(VTC News)- Đúng như dự đoán, bầu Kiên đã tung ra các bằng chứng tiếp theo để chứng minh sự bất hợp pháp của bản hợp đồng truyền hình 20 năm mà VFF đã ký với AVG.
Chiều nay, VPF đã gửi công văn tới Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xem xét lại tính hợp pháp của bản hợp đồng bản quyền truyền hình mà VFF đã ký với AVG vào tháng 8 năm 2010.
Những luận điểm mà VPF nêu ra là:
1. Căn cứ Khoản 2 Điều 53 Luật Thể dục, Thể thao năm 2006 và Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định quyền sở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp thuộc về VFF và các CLB bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng thực tế khi ký Hợp đồng nói trên VFF chưa có được sự đồng ý của người có thẩm quyền của các CLB bóng đá chuyên nghiệp về việc ủy quyền cho VFF đại diện các CLB đàm phán, ký kết Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp
2. Căn cứ điều 6 Luật Báo chí năm 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí năm 1999, Nghị định 51/NĐ-CP của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí và Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 07/2011/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 01/3/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình quy định: "Giấy phép hoạt động truyền hình là giấy phép hoạt động báo hình gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, quy định tôn chỉ, mục đích hoạt động của kênh chương trình truyền hình quảng bá...", thì vào thời điểm ký Hợp đồng ngày 08/12/2010, AVG không có giấy phép hoạt động truyền hình theo các quy định của pháp luật được nêu trên.
Chính vì thế, VPF khẳng định : "Mặc dù công ty VPF luôn mong muốn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của VFF, nhưng công ty VPF nhận thấy nếu thực hiện Hợp đồng nói trên sẽ không phù hợp với các quy định của pháp luật".
Như vậy, nói một cách nôm na, nếu những bằng chứng mà VPF đưa ra là sự thật thì rõ ràng cả VFF lẫn AVG đều đã sai hoàn toàn khi rủ nhau kí vào bản giao kèo lịch sử ấy. Luận điệu yêu cầu VTC, VTV cùng các đài truyền hình địa phương tôn trọng bản quyền truyền hình mà AVG tuyên bố thời gian qua cũng vì thế khó mà chấp nhận được.
Theo thông tin bên lề thì Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch sẽ cho VFF 10 ngày để làm báo cáo giải trình để làm rõ động cơ nào phía sau bản hợp đồng mà VFF kí kết với AVG. Khi xin ý kiến Bộ, VFF chỉ nhắc đến chủ trương chứ không hề đả động gì tới cái thời hạn 20 năm gây nhiều tranh cãi hiện tại.
Nhạc Dương (tổng hợp)
Sự tự tin của bầu Kiên là hoàn toàn có cơ sở |
Những luận điểm mà VPF nêu ra là:
1. Căn cứ Khoản 2 Điều 53 Luật Thể dục, Thể thao năm 2006 và Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ quy định quyền sở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp thuộc về VFF và các CLB bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng thực tế khi ký Hợp đồng nói trên VFF chưa có được sự đồng ý của người có thẩm quyền của các CLB bóng đá chuyên nghiệp về việc ủy quyền cho VFF đại diện các CLB đàm phán, ký kết Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp
2. Căn cứ điều 6 Luật Báo chí năm 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí năm 1999, Nghị định 51/NĐ-CP của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí và Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 07/2011/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 01/3/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình quy định: "Giấy phép hoạt động truyền hình là giấy phép hoạt động báo hình gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, quy định tôn chỉ, mục đích hoạt động của kênh chương trình truyền hình quảng bá...", thì vào thời điểm ký Hợp đồng ngày 08/12/2010, AVG không có giấy phép hoạt động truyền hình theo các quy định của pháp luật được nêu trên.
Chính vì thế, VPF khẳng định : "Mặc dù công ty VPF luôn mong muốn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của VFF, nhưng công ty VPF nhận thấy nếu thực hiện Hợp đồng nói trên sẽ không phù hợp với các quy định của pháp luật".
Như vậy, nói một cách nôm na, nếu những bằng chứng mà VPF đưa ra là sự thật thì rõ ràng cả VFF lẫn AVG đều đã sai hoàn toàn khi rủ nhau kí vào bản giao kèo lịch sử ấy. Luận điệu yêu cầu VTC, VTV cùng các đài truyền hình địa phương tôn trọng bản quyền truyền hình mà AVG tuyên bố thời gian qua cũng vì thế khó mà chấp nhận được.
Theo thông tin bên lề thì Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch sẽ cho VFF 10 ngày để làm báo cáo giải trình để làm rõ động cơ nào phía sau bản hợp đồng mà VFF kí kết với AVG. Khi xin ý kiến Bộ, VFF chỉ nhắc đến chủ trương chứ không hề đả động gì tới cái thời hạn 20 năm gây nhiều tranh cãi hiện tại.
Nhạc Dương (tổng hợp)
Bình luận