(VTC News) - Họa sĩ Lê Đình Nguyên gọi chú chó lài của mình là A Lừ. A Lừ ngồi ở cửa nhà, họa sĩ Lê Đình Nguyên không còn sợ ma nữa!
Sớm tinh mơ, tôi và họa sĩ Lê Đình Nguyên đã có mặt ở đầu chợ chó cùng với đám buôn chó. Hàng trăm người chầu chực ở ngay đầu chợ, người thì tìm mua chó thịt, người mua chó giống. Người mua chó thịt thì thích những chú chó vàng, ri, nặng độ trên dưới 10kg. Người mua chó về nuôi thì xem đốm trán, đốm sống mũi, đốm đuôi, đốm chân, đốm lưỡi, đặc biệt là móng treo.
Họa sĩ Lê Đình Nguyên thì căng mắt tìm chó lài. Gặp ai bê chó, dắt chó đến chợ, anh cũng đòi xem có phải chó lài không. Ai cũng lắc đầu: “Kiếm đâu ra chó lài”.
Đứng đợi chó lài đến gần trưa thì nản. Một anh chàng người Nùng, giới thiệu tên Quang đi đến bắt tay anh chàng họa sĩ bảo: “Anh kiếm chó lài à?”. Lê Đình Nguyên tưởng gặp được người bán chó liền gật đầu lia lịa. Nào ngờ, anh bạn Nùng bảo: “Hơn năm trời, với 50 phiên chợ, ngày nắng cũng như ngày mưa, em đều chầu trực ở chợ chó này, mà tuyệt nhiên không gặp con lài nào cả. Bác chân ướt chân ráo lên đây không kiếm được chó lài đâu”.
Nghe anh chàng Nùng nói thế, họa sĩ Lê Đình Nguyên chán hẳn. Chẳng chó má gì nữa, ông họa sĩ lôi anh chàng Nùng vào chợ huyện uống rượu ngô, ăn thắng cố để được nghe kể về chó lài.
Ngà say, anh chàng Nùng rơm rớm nước mắt kể về chú chó lài của mình: “Con chó thông minh, hiểu chủ lắm. Chỉ nhìn nó là nó biết ông chủ muốn gì”.
Với đồng bào miền núi, đây là giống chó săn cực quý, khôn ngoan và dữ dằn. Nó là người lính gác vô cùng tin cẩn, sẵn sàng xả thân để bảo vệ chủ và tài sản.
Chó lài có dáng dài, chân to, đuôi dài, màu vàng pha chút đen hoặc đen tuyền từ đầu đến đuôi. Đặc biệt, tai hơi dài và cụp. Mõm dày. Chó lài trưởng thành nặng tới 40kg, thậm chí 50kg.
Anh chàng người Nùng này cũng khẳng định rằng, chó lài chính là loài chó lai giữa chó săn của đồng bào dân tộc và sói trong rừng. Chó nhà thì nhiều, nhưng chó sói thì mỗi ngày thêm hiếm, nên để có được chú chó lài, gần như là chuyện không tưởng.
Theo anh chàng người Nùng nọ, nếu ai sở hữu một chú chó lài, thì coi như quanh năm suốt tháng no đủ, không sợ đói kém, thậm chí còn có thể làm giàu. Xách súng vào rừng, nếu có chó lài dẫn đường, thì kiểu gì cũng thu được chiến lợi phẩm. Nó sẽ tìm dấu vết thú, lùa thú vào trước họng súng cho chủ bắn.
Anh Quang cũng kể tường tận vụ chú chó lài của anh tóm sống con hổ chúa khổng lồ, dài tới 7m, nặng 21kg. Anh Quang đã bán con rắn này cho một đại gia ở TP. Lào Cai ngâm rượu làm kỷ niệm. Anh Quang đã cho tôi địa chỉ đại gia sở hữu con rắn khổng lồ đó. Tôi đã tận mắt con rắn trong bình rượu và công nhận đó là con rắn hổ chúa hoang dã lớn chưa từng có.
Sau vụ tóm được hổ chúa khổng lồ, Quang đưa chú chó lài xuống chợ huyện chơi. Không hiểu lý do gì, chú chó lăn đùng sùi bọt mép chết. Quang nghi nó xơi phải bả chuột, hoặc xơi chuột bị đánh bả.
Chẳng biết làm thế nào, Quang ngồi ôm chó khóc. Đang tính chở chú chó yêu quý về bản chôn, thì có người đi qua hỏi chuyện. Biết chó dính bả, nhưng anh này vẫn hỏi mua xác. Anh ta hỏi Quang đòi bao nhiêu, Quang bảo trả bao nhiêu cũng được. Không ngờ người đàn ông lạ này rút ra 6 triệu đồng trả cho Quang.
Đến bây giờ Quang vẫn không hiểu người đàn ông lạ kia mua chú chó dính bả với giá 6 triệu đồng về làm gì. Không rõ có phải anh ta dùng làm chó nhồi bông không. Giống chó lài quý thế, có được con chó nhồi bông cũng thỏa chí.
Không kiếm được chú chó lài nào, chúng tôi cùng “người rừng” Trần Ngọc Lâm lên Y Tý ngắm mây. Ông Lâm bảo, Y Tý còn nhiều rừng. Rừng Y Tý xưa rất nhiều chó sói và bây giờ vẫn còn sói trong rừng, nên có khả năng xuất hiện giống chó này. Tuy nhiên, kiếm mãi không được con nào. Đồng bào Mông, Hà Nhì đều lắc đầu bảo không có chó lài.
Y Tý nằm ở độ cao 1800m, quanh năm lạnh giá, mây mù. Giống chó ở Y Tý cũng to như con bê, nặng tới 50kg, lông dày và xù như sư tử. Tuy nhiên, nó không thông minh như chó lài.
Chừng một tháng sau, ông Trần Ngọc Lâm gọi điện cho họa sĩ Lê Đình Nguyên bảo: “Tôi đang xem một con chó lài, nhưng đắt lắm. Chó thường cỡ vài kg chỉ hai ba trăm ngàn, nhưng con này những 3 triệu đồng, chú có mua không?”.
Họa sĩ Lê Đình Nguyên nghe điện thoại ông Lâm mà không tin vào tai mình. Anh bảo ông Lâm rằng 3 triệu chứ 300 triệu cũng mua. Ông Lâm đem chó về đến TP. Lào Cai, thì họa sĩ Lê Đình Nguyên cùng mấy ông bạn họa sĩ cũng lên đến nơi.
Chuyện là, một hôm, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Y Tý gọi điện báo ông Lâm rằng, lính cắm bản phát hiện một gia đình có chó lài. Ông Lâm đã lập tức vượt gần 100km lên Y Tý, rồi cuốc bộ thêm 30km vào bản người Mông sống tít hút trong rừng già để xem chó lài.
Ông chủ chú chó bảo, người Trung Quốc sang trả giá 5 triệu đồng mà họ không bán. Tuy nhiên, vì ông Lâm từng bốc thuốc cứu anh trai của ông chủ này, nên chỉ bán cho ông Lâm với giá 3 triệu đồng.
Theo người Mông nơi đây, thì chó lài đúng là giống chó lai sói. Ở những cánh rừng quanh bản này còn rất nhiều chó sói. Dân bản không nuôi được chó đực, vì đều bị sói cắn chết.
Họa sĩ Lê Đình Nguyên nhìn chú chó, xem xét từng dấu hiệu trên cơ thể, với cái lưỡi đốm, 6 huyền đề (móng treo) mà rưng rưng xúc động, chỉ muốn khóc toáng lên.
Tàu hỏa không nhận chở chó, mèo, nên họa sĩ Nguyên vứt hết quần áo, đồ dùng, rồi bê chú chó nhỏ đặt vào ba lô. Trước khi qua cửa soát vé, anh dặn chó: “Nằm im trong này nhé, đừng có kêu, người ta bắt đấy”.
Anh chỉ nói có vậy, rồi vô tư qua cửa soát vé, lên tàu. Anh đặt ba lô xuống dưới gầm giường, hé nhỏ ba lô để chú chó thở. Khi tàu về đến Hà Nội, anh mở ba lô kiểm tra xem chó có bậy ra ba lô không, thì mấy vị khách cùng toa mới biết mình ở cùng phòng với “lái chó”.
Vài hôm sau, họa sĩ Lê Đình Nguyên lại lên Lào Cai, vào tận Y Tý lấy… đất. Nghe mấy chuyên gia nuôi chó bảo rằng, chó ở rừng đưa về xuôi, khác không khí, khác mùi đất dễ ngã nước (chết cảm), nên anh phải lên tận nơi nó sinh ra, lớn lên để vác mấy ba lô đất về. Anh rải đất vào chuồng cho nó nằm, hòa một ít đất Y Tý vào nước cho nó uống. Mấy người có kinh nghiệm nuôi chó mách nước thế.
Họa sĩ Lê Đình Nguyên gọi chú chó lài của mình là A Lừ. A Lừ ngồi ở cửa nhà, họa sĩ Lê Đình Nguyên không còn sợ ma nữa!
Phạm Ngọc Dương
Sau 30 năm trời nung nấu mua chó lài và cả năm lăn lộn miền núi tìm chó lài (loài chó được đồn đại là chó lai giữa sói và chó nhà), không kiếm được chú chó lài nào, họa sĩ Lê Đình Nguyên rủ tôi lên chợ chó Bắc Hà (Lào Cai) để tìm kiếm loài chó này.
Chợ phiên Bắc Hà nổi tiếng với chợ ngựa, chợ trâu, chợ chim và chợ chó. Cứ đến phiên chợ, các gia đình có con thú nào thừa, hoặc cần tiền thì đem xuống bán. Được giá thì bán, không thì mang về, coi như có cớ để đi chợ.
Chợ chó Bắc Hà. |
Sớm tinh mơ, tôi và họa sĩ Lê Đình Nguyên đã có mặt ở đầu chợ chó cùng với đám buôn chó. Hàng trăm người chầu chực ở ngay đầu chợ, người thì tìm mua chó thịt, người mua chó giống. Người mua chó thịt thì thích những chú chó vàng, ri, nặng độ trên dưới 10kg. Người mua chó về nuôi thì xem đốm trán, đốm sống mũi, đốm đuôi, đốm chân, đốm lưỡi, đặc biệt là móng treo.
Họa sĩ Lê Đình Nguyên thì căng mắt tìm chó lài. Gặp ai bê chó, dắt chó đến chợ, anh cũng đòi xem có phải chó lài không. Ai cũng lắc đầu: “Kiếm đâu ra chó lài”.
Đứng đợi chó lài đến gần trưa thì nản. Một anh chàng người Nùng, giới thiệu tên Quang đi đến bắt tay anh chàng họa sĩ bảo: “Anh kiếm chó lài à?”. Lê Đình Nguyên tưởng gặp được người bán chó liền gật đầu lia lịa. Nào ngờ, anh bạn Nùng bảo: “Hơn năm trời, với 50 phiên chợ, ngày nắng cũng như ngày mưa, em đều chầu trực ở chợ chó này, mà tuyệt nhiên không gặp con lài nào cả. Bác chân ướt chân ráo lên đây không kiếm được chó lài đâu”.
Nghe anh chàng Nùng nói thế, họa sĩ Lê Đình Nguyên chán hẳn. Chẳng chó má gì nữa, ông họa sĩ lôi anh chàng Nùng vào chợ huyện uống rượu ngô, ăn thắng cố để được nghe kể về chó lài.
Loài chó xù ở Bắc Hà. Khi trưởng thành nặng tới 50, thậm chí 60kg |
Ngà say, anh chàng Nùng rơm rớm nước mắt kể về chú chó lài của mình: “Con chó thông minh, hiểu chủ lắm. Chỉ nhìn nó là nó biết ông chủ muốn gì”.
Với đồng bào miền núi, đây là giống chó săn cực quý, khôn ngoan và dữ dằn. Nó là người lính gác vô cùng tin cẩn, sẵn sàng xả thân để bảo vệ chủ và tài sản.
Chó lài có dáng dài, chân to, đuôi dài, màu vàng pha chút đen hoặc đen tuyền từ đầu đến đuôi. Đặc biệt, tai hơi dài và cụp. Mõm dày. Chó lài trưởng thành nặng tới 40kg, thậm chí 50kg.
Họa sĩ Lê Đình Nguyên và chú chó lài. |
Anh chàng người Nùng này cũng khẳng định rằng, chó lài chính là loài chó lai giữa chó săn của đồng bào dân tộc và sói trong rừng. Chó nhà thì nhiều, nhưng chó sói thì mỗi ngày thêm hiếm, nên để có được chú chó lài, gần như là chuyện không tưởng.
Theo anh chàng người Nùng nọ, nếu ai sở hữu một chú chó lài, thì coi như quanh năm suốt tháng no đủ, không sợ đói kém, thậm chí còn có thể làm giàu. Xách súng vào rừng, nếu có chó lài dẫn đường, thì kiểu gì cũng thu được chiến lợi phẩm. Nó sẽ tìm dấu vết thú, lùa thú vào trước họng súng cho chủ bắn.
Đôi mắt chó lài mang màu sắc hoang dã của loài sói. |
Anh Quang cũng kể tường tận vụ chú chó lài của anh tóm sống con hổ chúa khổng lồ, dài tới 7m, nặng 21kg. Anh Quang đã bán con rắn này cho một đại gia ở TP. Lào Cai ngâm rượu làm kỷ niệm. Anh Quang đã cho tôi địa chỉ đại gia sở hữu con rắn khổng lồ đó. Tôi đã tận mắt con rắn trong bình rượu và công nhận đó là con rắn hổ chúa hoang dã lớn chưa từng có.
Sau vụ tóm được hổ chúa khổng lồ, Quang đưa chú chó lài xuống chợ huyện chơi. Không hiểu lý do gì, chú chó lăn đùng sùi bọt mép chết. Quang nghi nó xơi phải bả chuột, hoặc xơi chuột bị đánh bả.
Chẳng biết làm thế nào, Quang ngồi ôm chó khóc. Đang tính chở chú chó yêu quý về bản chôn, thì có người đi qua hỏi chuyện. Biết chó dính bả, nhưng anh này vẫn hỏi mua xác. Anh ta hỏi Quang đòi bao nhiêu, Quang bảo trả bao nhiêu cũng được. Không ngờ người đàn ông lạ này rút ra 6 triệu đồng trả cho Quang.
Lưỡi đốm. |
Đến bây giờ Quang vẫn không hiểu người đàn ông lạ kia mua chú chó dính bả với giá 6 triệu đồng về làm gì. Không rõ có phải anh ta dùng làm chó nhồi bông không. Giống chó lài quý thế, có được con chó nhồi bông cũng thỏa chí.
Không kiếm được chú chó lài nào, chúng tôi cùng “người rừng” Trần Ngọc Lâm lên Y Tý ngắm mây. Ông Lâm bảo, Y Tý còn nhiều rừng. Rừng Y Tý xưa rất nhiều chó sói và bây giờ vẫn còn sói trong rừng, nên có khả năng xuất hiện giống chó này. Tuy nhiên, kiếm mãi không được con nào. Đồng bào Mông, Hà Nhì đều lắc đầu bảo không có chó lài.
Y Tý nằm ở độ cao 1800m, quanh năm lạnh giá, mây mù. Giống chó ở Y Tý cũng to như con bê, nặng tới 50kg, lông dày và xù như sư tử. Tuy nhiên, nó không thông minh như chó lài.
Huyền đề kép (móng treo) ở chân sau chú chó lài. |
Chừng một tháng sau, ông Trần Ngọc Lâm gọi điện cho họa sĩ Lê Đình Nguyên bảo: “Tôi đang xem một con chó lài, nhưng đắt lắm. Chó thường cỡ vài kg chỉ hai ba trăm ngàn, nhưng con này những 3 triệu đồng, chú có mua không?”.
Họa sĩ Lê Đình Nguyên nghe điện thoại ông Lâm mà không tin vào tai mình. Anh bảo ông Lâm rằng 3 triệu chứ 300 triệu cũng mua. Ông Lâm đem chó về đến TP. Lào Cai, thì họa sĩ Lê Đình Nguyên cùng mấy ông bạn họa sĩ cũng lên đến nơi.
Chuyện là, một hôm, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Y Tý gọi điện báo ông Lâm rằng, lính cắm bản phát hiện một gia đình có chó lài. Ông Lâm đã lập tức vượt gần 100km lên Y Tý, rồi cuốc bộ thêm 30km vào bản người Mông sống tít hút trong rừng già để xem chó lài.
Có chú chó lài trông nhà, họa sĩ Lê Đình Nguyên không sợ ma nữa! |
Ông chủ chú chó bảo, người Trung Quốc sang trả giá 5 triệu đồng mà họ không bán. Tuy nhiên, vì ông Lâm từng bốc thuốc cứu anh trai của ông chủ này, nên chỉ bán cho ông Lâm với giá 3 triệu đồng.
Theo người Mông nơi đây, thì chó lài đúng là giống chó lai sói. Ở những cánh rừng quanh bản này còn rất nhiều chó sói. Dân bản không nuôi được chó đực, vì đều bị sói cắn chết.
Họa sĩ Lê Đình Nguyên nhìn chú chó, xem xét từng dấu hiệu trên cơ thể, với cái lưỡi đốm, 6 huyền đề (móng treo) mà rưng rưng xúc động, chỉ muốn khóc toáng lên.
Tàu hỏa không nhận chở chó, mèo, nên họa sĩ Nguyên vứt hết quần áo, đồ dùng, rồi bê chú chó nhỏ đặt vào ba lô. Trước khi qua cửa soát vé, anh dặn chó: “Nằm im trong này nhé, đừng có kêu, người ta bắt đấy”.
Đến tuổi trưởng thành, chú chó lài tên A Tề này có thể nặng tới 40kg, thậm chí 50kg. |
Anh chỉ nói có vậy, rồi vô tư qua cửa soát vé, lên tàu. Anh đặt ba lô xuống dưới gầm giường, hé nhỏ ba lô để chú chó thở. Khi tàu về đến Hà Nội, anh mở ba lô kiểm tra xem chó có bậy ra ba lô không, thì mấy vị khách cùng toa mới biết mình ở cùng phòng với “lái chó”.
Vài hôm sau, họa sĩ Lê Đình Nguyên lại lên Lào Cai, vào tận Y Tý lấy… đất. Nghe mấy chuyên gia nuôi chó bảo rằng, chó ở rừng đưa về xuôi, khác không khí, khác mùi đất dễ ngã nước (chết cảm), nên anh phải lên tận nơi nó sinh ra, lớn lên để vác mấy ba lô đất về. Anh rải đất vào chuồng cho nó nằm, hòa một ít đất Y Tý vào nước cho nó uống. Mấy người có kinh nghiệm nuôi chó mách nước thế.
Họa sĩ Lê Đình Nguyên gọi chú chó lài của mình là A Lừ. A Lừ ngồi ở cửa nhà, họa sĩ Lê Đình Nguyên không còn sợ ma nữa!
Phạm Ngọc Dương
Bình luận