TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) đã chia sẻ về thực trạng lạm dụng công nghệ khiến nhiều đứa trẻ bị cận, béo phì, lười vận động.
Ngày nay, trẻ em được tiếp cận với các thiết bị công nghệ từ rất sớm |
Trẻ bị cận, béo phì vì thiết bị công nghệ
Thời trẻ con của những người thế hệ 6X, 7X cũng ít có những sản phẩm công nghệ. Vì vậy, tuổi thơ ấu chủ yếu là hoạt động chạy nhảy, vui chơi, giúp bố mẹ việc nhà. Ngày đó, thường bố mẹ rất bận rộn và nhà ai cũng rất nghèo.
Đứa trẻ nào cũng đen nhẻm và gày gò nhưng lại rất khỏe. Mặt mũi lúc nào cũng háo hức, mắt đứa nào cũng sáng trưng như đèn pha ô tô.
Hiện nay, khi công nghệ phát triển chóng mặt với nhiều loại thiết bị điện tử, trẻ con cũng được tiếp xúc sớm hơn với những sản phẩm này.
Vì vậy, tỉ lệ trẻ em bị cận thị rất cao, lưng nhiều đứa trẻ gù lại và đặc biệt là tỉ lệ béo phì quá lớn.
Hình ảnh một cô hay cậu nào đó béo ị, chân tay chậm chạp, mắt cận đeo kính rõ dày ục ịch trèo lên xe bố mẹ có lẽ quá quen thuộc thời nay.
Bên cạnh nhiều tác nhân thì công nghệ phát triển là một tác nhân quan trọng gây hình ảnh đáng sợ đó. Tại sao vậy?
Đứa trẻ có thiết bị công nghệ trong tay sẽ dán mắt vào đó. Thời gian tập trung nhìn vào một thiết bị quá nhiều khiến cho mắt mỏi mệt dẫn đến nhiễm các tật khúc xạ như cận thị là lý do rất phổ biến.
Đứa trẻ cầm thiết bị trong tay thì sẽ ngồi yên một chỗ, không hoạt động gì. Vì thế, nó sẽ chậm chạp, lờ đờ hơn. Tình trạng béo phì do ít hoạt động cũng khá phổ biến.
Các thiết bị có khả năng gây nghiện do vậy khi bị ép buộc chia tay với thiết bị, bọn trẻ dễ cáu bắn, bực bội, la hét, đập phá.
Thiết bị trở nên quá quan trọng và cần thiết với đứa trẻ. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm cho bọn trẻ cảm thấy vô cùng cô đơn. Nhiều khi mệt mỏi, đặt máy xuống đi tìm bố mẹ, thì lại không thấy đâu.
Hoặc cũng có khi tìm thấy lại bị bố mẹ gắt lên bắt ngồi ngoan chơi tiếp để bố mẹ còn làm việc. Dần dần, bọn trẻ ngày càng phụ thuộc vào máy.
Các cha mẹ biết rằng bọn trẻ cần được chăm sóc và giáo dục hàng ngày hàng giờ. Việc chúng bị bỏ mặc với thiết bị thực sự có phải chúng đang vô cùng cô đơn không?
Đứa trẻ cần bố mẹ chứ đâu cần máy tính, điện thoại. Khi nó đã phải chia sẻ thời gian của nó với máy móc nghĩa là đứa trẻ cực kì cô đơn và đáng thương.
Làm sao để tránh tác hại của công nghệ
Tuy nhiên, cách nào để bọn trẻ tránh xa thiết bị công nghệ. Phương thức đơn giản là các lưu ý như sau:
1. Không tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiết bị. Kể từ khi con còn nhỏ, cha mẹ tuyệt đối không cho con tiếp xúc với thiết bị. Khi chăm sóc con, cần để thiết bị ở thật xa. Con ít tiếp xúc sẽ ít có những nhu cầu chơi với thiết bị.
2. Khi ở nhà, cha mẹ cũng hạn chế sử dụng các thiết bị. Nếu cần làm việc với máy tính, hãy vào phòng riêng và làm việc khi không có con ở bên cạnh.
3. Cấm con tuyệt đối không được động vào máy tính và điện thoại (tài sản riêng) của bố mẹ. Điều này vừa giúp con biết cần tôn trọng và không động chạm vào đồ vật của người khác, vừa làm con tránh xa thiết bị điện tử.
4. Tập cho con chơi các trò chơi của con như chơi xếp hình, vẽ tranh, sưu tầm các vật phẩm thú vị như sưu tầm tem thư, sưu tầm lá cây…. Con có nhiều mối quan tâm thì thiết bị cũng ít ảnh hưởng đến con.
5. Cho con tham gia thể thao. Chọn lựa môn thể thao mà con yêu thích rồi khuyến khích con đi theo. Đứa trẻ có nhiều mối quan tâm sẽ ít bị các thiết bị gây ảnh hưởng.
6. Cho con chơi với các nhóm bạn, các nhóm hoạt động tập thể.
7. Dạy con các kĩ năng sống và cho con tham gia giúp đỡ việc nhà cùng gia đình.
8. Dành thời gian để chia sẻ và tâm sự nhiều với con. Con càng gần gũi cha mẹ, nghe lời chia sẻ của cha mẹ nhiều thì càng trưởng thành và ngoan hơn. Dĩ nhiên, đừng có chỉ khoe thành tích nhé, nếu cha mẹ có khuyết điểm gì cũng nên nói với con để con hiểu và rút kinh nghiệm. Điều đó sẽ giúp con thấy cha mẹ gần gũi hơn và tình cảm gia đình gắn bó hơn.
9. Lập thời gian biểu hoạt động của con thật kĩ càng. Giám sát con thực hiện theo thời gian biểu đó. Cố gắng tránh mọi khoảng thời gian trống, không có việc gì. Bù đắp những khoảng thời gian đó bằng các hoạt động.
10. Giải thích rõ cho con về tác hại của thiết bị và lý do vì sao trẻ em phải tránh xa nó. Điều này vô cùng quan trọng. Nếu trẻ con hiểu được lý do, chúng sẽ có thái độ tự động tránh xa.
Đặc biệt khi chúng không được tiếp xúc nhiều với thiết bị và có một lịch trình hoạt động dày đặc, chúng sẽ không hề có nhu cầu tiếp xúc với thiết bị.
11. Chỉ cho con thấy những tác động của nghiện thiết bị. Có thể cho con đọc những bài viết của những bạn bị rối loạn tâm thần do nghiên game, những bài viết các bạn bị đột tử khi chơi game quá độ. Những thông tin này sẽ khiến con giật mình và tránh xa thiết bị.
Như vậy, để con tránh xa thiết bị điện tử, cha mẹ sẽ vất vả hơn rất nhiều. Con phải có lịch trình làm việc dày đặc và phải hiểu rõ mọi thứ. Lúc ấy thì dù xung quanh có ảnh hưởng thế nào, bọn trẻ cũng sẽ hiểu và giảm thiểu thời gian ở gần thiết bị.
Con nhà tôi chỉ được có facebook khi tròn 15 tuổi. Điện thoại cũng “không” thông minh trước khi chủ nhân của nó tròn 15 tuổi.
Con vẫn ổn và không thấy có quá nhiều nhu cầu về thiết bị tuy vẫn tò mò. Sau khi con thật sự hiểu về thiết bị thì tôi mới cho con sử dụng.
Điều này dĩ nhiên không đơn giản chút nào. Các bậc phụ huynh cần phải cương quyết và dũng cảm bởi vì điều đó giúp ích cho con rất nhiều.
TS Vũ Thu Hương
Đứa trẻ nào cũng đen nhẻm và gày gò nhưng lại rất khỏe. Mặt mũi lúc nào cũng háo hức, mắt đứa nào cũng sáng trưng như đèn pha ô tô.
Hiện nay, khi công nghệ phát triển chóng mặt với nhiều loại thiết bị điện tử, trẻ con cũng được tiếp xúc sớm hơn với những sản phẩm này.
Vì vậy, tỉ lệ trẻ em bị cận thị rất cao, lưng nhiều đứa trẻ gù lại và đặc biệt là tỉ lệ béo phì quá lớn.
Hình ảnh một cô hay cậu nào đó béo ị, chân tay chậm chạp, mắt cận đeo kính rõ dày ục ịch trèo lên xe bố mẹ có lẽ quá quen thuộc thời nay.
Bên cạnh nhiều tác nhân thì công nghệ phát triển là một tác nhân quan trọng gây hình ảnh đáng sợ đó. Tại sao vậy?
Đứa trẻ có thiết bị công nghệ trong tay sẽ dán mắt vào đó. Thời gian tập trung nhìn vào một thiết bị quá nhiều khiến cho mắt mỏi mệt dẫn đến nhiễm các tật khúc xạ như cận thị là lý do rất phổ biến.
Đứa trẻ cầm thiết bị trong tay thì sẽ ngồi yên một chỗ, không hoạt động gì. Vì thế, nó sẽ chậm chạp, lờ đờ hơn. Tình trạng béo phì do ít hoạt động cũng khá phổ biến.
Các thiết bị có khả năng gây nghiện do vậy khi bị ép buộc chia tay với thiết bị, bọn trẻ dễ cáu bắn, bực bội, la hét, đập phá.
Trẻ ngày càng lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ |
Thiết bị trở nên quá quan trọng và cần thiết với đứa trẻ. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm cho bọn trẻ cảm thấy vô cùng cô đơn. Nhiều khi mệt mỏi, đặt máy xuống đi tìm bố mẹ, thì lại không thấy đâu.
Hoặc cũng có khi tìm thấy lại bị bố mẹ gắt lên bắt ngồi ngoan chơi tiếp để bố mẹ còn làm việc. Dần dần, bọn trẻ ngày càng phụ thuộc vào máy.
Các cha mẹ biết rằng bọn trẻ cần được chăm sóc và giáo dục hàng ngày hàng giờ. Việc chúng bị bỏ mặc với thiết bị thực sự có phải chúng đang vô cùng cô đơn không?
Đứa trẻ cần bố mẹ chứ đâu cần máy tính, điện thoại. Khi nó đã phải chia sẻ thời gian của nó với máy móc nghĩa là đứa trẻ cực kì cô đơn và đáng thương.
Làm sao để tránh tác hại của công nghệ
Tuy nhiên, cách nào để bọn trẻ tránh xa thiết bị công nghệ. Phương thức đơn giản là các lưu ý như sau:
1. Không tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiết bị. Kể từ khi con còn nhỏ, cha mẹ tuyệt đối không cho con tiếp xúc với thiết bị. Khi chăm sóc con, cần để thiết bị ở thật xa. Con ít tiếp xúc sẽ ít có những nhu cầu chơi với thiết bị.
Hiểm họa khôn lường nếu trẻ tiếp xúc quá sớm và quá nhiều với các thiết bị công nghệ |
2. Khi ở nhà, cha mẹ cũng hạn chế sử dụng các thiết bị. Nếu cần làm việc với máy tính, hãy vào phòng riêng và làm việc khi không có con ở bên cạnh.
3. Cấm con tuyệt đối không được động vào máy tính và điện thoại (tài sản riêng) của bố mẹ. Điều này vừa giúp con biết cần tôn trọng và không động chạm vào đồ vật của người khác, vừa làm con tránh xa thiết bị điện tử.
4. Tập cho con chơi các trò chơi của con như chơi xếp hình, vẽ tranh, sưu tầm các vật phẩm thú vị như sưu tầm tem thư, sưu tầm lá cây…. Con có nhiều mối quan tâm thì thiết bị cũng ít ảnh hưởng đến con.
5. Cho con tham gia thể thao. Chọn lựa môn thể thao mà con yêu thích rồi khuyến khích con đi theo. Đứa trẻ có nhiều mối quan tâm sẽ ít bị các thiết bị gây ảnh hưởng.
Những thiết bị công nghệ có thể gây nghiện cho trẻ |
6. Cho con chơi với các nhóm bạn, các nhóm hoạt động tập thể.
7. Dạy con các kĩ năng sống và cho con tham gia giúp đỡ việc nhà cùng gia đình.
8. Dành thời gian để chia sẻ và tâm sự nhiều với con. Con càng gần gũi cha mẹ, nghe lời chia sẻ của cha mẹ nhiều thì càng trưởng thành và ngoan hơn. Dĩ nhiên, đừng có chỉ khoe thành tích nhé, nếu cha mẹ có khuyết điểm gì cũng nên nói với con để con hiểu và rút kinh nghiệm. Điều đó sẽ giúp con thấy cha mẹ gần gũi hơn và tình cảm gia đình gắn bó hơn.
9. Lập thời gian biểu hoạt động của con thật kĩ càng. Giám sát con thực hiện theo thời gian biểu đó. Cố gắng tránh mọi khoảng thời gian trống, không có việc gì. Bù đắp những khoảng thời gian đó bằng các hoạt động.
10. Giải thích rõ cho con về tác hại của thiết bị và lý do vì sao trẻ em phải tránh xa nó. Điều này vô cùng quan trọng. Nếu trẻ con hiểu được lý do, chúng sẽ có thái độ tự động tránh xa.
Đặc biệt khi chúng không được tiếp xúc nhiều với thiết bị và có một lịch trình hoạt động dày đặc, chúng sẽ không hề có nhu cầu tiếp xúc với thiết bị.
11. Chỉ cho con thấy những tác động của nghiện thiết bị. Có thể cho con đọc những bài viết của những bạn bị rối loạn tâm thần do nghiên game, những bài viết các bạn bị đột tử khi chơi game quá độ. Những thông tin này sẽ khiến con giật mình và tránh xa thiết bị.
Như vậy, để con tránh xa thiết bị điện tử, cha mẹ sẽ vất vả hơn rất nhiều. Con phải có lịch trình làm việc dày đặc và phải hiểu rõ mọi thứ. Lúc ấy thì dù xung quanh có ảnh hưởng thế nào, bọn trẻ cũng sẽ hiểu và giảm thiểu thời gian ở gần thiết bị.
Con nhà tôi chỉ được có facebook khi tròn 15 tuổi. Điện thoại cũng “không” thông minh trước khi chủ nhân của nó tròn 15 tuổi.
Con vẫn ổn và không thấy có quá nhiều nhu cầu về thiết bị tuy vẫn tò mò. Sau khi con thật sự hiểu về thiết bị thì tôi mới cho con sử dụng.
Điều này dĩ nhiên không đơn giản chút nào. Các bậc phụ huynh cần phải cương quyết và dũng cảm bởi vì điều đó giúp ích cho con rất nhiều.
TS Vũ Thu Hương
Bình luận