Phát hiện đất của gia đình bị lấn chiếm khỏi vị trí đã được địa chính cắm, ông Trung yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, mời cơ quan chức năng đến giải quyết.
Căn cứ quyết định (QĐ) phê duyệt kinh phí đền bù của dự án xây dựng Trung tâm dạy nghề thị trấn (TT) Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, ngày 23/5/2001 UBND huyện Chợ Mới ra QĐ bồi hoàn hơn 6 triệu đồng cho gần 386m2 đất (16.000đ/m2) tại ấp Thị, TT Chợ Mới, huyện Chợ Mới, của vợ chồng ông Nguyễn Hiền Trung.
Nhưng đến khi khởi công xây dựng (năm 2007) thì diện tích thu hồi bị lấn thêm hơn 277m2 . Gần bảy năm gia đình ông Trung kêu cứu nhưng đến nay cơ quan hữu trách huyện Chợ Mới vẫn “đang thẩm tra”.
Biến 277m2 thành 52m2
Bà Võ Thị Mỹ Dung (SN 1957, ngụ ấp Thị 1, TT Chợ Mới) gửi đơn kêu cứu. Năm 1991, vợ chồng bà mua của ông Bùi Văn Sáu (ở TT Chợ Mới) thửa đất 1.200m2 bằng giấy tay, giá 4,8 chỉ vàng 24K. Ngày 5/7/1993, Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới cấp quyền sử dụng đất số 00118 QSDĐ/DB cho ông Nguyễn Hiền Trung (chồng bà Dung), diện tích đo đạc thực tế là 1.170m2 .
Đến năm 2001, UBND tỉnh An Giang quy hoạch, xây dựng Trung tâm dạy nghề TT Chợ Mới liền kề với mảnh đất của gia đình bà. Sau khi nhận bồi hoàn hơn 6 triệu đồng cho 385,99m2, bà Dung cũng mừng vì tin rằng nhờ thế mảnh đất giá trị hơn, có thể kinh doanh buôn bán để lo cho các con ăn học.
Tháng 11/2007, công trình được khởi công, phát hiện đất của gia đình bị lấn chiếm khỏi vị trí đã được địa chính cắm trước đây, ông Trung yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, mời cơ quan chức năng đến giải quyết. Lãnh đạo UBND TT Chợ Mới đến động viên gia đình không nên ngăn cản việc thi công và hướng dẫn gửi đơn lên UBND huyện Chợ Mới. Vì tin tưởng vào chính quyền nên hai vợ chồng tuân theo.
Thế nhưng khoảng đầu tháng 10/2008, ông Trung nhận được thông báo số 82/TB-UBND do ông Nguyễn Hùng Chiến - Chánh văn phòng - gửi, nội dung đất gia đình bị chiếm chỉ có 52,5 m2 và yêu cầu không được ngăn cản việc thi công. Thông báo này còn cho rằng việc cấp quyền sử dụng đất là do cá nhân tự kê khai, giấy chứng nhận dựa trên bản đồ không ảnh nên có thể sai lệch (!).
“Việc đền bù 386m2 với giá như trên đã gây thiệt thòi cho gia đình tôi rất nhiều, giờ họ lại tự ý lấn chiếm thêm 277m2 đất rồi bảo rằng chỉ có 52m2! Gần bảy năm nay vợ chồng tôi đã gửi đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu xử lý nhưng mọi việc vẫn chưa được giải quyết. Vụ việc đang được TAND huyện Chợ Mới thụ lý nhưng cũng liên tục hoãn, đình chỉ... một cách khó hiểu!” - bà Dung kể.
Hành dân đến bao giờ?
Làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Trường Sơn - Chánh án TAND huyện Chợ Mới - cho biết, TAND huyện đã thụ lý hồ sơ vụ kiện trên từ cuối năm 2012, nhưng do nhiều lý do khách quan nên vẫn chưa đưa ra xét xử. Chúng tôi đã gửi văn bản yêu cầu Phòng Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) huyện cung cấp chứng từ liên quan đến vụ việc, đề nghị đo đạc lại thửa đất trên nhưng đến nay chưa nhận được...”.
Liên quan đến vụ việc, bà Lê Thị Thùy Dương - Phó chánh văn phòng UBND huyện Chợ Mới - lại khẳng định việc xây dựng Trung tâm dạy nghề TT Chợ Mới có lấn chiếm đất của gia đình ông Trung nhưng chỉ 52m2 chứ không phải 277m2 và cho rằng việc đo đạc cấp quyền sử dụng đất trước đây không đúng (!).
Cùng sự việc trên, ông Nguyễn Thanh Sơn - cán bộ Phòng TN-MT huyện Chợ Mới - tỏ ra e dè và luôn từ chối những câu hỏi của PV khi liên quan đến quyết định thu hồi đất, quyền sử dụng đất của trung tâm dạy nghề, giấy phép xây dựng..., hẹn sẽ trả lời sau khi xác minh, xin ý kiến lãnh đạo huyện.
Đến Trung tâm dạy nghề TT Chợ Mới vào trung tuần tháng 4/2014, chúng tôi ghi nhận những hình ảnh hết sức “bất thường”: việc quy hoạch xây dựng đang vuông vức lại bị lồi ra một cách khác lạ, bề ngang khoảng hơn 5m, dài hơn 50m tính từ mép cổng (hướng ra ruộng) thì đúng là khó hiểu!
Xây dựng Trung tâm dạy nghề TT Chợ Mới là chủ trương đúng đắn, nhưng chiếm đất của dân rồi xử lý mọi việc như là “gạo đã nấu thành cơm” như thế là không thể chấp nhận được.
Nhằm tránh khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo các cấp huyện Chợ Mới, rất mong UBND tỉnh An Giang chỉ đạo làm sáng tỏ vụ việc nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho vợ chồng ông Trung - bà Dung.
Theo CA TPHCM
Nhưng đến khi khởi công xây dựng (năm 2007) thì diện tích thu hồi bị lấn thêm hơn 277m2 . Gần bảy năm gia đình ông Trung kêu cứu nhưng đến nay cơ quan hữu trách huyện Chợ Mới vẫn “đang thẩm tra”.
Trung tâm dạy nghề thị trấn Chợ Mới nơi phát sinh vụ tranh chấp |
Biến 277m2 thành 52m2
Bà Võ Thị Mỹ Dung (SN 1957, ngụ ấp Thị 1, TT Chợ Mới) gửi đơn kêu cứu. Năm 1991, vợ chồng bà mua của ông Bùi Văn Sáu (ở TT Chợ Mới) thửa đất 1.200m2 bằng giấy tay, giá 4,8 chỉ vàng 24K. Ngày 5/7/1993, Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới cấp quyền sử dụng đất số 00118 QSDĐ/DB cho ông Nguyễn Hiền Trung (chồng bà Dung), diện tích đo đạc thực tế là 1.170m2 .
Đến năm 2001, UBND tỉnh An Giang quy hoạch, xây dựng Trung tâm dạy nghề TT Chợ Mới liền kề với mảnh đất của gia đình bà. Sau khi nhận bồi hoàn hơn 6 triệu đồng cho 385,99m2, bà Dung cũng mừng vì tin rằng nhờ thế mảnh đất giá trị hơn, có thể kinh doanh buôn bán để lo cho các con ăn học.
Tháng 11/2007, công trình được khởi công, phát hiện đất của gia đình bị lấn chiếm khỏi vị trí đã được địa chính cắm trước đây, ông Trung yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, mời cơ quan chức năng đến giải quyết. Lãnh đạo UBND TT Chợ Mới đến động viên gia đình không nên ngăn cản việc thi công và hướng dẫn gửi đơn lên UBND huyện Chợ Mới. Vì tin tưởng vào chính quyền nên hai vợ chồng tuân theo.
Thế nhưng khoảng đầu tháng 10/2008, ông Trung nhận được thông báo số 82/TB-UBND do ông Nguyễn Hùng Chiến - Chánh văn phòng - gửi, nội dung đất gia đình bị chiếm chỉ có 52,5 m2 và yêu cầu không được ngăn cản việc thi công. Thông báo này còn cho rằng việc cấp quyền sử dụng đất là do cá nhân tự kê khai, giấy chứng nhận dựa trên bản đồ không ảnh nên có thể sai lệch (!).
“Việc đền bù 386m2 với giá như trên đã gây thiệt thòi cho gia đình tôi rất nhiều, giờ họ lại tự ý lấn chiếm thêm 277m2 đất rồi bảo rằng chỉ có 52m2! Gần bảy năm nay vợ chồng tôi đã gửi đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu xử lý nhưng mọi việc vẫn chưa được giải quyết. Vụ việc đang được TAND huyện Chợ Mới thụ lý nhưng cũng liên tục hoãn, đình chỉ... một cách khó hiểu!” - bà Dung kể.
Hành dân đến bao giờ?
Làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Trường Sơn - Chánh án TAND huyện Chợ Mới - cho biết, TAND huyện đã thụ lý hồ sơ vụ kiện trên từ cuối năm 2012, nhưng do nhiều lý do khách quan nên vẫn chưa đưa ra xét xử. Chúng tôi đã gửi văn bản yêu cầu Phòng Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) huyện cung cấp chứng từ liên quan đến vụ việc, đề nghị đo đạc lại thửa đất trên nhưng đến nay chưa nhận được...”.
Liên quan đến vụ việc, bà Lê Thị Thùy Dương - Phó chánh văn phòng UBND huyện Chợ Mới - lại khẳng định việc xây dựng Trung tâm dạy nghề TT Chợ Mới có lấn chiếm đất của gia đình ông Trung nhưng chỉ 52m2 chứ không phải 277m2 và cho rằng việc đo đạc cấp quyền sử dụng đất trước đây không đúng (!).
Cùng sự việc trên, ông Nguyễn Thanh Sơn - cán bộ Phòng TN-MT huyện Chợ Mới - tỏ ra e dè và luôn từ chối những câu hỏi của PV khi liên quan đến quyết định thu hồi đất, quyền sử dụng đất của trung tâm dạy nghề, giấy phép xây dựng..., hẹn sẽ trả lời sau khi xác minh, xin ý kiến lãnh đạo huyện.
Đến Trung tâm dạy nghề TT Chợ Mới vào trung tuần tháng 4/2014, chúng tôi ghi nhận những hình ảnh hết sức “bất thường”: việc quy hoạch xây dựng đang vuông vức lại bị lồi ra một cách khác lạ, bề ngang khoảng hơn 5m, dài hơn 50m tính từ mép cổng (hướng ra ruộng) thì đúng là khó hiểu!
Xây dựng Trung tâm dạy nghề TT Chợ Mới là chủ trương đúng đắn, nhưng chiếm đất của dân rồi xử lý mọi việc như là “gạo đã nấu thành cơm” như thế là không thể chấp nhận được.
Nhằm tránh khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo các cấp huyện Chợ Mới, rất mong UBND tỉnh An Giang chỉ đạo làm sáng tỏ vụ việc nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho vợ chồng ông Trung - bà Dung.
Theo CA TPHCM
Bình luận