên lão làng”, qua đời “trưởng” thì hiển nhiên “phó” sẽ lên thay. Cuộc thi tuyển này cũng là để lớp trẻ tài năng, có trình độ và tâm huyết có cơ hội thể hiện ở một trọng trách mới.
Hiển nhiên, không phải là không có dư luận và nghi ngờ rằng tổ chức thi chỉ là để “hợp thức hóa” quá trình “vượt cấp”, thậm chí là nghi ngờ về việc “chạy chọt” ở đây. Song những người trong cuộc đều khẳng định cuộc thi minh bạch.
Câu hỏi nêu ra là: Nếu không có những cuộc thi như vậy, liệu một lãnh đạo cấp phòng bao giờ mới tiếp cận được vị trí lãnh đạo cấp sở?
Ở đây là câu chuyện của bóng đá: nếu như HLV Phan Thanh Hùng không từ chức, nếu các HLV Huỳnh Đức, Hữu Thắng, Hoàng Anh Tuấn không “đầu hàng” bởi “đề thi quá khó của VFF và Tổng cục về chuyện phải chuyên trách thì cái ghế HLV trưởng ĐTQG còn lâu mới đến lượt HLV Hoàng Văn Phúc.
Ông Phúc thì có gì? Chỉ là thành tích “coi được” khi dẫn dắt các đội tuyển trẻ tron khi thành tích ở V.League – giải đấu cao nhất chỉ là con số 0. Bởi vậy cũng chẳng ngạc nhiên khi ông Hoàng Văn Phúc bị nghi ngờ về khả năng, thậm chí đối với cả những HLV lão làng bình luận rằng: “Vị trí HLV trưởng ĐTQG quá tầm đối với HLV Hoàng Văn Phúc”.
"Sếp phó" Hoàng Anh Tuấn từ chối lên thay |
Kể ra, nếu VFF tổ chức hẳn một “cuộc thi” làm HLV trưởng ĐTQG thì những nghi ngờ (về năng lực) của người được chọn sẽ ít hơn và chí ít là qua “bài thi” ấy, người ta hình dung ra ông HLV trưởng ĐTQG định thể hiện triết lý bóng đá nào với đội tuyển, lối chơi, cách chọn người, thậm chí là các phương án giải tỏa áp lực ở những giải đấu quan trọng….
Ông Phúc được chọn trong một cuộc thi không chính thức (các thí sinh bỏ cuộc hết) và người ta lại phải hy vọng.
Cũng may là chữ HLV “tạm quyền”. Ông Hoàng Văn Phúc còn hai bài thi nữa trước mắt, đó là hai trận đấu vòng loại Asian Cup. Đó mới là bài thi quan trọng mà “giám khảo” không chỉ là mấy ông lãnh đạo VFF, Tổng cục mà còn là cả triệu người hâm mộ.
Và hy vọng ông Phúc chứng minh được, cái ghế HLV trưởng là xứng đáng với mình chứ không phải là kết quả của quá trình “hợp thức hóa”, hay như người ta nói là “chạy chức, chạy quyền”.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận