(VTC News) - Tờ báo Đài Loan Want Daily nói Trung Quốc đang mở rộng 'chiến tranh 3 mặt' để đạt được tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Khái niệm về 'chiến tranh 3 mặt' lần đầu được nhắc đến vào năm 2003, trong phát biểu của Richard Hu, phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu an ninh, Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Bắc, Đài Loan.
Theo Richard Hu, 'chiến tranh 3 mặt' của Trung Quốc bao gồm chiến tranh dư luận, chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý.
Giờ đây, Hu cho rằng chiến thuật '3 mặt' này đã được Trung Quốc xoay chuyển từ eo biển Đài Loan sang Biển Đông, rộng lớn hơn.
Hu cho rằng, đối tượng đầu tiên Trung Quốc áp dụng chiến thuật này ở Biển Đông là Philippines, quốc gia đã nộp bộ hồ sơ lên đến 4.000 trang đến tòa án The Hague với các luật quốc tế về biển. Bộ hồ sơ nhằm vạch trần âm mưu yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh với bãi cạn Scarborough.
Ngày 3/6 vừa qua, Philippines đã yêu cầu Bắc Kinh trả lời khiếu nại của Manila nhưng Trung Quốc tuyên bố không tham gia vào vụ kiện, theo ông Hu đây là dấu hiệu cho thấy 'chiến tranh 3 mặt' đang được áp dụng ở Biển Đông.
Theo Hu, dù Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện nhưng Bắc Kinh sẽ tìm cách thâu tóm dư luận bằng những bằng chứng đã chuẩn bị từ trước thông qua các kênh không chính thức. Bên cạnh đó là những báo cáo mạnh mẽ trên trường quốc tế, gây ảnh hưởng đến dư luận.
Tuy nhiên, Hu cho rằng hiện nay Trung Quốc không có nhiều bằng chứng để có thể lập luận về chủ quyền của mình ở Biển Đông. Do đó, Bắc Kinh vẫn còn nhiều điều phải làm nếu muốn vận dụng triệt để 'chiến tranh 3 mặt' ở Biển Đông.
Tùng Đinh
Khái niệm về 'chiến tranh 3 mặt' lần đầu được nhắc đến vào năm 2003, trong phát biểu của Richard Hu, phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu an ninh, Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Bắc, Đài Loan.
Theo Richard Hu, 'chiến tranh 3 mặt' của Trung Quốc bao gồm chiến tranh dư luận, chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý.
Tàu chiến Hải quân Trung Quốc tập trận |
Giờ đây, Hu cho rằng chiến thuật '3 mặt' này đã được Trung Quốc xoay chuyển từ eo biển Đài Loan sang Biển Đông, rộng lớn hơn.
Hu cho rằng, đối tượng đầu tiên Trung Quốc áp dụng chiến thuật này ở Biển Đông là Philippines, quốc gia đã nộp bộ hồ sơ lên đến 4.000 trang đến tòa án The Hague với các luật quốc tế về biển. Bộ hồ sơ nhằm vạch trần âm mưu yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh với bãi cạn Scarborough.
Video tướng Trung Quốc trả lời loanh quanh khi được hỏi về 'đường lưỡi bò'
Ngày 3/6 vừa qua, Philippines đã yêu cầu Bắc Kinh trả lời khiếu nại của Manila nhưng Trung Quốc tuyên bố không tham gia vào vụ kiện, theo ông Hu đây là dấu hiệu cho thấy 'chiến tranh 3 mặt' đang được áp dụng ở Biển Đông.
Theo Hu, dù Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện nhưng Bắc Kinh sẽ tìm cách thâu tóm dư luận bằng những bằng chứng đã chuẩn bị từ trước thông qua các kênh không chính thức. Bên cạnh đó là những báo cáo mạnh mẽ trên trường quốc tế, gây ảnh hưởng đến dư luận.
Tuy nhiên, Hu cho rằng hiện nay Trung Quốc không có nhiều bằng chứng để có thể lập luận về chủ quyền của mình ở Biển Đông. Do đó, Bắc Kinh vẫn còn nhiều điều phải làm nếu muốn vận dụng triệt để 'chiến tranh 3 mặt' ở Biển Đông.
Tùng Đinh
Bình luận