(VTC News) - Thời gian gần đây có nhiều trẻ mắc bệnh sớm do các bà mẹ chờ tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm đúng lịch.
Ông Trần Đắc Phu, Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Qua giám sát dịch bệnh cho thấy phần lớn các trường hợp mắc các bệnh sởi, ho gà hay một số các bệnh truyền nhiễm khác do không được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh.
Đặc biệt thời gian gần đây, có nhiều trẻ mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-4 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ trong khoảng thời gian 9 tháng -12 tháng tuổi (trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi –rubella nhưng lại không được tiêm vắc xin sởi khi trẻ đến 9 tháng tuổi).
Nguyên nhân trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch do các bà mẹ không nắm được trẻ em sau khi sinh cần được tiêm chủng những vắc xin phòng bệnh gì và lịch tiêm chủng như thế nào.
Đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi do đó không chủ động cho con em mình đi tiêm chủng.
Tâm lý chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo đầy đủ vắc xin để tiêm cho trẻ đảm bảo đúng lịch cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Ngoài ra, do hiện nay, một số loại vắc xin tiêm theo hình thức dịch vụ như vắc xin vắc xin 6 trong 1- Infanrix Hexa (phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và Haemophilus influenzae type B), vắc xin Pentaxim (phòng bệnh phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và Haemophilus influenzae type B) không được các nhà sản xuất cung cấp một cách ổn định do đó dẫn đến tình trạng khan hiếm vắc xin.
Ông Phu cho rằng, gia đình không đưa con đi tiêm chủng vì nhiều lý do khác như sợ phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ, sợ trẻ ốm mà không đưa đi tiêm. Trẻ bị mắc các bệnh khác như sốt, ho, viêm phổi… do không được phòng bệnh đúng cách trong mùa đông xuân (như giữ ấm cho trẻ khi đi lại, cách ly với trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm…) dẫn đến mất cơ hội tiêm vắc xin phòng bệnh.
Tuy nhiên, sau đó, cha mẹ lại không cho trẻ tiêm bù lại ngay dẫn đến việc trẻ bị trì hoãn tiêm qua nhiều tháng, đây là khoảng trống thời gian trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Để phòng bệnh cho trẻ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các bà mẹ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như tăng cường vệ sinh các nhân cho trẻ, tăng cường dinh dưỡng, gữi ấm cho trẻ đúng cách để trẻ không bị ốm tránh bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng đúng lịch.
Trẻ em cần phải được tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đối với trẻ hoãn tiêm cần liên hệ với cán bộ y tế xã, phường để được tiêm bù ngay trong thời gian sớm nhất có thể.
Để phòng bệnh ho gà trẻ cần được tiêm vắc xin lúc 2 tháng tuổi, phòng bệnh sởi trẻ cần được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 lúc 9 tháng tuổi.
Ông Phu nhấn mạnh, việc tiêm vắc xin phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ là tự nguyện mà còn được quy định bắt buộc (theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm). Nếu trẻ không được tiêm vắc xin phòng bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đồng thời khi trẻ mắc bệnh là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.
» Thời gian tới, vắc xin có thiếu?
» 'Siêu bão' viêm não Nhật Bản có xảy ra?
» Cận cảnh phòng thí nghiệm điều chế vắc xin Ebola
Nam Anh
Ông Trần Đắc Phu, Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Qua giám sát dịch bệnh cho thấy phần lớn các trường hợp mắc các bệnh sởi, ho gà hay một số các bệnh truyền nhiễm khác do không được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh.
Nguyên nhân trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch do các bà mẹ không nắm được trẻ em sau khi sinh cần được tiêm chủng những vắc xin phòng bệnh gì và lịch tiêm chủng như thế nào.
Đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi do đó không chủ động cho con em mình đi tiêm chủng.
Tâm lý chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng trong khi chương trình tiêm chủng mở rộng luôn đảm bảo đầy đủ vắc xin để tiêm cho trẻ đảm bảo đúng lịch cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng.
Ngoài ra, do hiện nay, một số loại vắc xin tiêm theo hình thức dịch vụ như vắc xin vắc xin 6 trong 1- Infanrix Hexa (phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và Haemophilus influenzae type B), vắc xin Pentaxim (phòng bệnh phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và Haemophilus influenzae type B) không được các nhà sản xuất cung cấp một cách ổn định do đó dẫn đến tình trạng khan hiếm vắc xin.
Ông Phu cho rằng, gia đình không đưa con đi tiêm chủng vì nhiều lý do khác như sợ phản ứng sau tiêm chủng cho trẻ, sợ trẻ ốm mà không đưa đi tiêm. Trẻ bị mắc các bệnh khác như sốt, ho, viêm phổi… do không được phòng bệnh đúng cách trong mùa đông xuân (như giữ ấm cho trẻ khi đi lại, cách ly với trẻ bị mắc bệnh truyền nhiễm…) dẫn đến mất cơ hội tiêm vắc xin phòng bệnh.
Tuy nhiên, sau đó, cha mẹ lại không cho trẻ tiêm bù lại ngay dẫn đến việc trẻ bị trì hoãn tiêm qua nhiều tháng, đây là khoảng trống thời gian trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Để phòng bệnh cho trẻ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo các bà mẹ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh cho trẻ như tăng cường vệ sinh các nhân cho trẻ, tăng cường dinh dưỡng, gữi ấm cho trẻ đúng cách để trẻ không bị ốm tránh bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng đúng lịch.
Trẻ em cần phải được tiêm chủng vắc xin đầy đủ và đúng lịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đối với trẻ hoãn tiêm cần liên hệ với cán bộ y tế xã, phường để được tiêm bù ngay trong thời gian sớm nhất có thể.
Để phòng bệnh ho gà trẻ cần được tiêm vắc xin lúc 2 tháng tuổi, phòng bệnh sởi trẻ cần được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 lúc 9 tháng tuổi.
Ông Phu nhấn mạnh, việc tiêm vắc xin phòng bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng không chỉ là tự nguyện mà còn được quy định bắt buộc (theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm). Nếu trẻ không được tiêm vắc xin phòng bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đồng thời khi trẻ mắc bệnh là nguồn lây nhiễm trong cộng đồng.
» Thời gian tới, vắc xin có thiếu?
» 'Siêu bão' viêm não Nhật Bản có xảy ra?
» Cận cảnh phòng thí nghiệm điều chế vắc xin Ebola
Nam Anh
Bình luận