(VTC News) – Hôm qua (8/3), tờ Rodong Sinmun (Triều Tiên) đã lên án gay gắt phát ngôn của Hàn Quốc, tuyên bố "cái gọi là đối thoại chẳng qua là trò bịp bợm".
Rodong Sinmun khẳng định, việc Hàn Quốc tổ chức tập trận xâm lược Triều Tiên đã tạo nên không khí hết sức căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Cuối năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak lại phạm phải tội ác phản nhân đạo. Do đó, Hàn Quốc đã mất tư cách đối thoại với Triều Tiên.
Tờ báo cũng chỉ ra, chính phủ Lee Myung-bak đã tổ chức tập trận chiến tranh quy mô lớn nhằm mưu hại Triều Tiên trong thời gian quốc tang, thậm chí còn khiêu khích, xúc phạm đến tôn nghiêm tối cao của dân tộc Triều Tiên.
Tờ báo tuyên bố, trong tình hình Hàn Quốc nhiều lần khiêu khích quân sự, chính trị chống lại Triều Tiên, đối thoại giữa hai miền nam bắc về cơ bản không thể thực hiện. Nhà chức trách Hàn Quốc đề xuất ý kiến đối thoại nhằm trốn tránh trách nhiệm đã gây nên cục diện căng thẳng và trốn tránh chỉ trích của dư luận.
"Cho dù nhà chức trách Hàn Quốc có tô vẽ về đối thoại như thế nào đi chăng nữa cũng không thể che đậy cảm giác thù địch, đối kháng và tội ác chống lại dân tộc" - Rodong Sinmun kết luận.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Yu Woo-ik tuyên bố, sau khi đối thoại với Mỹ, Triều Tiên nên đối thoại với Hàn Quốc, nhấn mạnh "phải bắt đầu đối thoại chân thành và trực tiếp", "chỉ có giải quyết một cách thông minh các vấn đề còn tồn tại mới có thể mở toang cánh cửa cùng tồn tại, cùng phát triển và con đường thống nhất".
Rodong Sinmun khẳng định, việc Hàn Quốc tổ chức tập trận xâm lược Triều Tiên đã tạo nên không khí hết sức căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Cuối năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak lại phạm phải tội ác phản nhân đạo. Do đó, Hàn Quốc đã mất tư cách đối thoại với Triều Tiên.
Tờ báo cũng chỉ ra, chính phủ Lee Myung-bak đã tổ chức tập trận chiến tranh quy mô lớn nhằm mưu hại Triều Tiên trong thời gian quốc tang, thậm chí còn khiêu khích, xúc phạm đến tôn nghiêm tối cao của dân tộc Triều Tiên.
Tờ báo tuyên bố, trong tình hình Hàn Quốc nhiều lần khiêu khích quân sự, chính trị chống lại Triều Tiên, đối thoại giữa hai miền nam bắc về cơ bản không thể thực hiện. Nhà chức trách Hàn Quốc đề xuất ý kiến đối thoại nhằm trốn tránh trách nhiệm đã gây nên cục diện căng thẳng và trốn tránh chỉ trích của dư luận.
"Cho dù nhà chức trách Hàn Quốc có tô vẽ về đối thoại như thế nào đi chăng nữa cũng không thể che đậy cảm giác thù địch, đối kháng và tội ác chống lại dân tộc" - Rodong Sinmun kết luận.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Yu Woo-ik tuyên bố, sau khi đối thoại với Mỹ, Triều Tiên nên đối thoại với Hàn Quốc, nhấn mạnh "phải bắt đầu đối thoại chân thành và trực tiếp", "chỉ có giải quyết một cách thông minh các vấn đề còn tồn tại mới có thể mở toang cánh cửa cùng tồn tại, cùng phát triển và con đường thống nhất".
Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề nhân quyền Triều Tiên Robert King |
Trong khi đó, theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), sau khi hội đàm viện trợ lương thực Mỹ - Triều kết thúc, Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề nhân quyền Triều Tiên Robert King đã bày tỏ “hài lòng về hội đàm viện trợ lương thực”, “có buổi đối thoại tích cực và hiệu quả với Triều Tiên”.
Ông còn tuyên bố, sau khi trở về Mỹ sẽ bàn bạc với động nghiệp về hình thức cung cấp viện trợ lương thực.
Ngoài ra, đề cập đến việc giải quyết vấn đề bố trí giám sát và quản lý, ông Robert King chia sẻ, hội đàm đã giải quyết một số vấn đề về quản lý.
Tuy nhiên, ông không nói rõ thời gian cung cấp viện trợ lương thực, chỉ cho biết "vẫn đang bàn bạc phương án cụ thể".
Được biết, chiều hôm qua, ông Robert King đã có buổi gặp gỡ với quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thông báo kết quả hội đàm viện trợ lượng thực Mỹ - Triều lần này.
Sáng Nguyễn
Tuy nhiên, ông không nói rõ thời gian cung cấp viện trợ lương thực, chỉ cho biết "vẫn đang bàn bạc phương án cụ thể".
Được biết, chiều hôm qua, ông Robert King đã có buổi gặp gỡ với quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thông báo kết quả hội đàm viện trợ lượng thực Mỹ - Triều lần này.
Sáng Nguyễn
Bình luận